Tình Trạng Sinh Viên - Học Sinh Việt Nam Du Học Tại Hoa Kỳ

Thứ Hai, 26 Tháng Mười Một 200700:00(Xem: 114973)
Tình Trạng Sinh Viên - Học Sinh Việt Nam Du Học Tại Hoa Kỳ

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495


Phúc trình 2007 từ Viện Giáo Dục Quốc Tế Hoa Kỳ, công bố ngày 13/11/2007, cho thấy số lượng sinh viên học sinh Việt Nam sang Mỹ du học tăng nhanh trong những năm gần đây. Đây là thông tin mới nhất do phóng viên Thanh Trúc của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết trong một bản tin mới đây.
 
Đài Á Châu Tự Do còn cho biết: Theo phúc trình thường niên có tên là Mở Cửa Và Trao Đổi Học Vấn, năm 2007 Việt Nam trở thành quốc gia thứ 20 trong danh sách các nước dẫn đầu thế giới về số lượng du sinh sang học tại Hoa Kỳ.

Đây là phúc trình do Viện Giáo Dục Quốc Tế Hoa Kỳ công bố, với sự yểm trợ của Phòng Giáo Dục Và Văn Hoá Sự Vụ trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Đây cũng là năm đầu tiên mà Việt Nam được xếp vào nhóm 20 nước dẫn đầu thế giới về số học sinh-sinh viên qua Mỹ du học.

Trong niên khoá 2006/2007, 6.036 học sinh sinh viên từ Việt Nam qua học tại các trường trung học và đại học Mỹ, tăng 31% so với niên khoá 2005/2006.

Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Viện Giáo Dục Quốc Tế Mỹ, ông Allan Goodman, trình bày quan điểm của ông trước tin Việt Nam vào chung nhóm 20 quốc gia hàng đầu về số lượng du học sinh sang Mỹ:

"Điều này phản ảnh kết quả hợp tác giữa hai thể chế giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ, cùng trách nhiệm của toà đại sứ Mỹ ở Việt Nam, để nhắm tới công việc chung là bảo đảm để du học sinh Việt Nam được qua Hoa Kỳ du học, được an toàn học hành ở Mỹ và được đối xử thân thiện ở đây".

Báo cáo 2007 của chương trình Mở Cửa Và Trao Đổi Học Vấn cho thấy trong năm 2006, để quảng bá giáo dục và giá trị nền học vấn thu thập từ nước Mỹ, Bộ Ngoại Giao đã phối hợp cùng Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ để bảo trợ đồng thời cử nhiều phái đoàn cao cấp trong ngành giáo dục từ trung học đến đại học sang các nước trong vùng Đông Á, Nam Á và Nam Mỹ.

Điều này phản ảnh thông điệp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đặc biệt quan điểm mà bộ trưởng ngoại giao Condoleeza Rice từng khẳng định, rằng sứ mạng của nước Mỹ trong thiên niên kỷ mới là phải chào đón càng nhiều càng tốt mọi sinh viên học sinh trên thế giới muốn vào Mỹ để học tập. Số liệu trên bản báo cáo 2007 của Viện Trao Đổi Giáo Dục Quốc Tế cho thấy đa số con em Việt Nam đến Mỹ học đều nằm trong dạng sinh viên chưa tốt nghiệp.

Tính đến niên học 2006/ 2007, phúc trình phân loại du sinh Việt Nam ra bốn nhóm trình độ như sau: nhóm thứ nhất hơn 68% là học sinh sinh viên theo học các trường trên toàn quốc Hoa Kỳ, nhóm thứ hai hơn 22% đã tốt nghiệp đại học đang theo đuổi cao học Mỹ, nhóm thứ ba hơn 3% là theo học các ngành nghề khác, nhóm thứ tư trên 6% là thực tập hay nghiên cứu sinh.

Số liệu còn cho thấy tỷ lệ du sinh Việt Nam sang Mỹ học mỗi năm mỗi tăng. Năm 1998/1999, 1.587 học sinh sinh viên Việt Nam có mặt tại Mỹ, 2001 /2002 là 2.531 người, 2005/2006 là 4.597 người và đến 2006/2007 là 6.036 người.

Dưới mắt viện trưởng kiêm giám đốc điều hành Viện Giáo Dục Quốc Tế Mỹ, ông Allan Goodman, sự hiện diện của đông đảo tầng lớp sinh viên ngoại quốc giúp sinh viên Hoa Kỳ mở rộng tầm mắt và thay đổi tư duy.

Từ lâu, nền giáo dục của nước Mỹ thường là môi trường lý tưởng được đánh giá cao bởi giới học giả cũng như người trẻ trên thế giới, trong đó có người Việt Nam. Phần lớn cha mẹ trong nước mà có điều kiện cho con xuất ngoại thường nhắm tới những chương trình trao đổi giáo dục cấp trung học hay đại học ở Hoa Kỳ, bất kể ngắn hạn hay dài hạn.
 
Củng theo Đài Á Châu Tự Do: Hợp tác giáo dục với cũng nằm trong chính sách mở rộng các quan hệ song phương của Hoa Kỳ với Việt Nam mấy năm qua. Lên tiếng trước báo chí và cộng đồng Mỹ gốc Việt trước khi sang Hà Nội nhậm chức, tân đại sứ Michael Michalak cam kết sẽ mang lại cơ hội đồng đều cho mọi người dân Việt Nam, nhất là trong lãnh vực giáo dục, và ông sẽ cố gắng nâng gấp đôi số du sinh Việt Nam được cấp học bổng sang Mỹ .

Vẫn theo lời đại sứ Michael Michalak, niềm hy vọng của ông là: "Hai mươi năm sau chúng ta sẽ không nói Mỹ đã vào Việt Nam để kiếm tiền, mà chúng ta sẽ nói rằng hơn 75% của nội các Việt là những người đã đi sang Mỹ du học".

Trở lại với bản phúc trình Mở Cửa Và Trao Đổi Học Vấn 2007 của Viện Giáo Dục Quốc Tế Mỹ, Châu Á là nơi có số sinh viên đi du học Hoa Kỳ cao nhất, chiếm 59% toàn bộ sinh viên thế giới đến Mỹ.

Trong sáu nước dẫn đầu danh sách 20 nước có nhiều du sinh qua Hoa Kỳ, Ấn Độ đứng hạng nhất sáu năm liên tục tính đến 2007 này.

Bản tin Đài Á Châu Tự Do còn cho biết: Riêng khu vực Đông Nam Á, trong niên khoá 2006/2007, du sinh Việt Nam và Thái Lan tăng lên, trong lúc du sinh Mã Lai, Nam Dương, Tân Gia Ba và Cam Bốt có phần giảm sút.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Hai, 11 Tháng Chín 2023(Xem: 4465)
(Robert Mullins International) Luật gánh nặng xã hội thời chính quyền trước đã có tác động lớn đến người di dân ở Hoa Kỳ. Theo luật đó, người di dân có thể bị từ chối thẻ xanh nếu họ sử dụng một số phúc lợi công cộng nhất định. Khi họ nghe về Luật gánh nặng xã hội này, nhiều gia đình di dân bắt đầu rút tên ra khỏi danh sách các phúc lợi công cộng mà họ và những đứa con sinh ra ở Hoa Kỳ của họ từng có đủ điều kiện được hưởng. Khi ông Biden trở thành tổng thống, ông đã bãi bỏ chính sách của chính quyền trước. Nói cách khác, Luật gánh nặng xã hội của chính quyền trước hiện không còn tồn tại. Nó đã đi và sẽ không trở lại. Người di dân không phải lo lắng về điều đó. Sở Di Trú Hoa Kỳ đã quay trở lại Luật gánh nặng xã hội cũ của năm 1999. Luật đó thoáng và nhân đạo hơn nhiều so với luật của chính quyền trước.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4681)
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây. Ở một số quận của các bang phía tây, nếu tỷ lệ người da trắng miền Nam tăng lên, thì những quận đó có nhiều khả năng ủng hộ ông Donald Trump, phản đối phá thai, xây dựng nhà thờ Tin lành, nghe nhạc đồng quê và thậm chí thích gà nướng hơn pizza.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4484)
(Robert Mullins International) Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan.
Thứ Hai, 21 Tháng Tám 2023(Xem: 4574)
(Robert Mullins International) Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ. Điều này đã được quan sát thấy trong quá trình di dân của người miền Nam da trắng ở Hoa Kỳ, cũng như trong số những người di dân từ nước ngoài.
Thứ Ba, 15 Tháng Tám 2023(Xem: 4423)
(Robert Mullins International) Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan. Những người xin chiếu khán không di dân từ tất cả các quốc gia khác ở châu Á sẽ phải trả từ 5,000 đến 15,000 Mỹ kim dưới dạng tiền đặt cọc hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền đó sau đó sẽ được trả lại cho họ, nếu họ rời khỏi Hoa kỳ theo các điều khoản của chiếu khán, hoặc nếu khi họ trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 08 Tháng Tám 2023(Xem: 4623)
(Robert Mullins International) Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không? Việc sử dụng AI tiếp tục mở rộng ở các chính phủ trong và ngoài nước, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng đó không phải là giải pháp một thứ dùng được chung cho tất cả. Trên thực tế, nó có thể không hoàn toàn phù hợp với các chương trình đầu tư định cư như EB5. Thật vậy, sử dụng AI mà không chú ý đến bối cảnh có thể là một sai lầm lớn. Việc duyệt xét chương trình EB-5 tại Sở Di trú liên quan đến các quy trình rất phức tạp đối với những người duyệt xét không phải là con người. Hiện tại, AI không có khả năng xem xét tất cả các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định hợp lệ. Việc đánh giá các hồ sơ di dân là rất chủ quan và chỉ một số yêu cầu của đơn xin có thể được AI đảm trách thỏa đáng.
Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy 2023(Xem: 5261)
(Robert Mullins International) Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này. Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu không phải là chiếu khán. Đó là một quy trình ghi danh trực tuyến đơn giản và việc chấp thuận sẽ được gửi qua email cho du khách. Du khách sẽ chỉ cần điền vào mẫu đơn trực tuyến với các thông tin cá nhân cơ bản, kế hoạch du lịch và lịch sử du lịch, cùng với các câu hỏi bảo mật.
Thứ Hai, 24 Tháng Bảy 2023(Xem: 5006)
(Robert Mullins International) Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ. Sáu mươi tám phần trăm cử tri người Mỹ gốc Việt từ 50 tuổi trở lên được xác định là thuộc Đảng Cộng hòa, 58% cử tri gốc Việt trẻ tuổi được xác định là thuộc Đảng Dân chủ. Nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ lớn tuổi có chung một lịch sử di dân duy nhất mà việc này có tác động mạnh mẽ đến tình cảm chính trị của họ. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, hàng trăm ngàn người di cư cảm thấy bị đe dọa bởi chế độ Cộng sản đã chạy sang Mỹ.
Thứ Hai, 17 Tháng Bảy 2023(Xem: 4753)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ luôn là một xã hội có nhiều cộng đồng người di dân. Nhưng di trú vẫn còn là một chủ đề được tranh luận và chưa được hiểu rõ. Khi các chính trị gia nói về di dân, bình luận của họ thường dựa trên những chuyện tưởng tượng, thay vì thực tế. Dưới đây là một số tưởng tượng hoặc quan niệm sai lầm: Lầm tưởng số 1: Người di dân không muốn học tiếng Anh. Hoa Kỳ là nơi có nhiều người di dân quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Gần 20% tổng số người di dân toàn cầu cư trú tại Hoa Kỳ. Ngày nay, người di dân và con cái của họ học tiếng Anh với tốc độ tương đương với người Ý, người Đức và người Đông Âu di cư vào đầu những năm 1800. Và từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ người di dân có thể nói tiếng Anh “rất tốt” đã tăng từ 57% lên 62%.
Chủ Nhật, 09 Tháng Bảy 2023(Xem: 5184)
(Robert Mullins International) Theo luật hiện hành, nếu những đương đơn xin Điều chỉnh Tình trạng (Thẻ Xanh) đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ mà không có Giấy tái nhập cảnh tạm thời (Advance Parole), Sở Di Trú coi như đơn của họ bị từ bỏ. Kết quả là lãng phí thời gian, tiền bạc và cần phải bắt đầu lại quy trình cấp thẻ xanh từ đầu. Hơn nữa, để có được Giấy tái nhập cảnh tạm thời có thể là một quá trình khó khăn. Thời gian chờ đợi để được phê duyệt Giấy tái nhập cảnh tạm thời đã bị kéo dài lên đến 9, 10 và thậm chí là hơn 24 tháng. Chính sách này đã cản trở những đương đơn xin Điều chỉnh đi thăm người thân bị bệnh hoặc tham dự các sự kiện gia đình quan trọng ở nước ngoài. Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế.