Hiệp Định Trục Xuất Và Nỗi Đau Buồn Của Người Việt Nam

Thứ Sáu, 28 Tháng Ba 200800:00(Xem: 107975)
Hiệp Định Trục Xuất Và Nỗi Đau Buồn Của Người Việt Nam

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Trong thời gian vừa qua, các thính giả và độc giả của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã quen thuộc với những bài viết của ông Steve Lopez, một luật sư dày dạn kinh nghiệm về vấn đề trục xuất, và hiện có nhiều văn phòng hành nghề luật ở tiểu bang California. Sau đây là một bài viết khác của Luật sư Steve Lopez cũng liên quan đến đề tài trục xuất:

Vào ngày 22 tháng 1 năm 2008 vừa qua, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố rằng nhà cầm quyền Việt Nam đã đồng ý chấp nhận những người bị trục xuất bởi chính phủ Hoa Kỳ. Sự loan báo này đã gây nên một chấn động không nhỏ trong cộng đồng người Việt Nam, đặc biệt là những đối tượng đã nhận được lệnh trục xuất do phạm tội trước đây tại Hoa Kỳ.

Những người không là công dân Mỹ, từng bị kết một tội hình sự, thường sẽ phải đối diện với lệnh trục xuất. Điều này xảy ra vì họ không biết rằng khi thừa nhận "có tội" sẽ đưa đến kết quả bị trục xuất.

Tại sao họ lại thừa nhận "có tội"? Có thể vì họ tự xin bào chữa trước tòa mà không cần có luật sư, hoặc tòa không nói với họ về vấn đề trục xuất, hay trong thời điểm tòa xử, người ta chưa bị trục xuất về Việt Nam.

Hầu hết người Việt Nam từng bị kết một tội hình sự nào đó, thường nghe người khác nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận cho họ hồi hương, vì thế họ  thấy chẳng có gì khác biệt nếu họ thú nhận "có tội". Nhưng giờ đây, với Hiệp Định Hồi Hương, người ta sẽ hiểu rằng họ có thể bị trục xuất dù chỉ phạm những tội nho nhỏ. Và, nếu bị trục xuất, họ sẽ mất nhà cửa, gia đình, bạn bè và công ăn việc làm.

Lệnh trục xuất thường được cơ quan di trú ban hành dựa trên yếu tố đã thú nhận "có tội" của những người vi phạm luật hình sự, và đã ký tên trên bản Thỏa thuận Ra đi Tự nguyện. Họ ký tên trên bản thỏa thuận này vì chỉ nghĩ đơn giản là họ sẽ không bị trả về Việt Nam.

Có một số phương cách làm giảm tội trọng hình thành tội tiểu hình, hoặc yêu cầu tòa án thay đổi quyết định ban đầu nhưng sự việc này rất khó thực hiện, và khó có thể thành công nếu không có sự giúp đỡ của một luật sư có nhiều kinh nghiệm về các hồ sơ bị trục xuất.

Luật sư cần nghiên cứu hồ sơ hình sự nguyên thủy để xem có những sai lầm nào không. Điều này có nghĩa là luật sư sẽ cần phải xin toàn bộ hồ sơ từ tòa án. Kế tiếp, vấn đề cần được nghiên cứu là xem cách nào tốt nhất để luật sư có thể sử dụng để giải quyết vấn đề này. Văn phòng luật sư sẽ cần có nhiều thì giờ để nghiên cứu.

Về căn bản, luật sư dùng kiến thức của họ về luật di trú với mục đích tìm cách làm giảm, hoặc hủy bỏ tính hiệu lực của bản án hình sự của thân chủ trong quá khứ. Để tội đại hình thành tội tiểu hình, hoặc làm cho tòa án thay đổi hay hủy bỏ bản án kết luận "có tội" nguyên thủy, sẽ có thể cho phép người vướng vào rắc rối này ở lại Hoa Kỳ.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Cho đến ngày hôm nay, có người nào bị trục xuất về Việt Nam chưa, sau khi hiệp định được chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam ký vào ngày 22 tháng 1 năm 2008?

- Đáp: Bản hiệp định đã được ký kết vào ngày 22 tháng 1 năm 2008 giữa bà Julie L. Myers, Phụ tá Bộ trưởng Bộ Nội An, đặc trách Phòng Thi Hành Luật Hải Quan và Di Trú, và Đào Viết Trung, Thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam. Hiệp định này có hiệu lực sau 60 ngày ký kết, và có giá trị trong 5 năm. Điều này có nghĩa là hiệp định đã bắt đầu có hiệu lực từ thứ Sáu, 21 tháng 3 năm 2008 vừa qua, vì thế một số người có thể đã nhận được thư thông báo. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa nghe thấy có người nào bị trục xuất cho đến ngày hôm nay.

- Hỏi: Tôi được nghe là thư trục xuất đã gửi đến cho những người bị trục xuất mà những người này đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995. Điều này đúng không?

- Đáp: Dạ vâng, một số người đến Hoa Kỳ vào năm 1995 có thể đã nhận được thư trục xuất. Họ phải đến nước Mỹ vào ngày 12 tháng 7 năm 1995 hoặc trước đó để được miễn bị trục xuất đợt này .

- Hỏi: Tại sao những người bị trục xuất nên xin quyền bào chữa hồ sơ của họ trong lúc họ vẫn còn ở Hoa Kỳ?

- Đáp: Điều tôi muốn nhấn mạnh về tầm mức quan trọng của hồ sơ qúy vị là qúy vị phải xin bào chữa trường hợp của mình khi đang còn ở Hoa Kỳ. Một khi qúy vị rời khỏi nước Mỹ, hồ sơ của qúy vị sẽ bị đóng lại và chính phủ Hoa Kỳ sẽ không xem xét lại vì họ không còn thẩm quyền quyết định về trường hợp của qúy vị nữa một khi qúy vị không còn cư trú ở đây.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 13 Tháng Giêng 2010(Xem: 98826)
Trong đề tài hôm nay, chúng tôi xin được trả lời một số câu hỏi của qúy vị vừa gửi đến văn phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI): - Câu hỏi đầu tiên liên quan đến việc bỏ tên người vợ (hay chồng), hoặc con cái ra khỏi đơn bảo lãnh :
Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98486)
Nhìn lại tình trạng di trú năm 2009, chúng ta chỉ thấy có một sự thay đổi tốt đẹp duy nhất trong luật di trú. Đó là vào ngày 28 tháng 10 năm 2009 vừa qua, Tổng thống  Hoa Kỳ đã ký "Đạo Luật Riêng Cho Sở Di Trú FY2010" và bắt đầu có hiệu lực, cho phép những người goá bụa của các công dân Mỹ hợp lệ trở thành diện thường trú nhân chính thức bất kể hai vợ chồng sống với nhau bao lâu.
Thứ Năm, 17 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98045)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97928)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97103)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98632)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một 2009(Xem: 99225)
Bản tổng kết mới nhất về số di dân trong tài khóa 2008 đã hoàn tất vào tháng 9 năm 2008. Theo những con số được phổ biến chính thức: Nước Mễ Tây Cơ đã đưa 190.000 di dân đến nước Mỹ. Nhóm di dân đông đảo chiếm hạng nhì là Trung Cộng (80.000 di dân), kế đến là Ấn Độ với 63.000 di dân, Cuba với 49.500 di dân, và nước Cộng Hòa Dominica với 32.000 di dân đến Hoa Kỳ. Việt Nam với 31.500 di dân, đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước có nhiều di dân đến nước Mỹ.
Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 106872)
Người bảo lãnh được yêu cầu ký tên vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh để cam đoan rằng những người được bảo lãnh không trở thành một "gánh nặng xã hội" khi họ đến Hoa Kỳ. Một số gia đình rất khó tìm một người đồng bảo trợ hoặc phụ bảo trợ tài chánh vì nhiều người không hiểu những gì phải cam kết khi trở thành người có trách nhiệm chung về việc bảo trợ tài chánh.
Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 2009(Xem: 109443)
Cho đến nay, những người xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng đang bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV-Dương Tính phải thực hiện một số đòi hỏi trước khi được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 28 Tháng Mười 2009(Xem: 102205)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495