Qúy Vị Có Nhận Người Di Dân Này Không? (Phần 3). LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 8-2011

Thứ Năm, 21 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 113198)
Qúy Vị Có Nhận Người Di Dân Này Không? (Phần 3). LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 8-2011
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-408-294-3888

Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này. Những người liên hệ, từ những người bảo lãnh, người được bảo lãnh cho đến các luật sư di trú và các nhà vận động tích cực cho người di dân, than phiền là nhiều câu hỏi chất vấn những người cặp vợ chồng và những cặp hôn thê-hôn phu đã làm kinh ngạc nhiều người, vì chúng rất không hợp lý và không thực tế, mặc dù mục đích của việc chất vấn này nhằm truy tìm những hồ sơ bảo lãnh gian dối.

New York Times, một trong những nhật báo uy tín và lớn hàng đầu trên nước Mỹ đã lên tiếng về sự kiện này trong một loạt bài chủ đề đặc biệt, có tựa đề "Qúy Vị Có Nhận Người Di Dân Này Không?". Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã chuyển dịch và giới thiệu hai phần đầu bài viết đặc biệt của nữ ký giả Nina Bernstein của tờ New York Times, số ra ngày 11 tháng 6 năm 2011, liên quan đến vấn đề thời sự di dân nóng bỏng hiện nay. Sau đây là phần cuối của bài phóng sự, xin mời quý vị theo dõi:

*

Các giám sát viên của cơ quan phỏng vấn Stokes nói rằng các nhân viên di trú được huấn luyện để tránh những câu hỏi liên quan đến quan hệ tình dục của các cặp vợ chồng, nhưng họ không thể ngăn được những câu trả lời chỉ dành cho người lớn. Chẳng hạn như khi được hỏi rằng bà đã làm gì cho ngày sinh nhật của chồng, thì người vợ công dân Mỹ bắt đàu ngồi tính lại cái đêm mà vợ chồng họ ngủ với nhau với những chi tiết có thể làm nhiều người đỏ mặt. Một số cặp vợ chồng khác còn sẵn sàng đưa ra những bằng chứng hình ảnh "đặc biệt" vì họ nghĩ lầm rằng nhân viên di trú đòi hỏi những bằng chứng đêm tân hôn của vợ chồng.

Giám sát viên Guerra nói rằng: "Một cặp vợ chồng bình thường không ai làm thế cả. Còn những cặp (vừa kể) thì lại cung cấp những dữ kiện quá mức bình thường".

Đôi khi, chiếc giường trở thành nơi thú tội, chẳng hạn như một người hôn phối thú nhận về sự thiếu chung thuỷ, khi nói rằng thật ra con cái của họ không phải là con chung. Và mặc dù việc trừng phạt phạm tội làm hôn nhân giả có thể bị phán đến 5 năm tù và phạt vạ 250.000 mỹ kim, nhưng ít người dám chấp nhận rủi ro bị truy tố, vì vậy họ xin rút lại hồ sơ và chuồn ra ngõ hậu trốn mất, để nhân viên phỏng vấn phải thông báo tin không vui này cho người vợ.

Bà Barbara Felska, một nhân viên di trú nổi tiếng ở cơ quan phỏng vấn Stokes, nói rằng lời khuyên của bà cho các cặp vợ chồng là "Đừng sợ cơ quan phỏng vấn Stokes nếu hôn nhân của họ là thật - và tất cả qúy vị cần có là tình yêu chân thật". Nhưng phương pháp của bà là đi tìm những bằng chứng qua ba khía cạnh của một cuộc hôn nhân: Đó là Sự hợp pháp (chẳng hạn như có giấy ly dị giá trị); thứ hai là có tên chung trên các tài sản và những giấy tờ khác (mà thường là những cặp vợ chồng trẻ hay nghèo không có được); và "sự liên kết tinh thần và tình cảm mà họ chia sẻ trong đời sống".

Và sau cùng vẫn là sự tưởng tượng thái quá, chẳng hạn như nhân viên di trú Felska, 38 tuổi, đến từ Ba Lan sau khi bà may mắn có được Thẻ Xanh qua một vụ sổ xố di trú, đã sáng chế thêm một câu hỏi là: "Loại trang sức nào có ý nghĩa nhất đối với vợ của bạn?".

Vào ngày thứ Ba, nhân viên Felska đã thẩm tra cuộc hôn nhân ba năm của ông Yusuf Mohammed và bà Sally Bines. Ông Mohammed, 42 tuổi, hành nghề lái xe taxi, người Hồi giáo, từng ly dị hai lần. Ông vẫn chưa được gặp mặt đứa con trai ở nước Ghana trong 7 năm qua. Người vợ Mỹ đầu tiên của ông đã hủy bỏ đơn bảo lãnh ông. Còn bà Bines, 41 tuổi, vợ hiện tại của ông, người theo đạo Tin Lành, từng ly dị với một người gốc Puerto Rico, hiện đang theo học ngành giáo dục ở trường đại học Hostos, nơi bà gặp ông chồng hiện nay.

Sau khi hỏi về những vấn đề liên quan đến đời sống chăn gối, nhân viên Felska đã hỏi người chồng: "Nhưng ông có phải là người trả các hóa đơn tiêu dùng trong nhà không?", và hỏi lại, lớn tiếng hơn, sau khi có người thông dịch sang tiếng Tây Ban Nha: "Và ông là người trả các hóa đơn đó, đúng hay không đúng?". Rồi bà nói với cả hai rằng: "Tôi không thể biết nhiều hơn sau khi phỏng vấn chồng của bà, hay vợ của ông trong vòng 45 phút, vì ông bà phải hiểu rõ nhau hơn sau khi chung sống hai năm". Lý do nhân viên Felska nói như vậy vì cặp vợ chồng này đang cố gắng giải thích những câu trả lời khác nhau.

Thực ra, bà Bines đã rời khỏi cuộc phỏng vấn buổi trưa hôm ấy với cơn thịnh nộ vì những câu trả lời ấm ớ của người chồng. Bà nói rằng: "Một số đồ nữ trang mà ông ấy nói đã mua cho tôi nhưng thực ra ông ấy chẳng mua gì hết; nếu thế thì ông ấy sẽ phải đi mua cho tôi ngay bây giờ". Trong khi người chồng cố phân bua rằng rằng ông luôn luôn có ý định mua cho vợ sợi dây chuyền đó.

May mắn thay, chính vì trận cãi nhau thật đó đã thuyết phục nhân viên Felska rằng cuộc hôn nhân của họ là chân thật.

Môt cuộc hôn nhân khác cũng đã được chấp thuận trong ngày hôm đó là mối tình lãng mạng trên internet giữa người thợ sửa xe, Larry Christiansen, 66 tuổi, và người vợ gốc Nga, Alla, 53 tuổi, có bằng Tiến sĩ Âm nhạc và có một cô con gái hợc ở Baruch College.

Ông Christiansen, với mái tóc bạc và dáng đi của người bệnh viêm khớp, từng ly dị năm 2001 sau 36 năm hôn nhân, đã gọi cuộc sống hôn nhân mới của ông là "điều tốt nhất mang đến trong cuộc đời tôi", và thật sự sửng sốt khi "người ta hỏi tôi rằng có phải bà ấy trả tôi tiền để kết hôn giả với bà ấy không?".

Luật sư của cặp vợ chồng này, bà Irina Matiychenko, kể lại rằng khi nhân viên di trú cho cặp vợ chồng trở lại để phỏng vấn chung và hỏi rằng: "Thế ai là xếp trong gia đình?", thì liền có ngay sự tranh luận. Ông chồng nói: "Tôi là xếp trong nhà", và bà vợ liền phản ứng: "Không, ông không phải". Đây là chỉ dấu tốt cho thấy bà vợ không phải là người dễ sai bảo của một người chồng hay ngược đãi vợ.

Nhưng một cặp vợ chồng khác lại không có luật sư giúp đỡ. Bà Miguelina Montalvo Diaz, 32 tuổi ở thành phố Yonkers, cho thấy bà và người chồng gốc Dominican chỉ mới sống với nhau có 6 tháng mà thôi. Trong lá thư mời phỏng vấn có liệt kê những giấy tờ cần nộp, bao gồm cả thư của ngân hàng xác nhận hai người có chung chương mục. Thế là hai vợ chồng liền nhanh chóng mở ngay một chương mục ngân hàng.

Đây là điểm báo sự nguy hiểm. Những giấy tờ ghi ngày quá gần ngày phỏng vấn ngay lập tức trở thành mối nghi ngờ. Một nhân viên di trú của Stokes đã yêu cầu bà Diaz giải thích điều này, và liền bị phản đối ngay: "Tôi không muốn có chương mục chung. Chúng tôi phải mở vì qúy vị yêu cầu điều đó". Nhưng hai vợ chồng vẫn luôn luôn nắm tay nhau, âu yếm. Còn những câu trả lời riêng biệt về những câu hỏi chẳng hạn như "Qúy vị cất vật dụng đựng thức ăn ở đâu?", và "Qúy vị cất giày dép ở đâu?" là "trúng 100%". Bà Diaz cho biết như vậy. Càn nói thêm là bà Diaz vừa mới thất nghiệp, đã mô tả chồng của bà, người đã có bốn đứa con trai riêng ở nước Cộng Hòa Dominican, là một cha tuyệt vời của đứa con trai riêng mới ba tuổi của bà.

Nhưng, cặp vợ chồng này vẫn chửa thể yên thân được. Nhân viên di trú khám phá là ông Diaz vẫn còn có một chương mục ngân hàng riêng, ngoài chương mục chung của hai người. Bà Diaz nói rằng: "Họ bảo rằng ông ấy cần bỏ tên tôi vào chương mục riêng của chồng. Mẹ tôi đã từng kết hôn 25 năm nhưng họ chẳng có chương mục nào chung tên cả"!

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 8-2011
 -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
- Diện F-1: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/05/2004 (Không thay đổi)
- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Ngày 22/07/2008 (Tăng 04 tháng)
- Diện F2B: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/07/2003 (Không thay đổi)
- Diện F-3: Các con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 22/08/2001 (Tăng 5 tuần)
- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 08/04//2000 (Tăng 1 tháng)
-Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực


Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Hôn phu của tôi từ Pháp đến Hoa Kỳ với chiếu khán miễn trừ WT và anh ấy đã ở Mỹ quá hạn. Liệu chúng tôi vẫn có thể kết hôn và nộp đơn xin Thẻ Xanh cho anh ấy không?

- Đáp: Khi hôn phu của chị có chiếu khán WT, điều này xác nhận rõ ràng là anh ấy không có ý định xin điều chỉnh diện cư ntrú, mặc dù anh ấy kết hôn với một công dân Mỹ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số nhân viên sở di trú có vẻ muốn cho loại chiếu khán này được hưởng ngoại lệ. Nhân viên di trú ở thành phố San Diego, California, sẽ bắt đầu chấp thuận những trường hợp có thể cho thấy lý do hợp lý khi ở quá hạn.

- Hỏi: Tiếp theo câu hỏi trên. Nếu văn phòng di trú địa phương sẽ chấp chuận duyệt xét những hồ sơ có lý do chính đáng ở quá hạn, liệu tôi có thể nộp đơn bảo lãnh và xin Thẻ Xanh cho hôn phu của tôi không?

- Đáp: Luật lệ này vẫn chưa rõ ràng và không hẳn tất cả văn phòng di trú đều giải quyết những trường hợp kể trên giống như nhau. Chúng tôi vẫn đề nghị những người có chiếu khán miễn trừ nên cẩn thận khi nộp đơn xin chuyển diện cư trú, và nên tham khảo với một luật sư giàu kinh nghiệm trước khi nộp đơn.

- Hỏi: Cuộc phỏng vấn Thẻ Xanh đầu tiên của tôi vẫn chưa được nhân viên di trú trả lời. Bây giờ tôi lại nhận thêm một lá thư phỏng vấn lần thứ hai. Tại sao tôi lại bị phỏng vấn hai lần và tôi cần phải chuẩn bị những gì cho cuộc phỏng vấn?

- Đáp: Thông thường, một hồ sơ vẫn chưa được giải quyết vì thiếu một số dữ kiện cần thiết và nhân viên di trú cần thêm thời gian để tìm hiểu. Qúy vị cần phải thành thật trong mối quan hệ của mình và luôn luôn có sẵn những chứng minh về cuộc sống hôn nhân càng nhiều càng tốt, và cập nhật những bằng chứng về nguồn tài chánh của người bảo lãnh.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Sáu, 07 Tháng Ba 2008(Xem: 108723)
Như mọi năm, Phòng Công Chứng Liên Bang đã phổ biến bảng quy định mới về mức lợi tức tối thiểu cho năm 2008, và sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 23 tháng 3 năm 2008. Xin lưu ý rằng những chỉ tiêu mới này sẽ áp dụng cho những người bảo lãnh đang sinh sống ở 48 tiểu bang và Quận District Columbia trên đất Mỹ .
Thứ Sáu, 29 Tháng Hai 2008(Xem: 110560)
Trong lần hội thoại trước, Văn Phòng Tham Vãn Di Trú Robert Mullins International đã giới thiệu phần đầu bài viết "Biện Hộ Chống Trục Xuất" của Luật sư Steve Lopez, nói về những nguyên nhân đưa đến việc trục xuất các ngoại kiều vi phạm luật hình sự và di trú tại Hoa Kỳ, cũng như nói về sự quan trọng của một văn phòng luật sư chuyên nghiệp
Thứ Năm, 21 Tháng Hai 2008(Xem: 109405)
"Trong những năm gần đây, mọi người đều nhận thấy một chiến dịch trục xuất những người không có quốc tịch bị phạm tội trên toàn nước Mỹ. Sự việc "mạnh dạn" này được sự cổ xúy đồng tình của giới truyền thông, và áp lực của những nhóm chống di dân lậu như "Minute Man Project", cũng như những buổi hội luận trên tinh thần bảo thủ
Thứ Năm, 14 Tháng Hai 2008(Xem: 111790)
Bản hiệp định mới đây của của chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam nói về một số người Việt Nam đang định cư ở Mỹ có thể bị trục xuất về Việt Nam nếu họ đã nhận được bản quyết định tối hậu từ cơ quan di trú Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong tuần lễ này, chúng tôi được biết rằng hiệp định trục xuất sẽ không ảnh hưởng đến một số người mà một số dư luận lầm tưởng lúc đầu.
Thứ Ba, 12 Tháng Hai 2008(Xem: 112776)
Năm Đinh Hợi 2007 vừa qua, về lãnh vực di trú, cộng đồng Việt Nam chúng ta nhận hai tin không vui: Thứ nhất, quốc hội Hoa Kỳ bàn về dự thảo luật mới, trong các vấn đề được đề nghị là sẽ hủy bỏ chính thức bốn diện bảo lãnh di dân. Và tin không vui thứ hai là bản hiệp định trục xuất vừa được chính phủ Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 01 Tháng Hai 2008(Xem: 117863)
Trong thời gian vừa qua, cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ đã xôn xao trước nguồn tin hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam. Thông báo của Tòa Đại Sứ Mỹ nêu rõ là những người Việt Nam đến Hoa Kỳ bất hợp pháp, hoặc bị chính phủ Mỹ ra lệnh trục xuất vì vi phạm hình sự và luật di trú vào ngày 12 tháng 7 năm 1995, hoặc sau ngày này, là đối tượng bị trả về Việt Nam.
Thứ Năm, 24 Tháng Giêng 2008(Xem: 113935)
Nhiều hãng thông tấn Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản tin quan trọng đang gây xôn xao trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Đó là hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.
Thứ Năm, 17 Tháng Giêng 2008(Xem: 110351)
Theo nguyên tắc, Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể giữ một hồ sơ bảo lãnh bị từ chối trong một năm sau ngày phỏng vấn để cho phép đương đơn nộp bổ túc các bằng chứng được yêu cầu. Tuy nhiên, Tòa Lãnh sự thường không phải chờ đợi lâu trước khi trả hồ sơ về cho Sở di trú. Thực ra đây có thể là điều tốt.
Thứ Sáu, 11 Tháng Giêng 2008(Xem: 118524)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) đã nhận được số lượng đơn gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Vào tháng 7 và tháng 8 năm 2007, cơ quan di trú đã nhận được gần 2 triệu 500 ngàn đơn di trú đủ mọi loại từ dân chúng. Số lượng đơn vừa kể tăng gần gấp đôi số lượng đơn di trú
Thứ Sáu, 04 Tháng Giêng 2008(Xem: 112935)
Kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 2008, lệ phí nộp đơn xin chiếu khán (visa) phi-di-dân sẽ tăng từ 100 Mỹ kim lên 131 Mỹ kim; chẳng hạn như xin chiếu khán phi-di-dân đi du lịch, hoặc sang Mỹ theo diện hôn thê-hôn phu, v.v...