Chờ Đợi Thẩm Tra Lý Lịch

Thứ Sáu, 21 Tháng Mười Một 200800:00(Xem: 104124)
Chờ Đợi Thẩm Tra Lý Lịch

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Đôi lúc, thính giả hoặc thân chủ của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International hỏi tại sao lại mất quá nhiều thời gian cho việc thẩm tra lý lịch người xin chiếu khán (visa) di dân hoặc xin Thẻ Xanh. Đã có một số người phải đợi trên 2 năm cho việc thẩm tra lý lịch. Tại sao vậy?

Và đây là câu trả lời từ sở di trú Hoa Kỳ: Có nhiều hồ sơ đang phải chờ đợi duyệt xét và không có cách nào để làm nhanh hơn trong việc thẩm tra lý lịch và cũng không có cách nào tiên doán thời gian hoàn tất việc thẩm tra lý lịch.

Cơ quan di trú USCIS đang làm việc với Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) để giải quyết những hồ sơ vẫn đang chờ duyệt xét đã bị kéo dài trên 2 năm. Sang năm 2009, cơ quan FBI hy vọng sẽ giảm tối đa thời gian chờ đợi xuống còn khoảng 6 tháng.

Việc thẩm tra lý lịch mới hiện nay liên quan đến nhiều vấn đề điều tra, chứ không chỉ liên hệ đến dấu vân tay trong một trữ liệu. Việc thẩm tra lý lịch có thể liên hệ đến một số cơ quan, bao gồm cơ quan di trú, Bộ Ngoại Giao và Bộ Nội An. Tất cả đương đơn được thẩm tra nhiều hơn trước đây. Nếu hồ sơ của qúy vị phải chờ đợi lâu thì điều này không có nghĩa là chính phủ nghĩ rằng qúy vị làm điều gì sai trái. Việc này chỉ có nghĩa là việc thẩm tra lý lịch hiện nay lâu hơn trước.

Kể từ tháng Giêng năm 2009, kể cả những người có chiếu khán WT (Miễn chiếu khán Du lịch) sẽ được yêu cầu phải được sự chấp thuận trên mạng lưới điện toán trước khi du hành đến Hoa Kỳ. Chiếu khán WT cho phép công dân của một số quốc gia cụ thể nào đó đến Hoa Kỳ không cần xin chiếu khán.

Một số đương đơn người Việt Nam có thể chờ đợi lâu hơn đôi lúc chỉ vì họ tên của mình. Có khá nhiều người Việt Nam trùng họ tên và nhiều trường hợp trùng cả tên lẫn ngày sinh tháng đẻ.

Sự kiện thực tế: Việt Nam vẫn còn chế độ cộng sản nên có thể sẽ phải mất thêm thời gian chờ đợi để các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ thẩm tra lý lịch.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Vợ tôi ở Việt Nam phải chờ thẩm tra lý lịch qúa lâu. Nếu tôi nhờ sự giúp đỡ của dân biểu liệu có giúp được gì không?

- Đáp: Thành viên của quốc hội không thể giúp đỡ trong việc kết thúc thẩm tra lý lịch và cũng không thể giúp qúy vị tìm hiểu các cơ quan chính phủ sẽ hoàn tất việc thẩm tra bao lâu.

- Hỏi: Có cách nào liên lạc với cơ quan FBI để hỏi xem tình trạng thẩm tra lý lịch đến đâu không?

- Đáp: Chúng tôi có thể cung cấp thông tin liên lạc cho qúy vị, nhưng chúng tôi không chắc rằng qúy vị có thể có được các thông tin mong muốn. Số điện thoại để liên lạc: (202) 324-2399 và địa chỉ email để liên lạc là FBINNCP@ic.fbi.gov.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

=END=

Thứ Sáu, 21 Tháng Bảy 2006(Xem: 124703)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) vừa thông báo một điều luật sau cùng liên quan đến việc nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864. Điều luật mới này sẽ áp dụng cho bất cứ đơn xin chiếu khán di dân hay điều chỉnh tình trạng cư trú và sẽ có hiệu lực vào ngày 21 tháng 7 năm 2006, mặc dù hồ sơ đã được nộp trước ngày hiệu lực này.
Thứ Sáu, 14 Tháng Bảy 2006(Xem: 118926)
Bộ Nội An Hoa Kỳ vừa loan báo chiến lược tăng cường an ninh nội địa quốc gia trong một thông cáo báo chí của Phòng Thi Hành Luật Hải Quan và Di Trú. Sáng kiến ba mũi công này sẽ tập trung vào việc loại bỏ những di dân không có giấy tờ hợp lệ ra khỏi nơi làm việc, tăng cường việc bảo vệ sở làm để ngăn chận các di dân tương lai
Thứ Sáu, 07 Tháng Bảy 2006(Xem: 120261)
Đường phố khắp nơi trên đất Mỹ đang chào đón ngày Độc Lập   với cờ Hoa Kỳ và nhất là những quầy bán pháo tràn ngập. Nhân ngày Độc Lập Hoa Kỳ, báo chí cũng nhắc đến thổ dân da đỏ, những người có mặt đầu tiên trên đất Mỹ, và những người di dân đầu tiên từ khắp nơi trên thế giới đến lập nghiệp.
Thứ Hai, 03 Tháng Bảy 2006(Xem: 126920)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (cơ quan USCIS) vừa phổ biến một bản thông tin nội bộ liên quan đến việc điều tra của Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) đang làm chậm lại việc cứu xét xin nhập tịch Hoa Kỳ của các thường trú nhân đang sống trên đất Mỹ.
Thứ Sáu, 23 Tháng Sáu 2006(Xem: 122088)
Ngày 13 tháng 6 năm 2006 vừa qua, Phòng Công Dân Và Dịch Vụ Di Trú (USCIS) đã gửi một công báo cho biết để thực thi các điều khoản của Đạo Luật Quy Định Các Nhà Môi Giới Hôn Nhân Quốc Tế 2005
Thứ Năm, 15 Tháng Sáu 2006(Xem: 121293)
Những người bảo trợ tài chánh phải chắc chắn rằng họ đã hoàn tất đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 chính xác và đầy đủ, và phải đính kèm theo tất cả giấy khai thuế, các bản phụ đính thuế và những giấy tờ phụ thuộc khác. Hầu hết trở ngại về bộ đơn bảo trợ tài chánh I-864 là không cung cấp đầy đủ giấy tờ phụ thuộc vào lúc phỏng vấn
Thứ Ba, 13 Tháng Sáu 2006(Xem: 121940)
Thông thường, Tổng lãnh sự phải nhận được đơn xin chiếu khán (visa) đã được chấp thuận từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, gọi tắt là NVC), để có thể bắt đầu duyệt xét một hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn. Đôi khi, nếu đơn xin chiếu khán bản chính bị thất lạc,
Thứ Sáu, 02 Tháng Sáu 2006(Xem: 121247)
Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là văn phòng lãnh sự bận rộn   đứng thứ năm trên thế giới, giải quyết khoảng 30.000 đơn mỗi năm. Chính vì thế, một Ban Thông tin đặc biệt đã được lập ra để đáp ứng những vấn đề khiếu nại của các đương đơn. Ban Thông tin này có tám nhân viên trả lời khoảng 8.000 đơn khiếu nại mỗi tháng.
Thứ Năm, 25 Tháng Năm 2006(Xem: 127151)
Tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn (RRS) có nhiệm vụ duyệt xét tất cả hồ sơ liên quan đến người tỵ nạn, kể cả Chương Trình McCain dành cho con cái của các cựu tù nhân từng bị giam cầm trong các trại "cải tạo". Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn cũng giải quyết các hồ sơ diện Trẻ Á Châu Lai Mỹ
Thứ Ba, 23 Tháng Năm 2006(Xem: 122808)
Vấn đề hợp pháp hóa hàng triệu người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đang là đề tài thảo luận gay go tại quốc hội, trong lúc làn sóng người biểu tình của hai nhóm người thuận và chống đang ngày càng tạo áp lực cho các vị dân cử và chính quyền Hoa Kỳ. Phản ứng trước không khí chính trị và xã hội đang căng thẳng này...