Công Việc Của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn 2008 (phần 1)

Thứ Năm, 13 Tháng Ba 200800:00(Xem: 118221)
Công Việc Của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn 2008 (phần 1)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Vài năm trước đây, chúng ta đã có dịp nói về một số công việc của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Sự thay đổi người có trách nhiệm cao nhất tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, cũng như Tổng lãnh sự và nhân viên lãnh sự tại Sài Gòn trong thời gian qua cũng phản ảnh khá nhiều sự thay đổi công việc thường ngày ở nơi này. Các thông tin được cập nhật sau đây được soạn thảo bởi luật sư John Combs thuộc Hiệp Hội Các Luật Sư Di Trú Hoa Kỳ.

Thẩm Quyền Tài Phán: Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn duyệt xét tất cả đơn xin chiếu khán (visa) di dân và chiếu khán hôn thê-hôn phu của các cư dân sống tại Việt Nam. Bộ phận chiếu khán phi di dân duyệt xét các đơn xin chiếu khán phi di dân của công dân Việt Nam và ngoại quốc đang sinh sống ở miền Nam Việt Nam.

Thông Tin Liên Lạc:
- Địa chỉ gửi thư: U.S. Consulate General, số 4 Đường Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Điện thoại liên lạc:
(+84) (8) 822-9433, Ext 4636
- Email liên lạc: 
hcmcinfo@state.gov
- Trang nhà điện tử: http://hochiminh.usconsulate.gov/

Tòa Tổng lãnh sự Hoa  Kỳ tại Sài Gòn rất bận rộn, phải duyệt xét trung bình 55.000 đơn xin chiếu khán phi di dân và khoảng 35.000 đơn xin chiếu khán di dân mỗi năm. Ban thông tin liên lạc có 8 nhân viên thường phải trả lời khoảng 8.000 vấn đề cần hỏi, thắc mắc, khiếu nại mỗi tháng. Thư từ khiếu nại, thắc mắc có thể nộp trực tiếp tại một văn phòng nhỏ ở bên ngoài Tòa lãnh sự mỗi ngày, từ 8 giờ sáng đến 11 giờ sáng, và từ 1 giờ chiều đến 3 giời chiều; ngoại trừ thứ Sáu, từ 10 giờ sáng đến 11 giờ sáng.

Sự Hiện Diện Trong Cuộc Phỏng Vấn: Chỉ có đương đơn có giấy hẹn mới được phép có mặt trong phòng đợi phỏng vấn chiếu khán di dân và phi di dân. Luật sư và người đại diện không được phép tham dự các cuộc phỏng vấn xin chiếu khán di dân và phi di dân. Các đương đơn dưới 16 tuổi có thể đi theo cha mẹ hoặc người giám hộ. Ban nhân viên lãnh sự sẽ không thảo luận về hồ sơ với bất cứ luật sư nào sau cuộc phỏng vấn.

Về Chiếu Khán Phi Di Dân: Thời gian và tiến trình duyệt xét đơn

Các cuộc phỏng vấn chiếu khán phi di dân sẽ được tiến hành từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 8 giờ sáng đến 11 giờ sáng. Các cuộc hẹn phỏng vấn được tự động thông báo bởi máy kiểm nhận chiếu khán khi đương đơn đến đóng tiền lệ phí. Lệ phí này được thanh toán qua ngân hàng Citibank tọa lạc ở tầng một, khu Sunwah Tower, số 115 đường Nguyễn Huệ, Quận 1. Các đương đơn phải có mặt để được phỏng vấn. Nếu được chấp thuận, chiếu khán sẽ được cấp vào ngày làm việc hôm sau vào lúc 3 giờ chiều.

Góp ý: Các đương đơn (đặc biệt là các chiếu khán công vụ B-1, du lịch B-2 và du học F-1) nên được chuẩn bị chu đáo để có thể trả lời những thông tin trên các đơn từ. Một vấn đề chung thường xảy ra cho đơn xin chiếu khán diện hôn thê-hôn phu liên quan đến đơn bảo trợ tài chánh I-134 và người phụ bảo trợ. Nếu người bảo lãnh không đủ lợi tức căn bản như quy định, họ sẽ không thể nhờ người phụ bảo trợ tài chánh giúp được. Người bảo lãnh sẽ phải đợi cho đến khi có đủ lợi tức theo quy định.

Hiện nay, vẫn chưa có hiệp ước nào ký kết giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam liên quan việc cấp Chiếu Khán Mậu Dịch hay Chiếu Khán Đầu Tư vào Hoa Kỳ.

Chiếu Khán Di Dân: Thời gian và tiến trình duyệt xét

Tòa lãnh sự đòi hỏi sự xác nhận hồ sơ được chấp thuận từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (được gọi tắt là NVC), hay Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (được gọi tắt là USCIS) để có thể bắt đầu duyệt xét một hồ sơ. Tòa lãnh sự sẽ không bắt đầu việc duyệt xét hồ sơ mà chỉ dựa vào một giấy Thông Báo Chấp Thuận từ sở di trú, ngoại trừ đơn bảo lãnh nguyên thuỷ bị thất lạc. Hiện nay, người ta sẽ phải chờ đợi khoảng 3 tháng từ lúc Tổng lãnh sự nhận được hồ sơ từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia cho đến ngày phỏng vấn. Các đương đơn lỡ cuộc hẹn phỏng vấn sẽ phải làm đơn xin ngày phỏng vấn mới, thông thường sẽ mất khoảng 3 tháng.

Các đương đơn được yêu cầu nộp bổ túc thêm thông tin sau cuộc phỏng vấn sẽ tự mình đem nộp những chứng minh bằng tài liệu được yêu cầu tại Tòa Tổng lãnh sự trong bất cứ ngày làm việc nào, từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều. Nếu những bằng chứng được nộp vài ngày sau cuộc phỏng vấn, hồ sơ có thể được cứu xét ngay lúc nộp.

Những hồ sơ được đòi hỏi phải nộp những bằng chứng xác minh sự quan hệ có thể sẽ phải đợi từ 3 đến 6 tháng, và có thể lâu hơn cho việc cứu xét sau cùng; nhất là nếu hồ sơ được chuyển cho Bộ phận Phòng chống Gian lận, hoâc người được bảo lãnh sống ở xa Sài Gòn.

Nếu bằng chứng về mối quan hệ được cho là không đầy đủ, nhiều phần đơn bảo lãnh sẽ bị trả về sở di trú với đề nghị xem xét hủy bỏ. Đương đơn sẽ được thông báo về quyết định sau cùng này.

Tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài  Gòn cho biết họ phải giải quyết số lượng đơn xin chiếu khán diện hôn thê-hôn phu (K-1) nhiều nhất thế giới (so với các Tòa Tổng lãnh sự ở các nước khác) và các hồ sơ giả mạo là một vấn đề lớn. Những người bảo lãnh có quốc tịch Mỹ được trả hàng chục ngàn mỹ kim để làm hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê-hôn phu, hoặc diện vợ chồng. Tổng lãnh sự thường đòi hỏi thêm các bằng chứng liên quan đến mối quan hệ phát triển và được được duy trì ra sao. Việc gia tăng đột ngột trong mối liên lạc giữa hai bên sau khi phỏng vấn, thông thường, sẽ không thể đảo ngược quyết định từ chối.

Chiếu khán di dân thường được cấp phát trong ngày làm việc kế tiếp sau khi đơn xin chiếu khán được chấp thuận, vào lúc 4 giờ chiều. Chiếu khán diện hôn thê-hôn phu thường được cấp phát sau hai ngày, vào lúc 4 giờ chiều.

Hỏi-Đáp Di Trú

- Hỏi: Đơn bảo lãnh của anh trai tôi sắp được giải quyết cấp chiếu khán, nhưng anh ấy lại đang sống ở Úc Đại Lợi. Anh ấy có cần phải trở về Việt Nam để được phỏng vấn hay không?

- Đáp: Anh ấy cần liên lạc với Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sydney và xin họ gửi yêu cầu cho Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn chuyển hồ sơ sang Úc.

- Hỏi: Đứa cháu 22 tuổi của tôi không có tên trên giấy hẹn phỏng vấn của cả gia đình. Chúng tôi phải làm gì?

- Đáp: Gia đình nên mang khai sinh của cháu ông đến Tổng lãnh sự và yêu cầu họ xét lại Chương trình Bảo vệ Tuổi của Trẻ em (được gọi tắt là CSPA). Nếu cháu ông hội đủ điều kiện của Chương trình CSPA, cháu có thể được mời phỏng vấn chung với cả nhà.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Bảy, 16 Tháng Mười Một 2024(Xem: 8130)
(Robert Mullins International) Tình trạng bảo vệ tạm thời - Temporary Protected Status (TPS) từ lâu đã được sử dụng như một giải pháp nhân đạo cho những người di dân mà không thể trở về quê nhà an toàn. Quốc hội đã thiết lập TPS như một phần của Đạo luật Di trú năm 1990 để cung cấp sự bảo trợ nhân đạo cho các cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra, chẳng hạn như nội chiến; từ các thảm họa môi trường, chẳng hạn như động đất, bão lụt, hạn hán hoặc dịch bệnh; hoặc các điều kiện bất thường và tạm thời khác mà khiến đất nước đó trở nên không an toàn. Kể từ năm 1990, Tình trạng bảo vệ tạm thời (TPS) đã cho phép những người di dân từ các quốc gia có các điều kiện không an toàn được cư trú và làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ trong thời gian lên đến mười tám tháng, và chính phủ Hoa Kỳ có thể gia hạn vô hạn định.
Thứ Bảy, 09 Tháng Mười Một 2024(Xem: 8947)
(Robert Mullins International) Hơn một nửa người Mỹ gốc Á sinh ra bên ngoài Hoa Kỳ, vì vậy việc giao tiếp với hệ thống di trú của Hoa Kỳ là một trải nghiệm phổ biến. Người di dân gốc Á có nghĩ rằng hệ thống di trú của Hoa Kỳ cần phải thay đổi không? Phần lớn người di dân cho rằng hệ thống di trú của Hoa Kỳ cần phải thay đổi hoàn toàn hoặc nên thay đổi phần lớn. Tuy nhiên, trong số những người di dân Việt Nam, quyết định này lại được chia ra. Khoảng một nửa cho rằng hệ thống không cần thay đổi, hoặc chỉ cần thay đổi phần nhỏ. Nửa còn lại thì cho rằng hệ thống di trú cần phải thay đổi phần lớn, hoặc cần phải thay đổi hoàn toàn. Trong số những người Mỹ gốc Á sinh ra tại Hoa Kỳ, 73% cho rằng hệ thống di trú cần phải thay đổi hoàn toàn hoặc cần phải thay đổi phần lớn.
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Một 2024(Xem: 6555)
Dữ liệu mới nhất cho thấy các đơn xin mới từ hạng mục cho vùng Nông thôn đang nhanh chóng bắt kịp với các đơn cho vùng Thất nghiệp cao. Vào tháng 11 năm 2023, có 63% đơn là cho vùng Thất nghiệp cao và 32% là cho vùng Nông thôn. Vào tháng 3 năm 2024, có 52% là cho vùng Thất nghiệp cao và 46% là Nông thôn. Từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 3 năm 2024, các nhà đầu tư EB5 Việt Nam đã nộp 35 đơn cho các Trung tâm vùng Nông thôn và 113 đơn xin cho các dự án vùng Thất nghiệp cao. Tổng số đơn xin EB5 của Việt Nam trong khoảng thời gian hai năm đó chiếm 3,3% trên tổng số khoản đầu tư EB5 trên toàn thế giới. Các đơn xin EB5 của Trung quốc chiếm đa số, như đã được đoán trước. Năm trăm đơn xin mới đã được người Trung quốc nộp trong năm tháng từ tháng 11 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024. Do hạn ngạch theo quốc gia, số lượng lớn nhà đầu tư này có nghĩa là thời gian chờ đợi sẽ rất dài trước khi các nhà đầu tư Trung quốc có thể nộp đơn xin Điều chỉnh tình trạng.
Thứ Bảy, 26 Tháng Mười 2024(Xem: 10184)
(Robert Mullins International) Một cuộc khảo sát gần đây của Kaiser Family Foundation cho thấy rằng rất nhiều người tin vào các thông tin sai lệch về di trú và họ bác bỏ những tuyên bố đúng cho về vấn đề này. (1) Trong số những người tham gia khảo sát của Kaiser, 51% tin rằng người di dân đang gây ra gia tăng tội phạm bạo lực ở Hoa Kỳ. Bốn mươi tám phần trăm nói rằng điều này là sai. SỰ THẬT: Người di dân, bao gồm cả những người di dân bất hợp pháp, có tỷ lệ tội phạm bạo lực thấp hơn nhiều so với công dân Hoa kỳ bản địa. (2) Bốn mươi bốn phần trăm số người được phỏng vấn tin rằng người di dân đang lấy mất việc làm và gây ra sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp cho những người được sinh ra ở Hoa Kỳ. Năm mươi sáu phần trăm không đồng ý với điều đó.
Thứ Bảy, 19 Tháng Mười 2024(Xem: 9082)
Sở Di Trú không nhận tiền từ chính phủ Liên bang. Cơ quan này dựa vào lệ phí nộp đơn để trang trải chi phí hoạt động. Do đó, vào ngày 01 tháng 4 năm 2024, Sở Di Trú bắt đầu tính thêm phí cho tất cả các đơn xin dựa trên việc làm. Họ hy vọng khoản lệ phí bổ sung này sẽ tạo ra 313 triệu Mỹ kim có thể được sử dụng cho việc duyệt xét các đơn xin tị nạn. Đó là lý do tại sao khoản lệ phí mới được gọi là lệ phí Chương trình tị nạn. Các nhà tuyển dụng muốn thuê lao động nước ngoài hợp pháp hiện phải chi từ 300 đến 600 Mỹ kim cho mỗi đơn xin việc làm.
Thứ Bảy, 12 Tháng Mười 2024(Xem: 9691)
QUỐC TỊCH CHO CON BẠN. Chúng tôi cho rằng điều quan trọng nhất bạn có thể làm sau khi nhập tịch là truyền quốc tịch Hoa Kỳ cho con bạn. Bạn có thể làm điều này nếu con bạn vẫn là Thường trú nhân và nếu chúng dưới 18 tuổi khi bạn nhập tịch. Sở Di Trú không tự động cấp Giấy chứng nhận quốc tịch cho con bạn. Bạn phải yêu cầu cấp giấy này với mẫu đơn N-600. NỘP ĐƠN XIN SỔ THÔNG HÀNH. Tương lai là không thể đoán trước. Tốt hơn hết là bạn nên có sổ thông hành (Passport) trong trường hợp bạn cần rời khỏi Hoa Kỳ vì bất kỳ lý do gì.
Thứ Bảy, 05 Tháng Mười 2024(Xem: 9837)
Robert Mullins International) Bộ Ngoại giao thông báo rằng hệ thống gia hạn sổ thông hành (Passport) trực tuyến hiện đã đi vào hoạt động hoàn toàn. Công dân Hoa Kỳ tuổi từ 25 trở lên và có sổ thông hành đã hết hạn trong vòng năm năm qua hoặc sẽ hết hạn trong năm tới sẽ không cần phải điền hoặc in đơn, gửi séc, đặt lịch hẹn hoặc in ảnh passport mới. Một người có thể tạo tài khoản trên trang web của Bộ Ngoại giao để bắt đầu quy trình gia hạn. Bạn có thể chụp ảnh cho sổ thông hành bằng điện thoại di động và tải lên, miễn là ảnh mới chụp gần đây và không phải là ảnh chụp theo kiểu selfie. Bạn cần đứng trước phông nền trắng và không đeo mắt kính.
Thứ Bảy, 28 Tháng Chín 2024(Xem: 8053)
Hỏi: Liệu tất cả những người di dân bất hợp pháp vào Hoa Kỳ có nên bị trục xuất không? Đáp: Nhóm vận động tranh cử của Kamala Harris đã nói rằng lập trường của bà về vấn đề vượt biên giới cũng giống như chính quyền Biden, và việc vượt biên trái phép là bất hợp pháp. Tại Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ vào tháng 8, bà đã nói: "Chúng ta có thể tạo ra một con đường để tìm kiếm trở thành công dân và bảo vệ biên giới của chúng ta". Đáp: Ông Trump cho biết nếu được tái đắc cử, ông có ý định bắt đầu cuộc trục xuất hàng loạt những người di dân nhập cư bất hợp pháp lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông sẽ thuê thêm nhiều quan chức và đặc vụ để thực hiện các cuộc trục xuất hàng loạt và sử dụng quân đội như một phần của nỗ lực này.
Thứ Bảy, 21 Tháng Chín 2024(Xem: 8865)
(Robert Mullins International) Một báo cáo mới của công ty Boundless cho thấy có 9 triệu người di dân đủ điều kiện trở thành công dân Hoa Kỳ. Thời gian duyệt xét nhập tịch trung bình hiện nay là dưới 5 tháng, vì vậy một số người trong số họ có thể có quốc tịch kịp thời để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Báo cáo cho thấy Sở Di Trú đã đạt được tiến bộ tốt trong việc giảm gần 50% lượng hồ sơ tồn đọng vào năm 2023. Bốn tiểu bang hàng đầu có số lượng thường trú nhân hợp pháp đủ điều kiện trở thành công dân Hoa Kỳ lớn nhất là California, New York, Texas và Florida; và đến cuối tháng 5 năm 2024, thời gian duyệt xét trung bình cho đơn xin nhập quốc tịch đã giảm xuống còn 5 tháng. Vào năm 2023, gần 12% trong tổng số đơn xin nhập quốc tịch đã bị từ chối.
Thứ Bảy, 14 Tháng Chín 2024(Xem: 9907)
(Robert Mullins International) Trong nhiều tuần, đảng Cộng hòa đã đổ lỗi cho Phó Tổng thống Kamala Harris về các chính sách di dân của Tổng thống Biden tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Bà Harris đã trả lời những cáo buộc này bằng cách hứa sẽ tăng cường an ninh biên giới nếu được bầu. Bà cũng đổ lỗi cho cựu tổng thống Trump vì đã giúp cho việc phá vỡ thỏa thuận luật biên giới vốn ban đầu được cả hai đảng trong Quốc hội ủng hộ. Liệu bà Harris có thực thi nghiêm ngặt luật di trú nếu bà là tổng thống không? Bà nói, "Tôi là tổng chưởng lý của California, một tiểu bang biên giới. Tôi đã truy đuổi các băng đảng người Mỹ La-tinh, các băng đảng ma túy và những kẻ buôn người. Tôi đã truy tố chúng trong từng vụ án và tôi đã thắng".