CHIẾU KHÁN HOA KỲ TRONG TÀI KHÓA 2012. Bản Tường Trình Thường Niên Về Số Người Xin Chiếu Khán Di Dân Đã Ghi Danh Tại Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia Đến Ngày 1/11/2011

Thứ Tư, 21 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 103933)
CHIẾU KHÁN HOA KỲ TRONG TÀI KHÓA 2012. Bản Tường Trình Thường Niên Về Số Người Xin Chiếu Khán Di Dân Đã Ghi Danh Tại Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia Đến Ngày 1/11/2011
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.

Trong tiến trình bảo lãnh, đơn của những người bảo lãnh sẽ được các trung tâm di trú ở Hoa Kỳ chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và sau khi hoàn tất một số thủ tục sau cùng, Trung Tâm này sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ đến các Tòa Lãnh sự liên hệ. Những người được bảo lãnh thuộc nhiều diện khác nhau có số lượng chiếu khán (visa) giới hạn được đăng ký trong danh sách chờ đợi chiếu khán. Mỗi hồ sơ đều có một ngày ưu tiên dựa trên ngày sở di trú nhận được đơn bảo lãnh. Việc cấp chiếu khán chỉ có thể được tiến hành chỉ khi nào ngày ưu tiên đã đến kỳ đáo hạn. Những ngày đáo hạn hồ sơ được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phổ biến mỗi tháng trên Bản Thông Tin Chiếu Khán.

Có 226.000 chiếu khán được cấp mỗi năm. Số chiếu khán cấp cho mỗi quốc gia cũng có giới hạn dựa trên các diện bảo lãnh theo thứ tự ưu tiên. Sự giới hạn chiếu khán là số chiêú khán tối đa được cấp trong một năm cho các đương đơn đang sinh sống trong một quốc gia. Trong năm 2012, số chiếu khán giới hạn cho mỗi quốc gia sẽ vào khoảng 25.900 chiếu khán.

Bản tường trình này chỉ cho thấy số đơn bảo lãnh mà Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia đã nhận được. Nó không bảo gồm số lượng đơn bảo lãnh rất lớn đang chờ được duyệt xét ở các văn phòng di trú.

Trên toàn thế giới, hiện có 4 triệu 500 ngàn người được bảo lãnh đang chờ đơn bảo lãnh của họ đến kỳ đáo hạn. Chúng ta hãy so sánh con số này với số chiếu khán 226.000 giới hạn được cấp trong một năm.

Sau đây là số người được bảo lãnh, ở các diện theo thứ tự ưu tiên, đang chờ được cấp chiếu khán trên toàn thế giới:

- Diện Bảo Lãnh Gia Đình Thứ Nhất (được gọi là diện F1, gồm con độc thân, trên 21 tuổi của công dân Mỹ): 290.000 người.

- Diện F2A, bao gồm vợ hoặc chồng và con độc thân, dưới 21 tuổi, của các Thường trú nhân: 360.000 người.

- Diện F2B, bao gồm các con độc thân, trên 21 tuổi của các Thường trú nhân: 550.000 người.

- Diện Bảo Lãnh Gia Đình Thứ Ba (được gọi là diện F3, bao gồm các con đã lập gia đình của công dân Mỹ): 850.000 người.

- Diện Bảo Lãnh Gia Đình Thứ Tư (được gọi là diện F4, bao gồm các anh chị em của công dân Mỹ): 2.500.000 người.

Trong các diện bảo lãnh theo danh sách chờ đợi để được cấp chiếu khán ở các nước, Việt Nam đứng hàng thứ ba với 280.00 người đang chờ đợi đơn bảo lãnh của họ đến kỳ đáo hạn. Chỉ riêng các nước Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân và Ấn Độ, có nhiều người phải chờ đợi lâu hơn Việt Nam.

Việt Nam đứng hạng thứ bảy trong số các nước có số người thuộc diện bảo lãnh F1 cao nhất. Số chiếu khán dành cho các con độc thân, trên 21 tuổi sẽ vào khoảng 26.250 trong suốt tài khoá 2012. Số lượng này đã vượt quá số chiếu khán giới hạn trong năm. Tại Việt Nam hiện nay, có khoảng 9.500 đương đơn thuộc diện F1 đang chờ đợi để phỏng vấn.

Số chiếu khán giới hạn trên thế giới mỗi năm dành cho diện F3, các con đã lập gia đình của công dân Mỹ, là 23.400. Việt Nam đứng hạng thứ ba trong số 10 nước có đông số người thuộc diện F3 nhất, với trên 77.000 người đang chờ để được phỏng vấn. Chỉ có hai nước Mễ Tây Cơ và Phi Luật Tân có số người diện F3 nhiều hơn Việt Nam.

Anh chị em của các công dân Mỹ nằm trong diện F4. Có 2 triệu 500 ngàn anh chị em và gia đình của họ trên toàn thế giới đang chờ được cấp chiếu khán, nhưng chỉ có 65.000 chiếu khán F4 dành cho họ mỗi năm. Thời gian chờ đợi theo thứ tự ưu tiên của diện Bảo Lãnh Gia Đình Thứ Tư này phải chờ đợi lâu hơn các diện khác vì số chiếu khán được yêu cầu vượt quá số chiếu khán giới hạn. Thời gian chờ đợi nhiều lúc đã vượt quá 11 năm ở hầu hết các nước và phải mất từ 15 đến 20 năm chờ đợi ở một số quốc gia khác như Phi Luật Tân và Ấn Độ.

Việt Nam đứng hạng tư trong danh sách các nước có diện F4, với 180.000 người đang chờ đợi để hoàn tất thủ tục duyệt xét chiếu khán.

Thưa qúy vị, mặc dù số chiếu khán giới hạn sẽ kéo dài thời gian chờ đợi, nhưng đã có nhiều thân chủ đã đến Hoa Kỳ trước mùa Giáng Sinh 2011. Văn phòng Robert Mullins International rất vui mừng khi qúy thân chủ đã được đoàn tụ với người thân sau bao ngày xa cách. Nhân dịp này. chúng tôi xin cầu chúc qúy thính giả, qúy thân chủ và gia đình một mùa Giáng Sinh đầm ấm, đầy niềm vui và hạnh phúc.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Có cách nào để Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể cấp chiếu khán di dân trước khi đơn bảo lãnh đáo hạn (để được duyệt xét cấp chiếu khán) không?

- Đáp: Không cách nào. Chiếu Khán Di Dân không bao giờ được cấp trước khi đơn bảo lãnh đến kỳ đáo hạn.. Nếu một người cần đến Hoa Kỳ sớm hơn để điều trị bệnh tật, cần phải nộp đơn xin Chiếu Khán Nhân Đạo càng sớm càng tốt.

- Hỏi: Có những chọn lựa nào khác dành cho các con sẽ không còn hợp lệ vì đã trên 21 tuổi trước khi được duyệt xét cấp chiếu khán không?

- Đáp: Hiện nay chỉ còn một chọn lựa duy nhất là xin áp dụng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức Đạo luật CSPA). Đạo luật này cho phép thời gian sở di trú duyệt xét đơn bảo lãnh được trừ vào số tuổi hiện tại của người con khi đơn bảo lãnh đến kỳ đáo hạn.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart ), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 95745)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 100502)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 102611)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100058)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 96405)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.
Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 101773)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).
Thứ Năm, 15 Tháng Giêng 2009(Xem: 92152)
Lời thú nhận "có tội" là con đường mà 95% những hồ sơ hình sự được định đoạt. Trong những hồ sơ mà bị cáo không phải là công dân Hoa Kỳ, lời thú nhận có thương lượng phải được nghiên cứu cẩn trọng và phải đi đến một số thay đổi làm tội nhẹ đi.
Thứ Tư, 07 Tháng Giêng 2009(Xem: 97885)
Trong chủ đề kỳ này, chúng ta sẽ nói đến hai đề tài liên quan đến các hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng.
Thứ Sáu, 02 Tháng Giêng 2009(Xem: 94615)
Chiếu khán R-1 được cấp cho các nhân viên phục vụ trong lãnh vực tôn giáo. Đây là loại chiếu khán phi-di-dân, chiếu khán tạm thời.
Thứ Tư, 24 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 96983)
Trong năm 2008, người ta không thấy có những tiến triển nào quan trọng trong các luật lệ về di trú toàn cầu.