Ý Nghĩa Của Chữ "Vô Cùng Khó Khăn"

Thứ Tư, 06 Tháng Hai 201300:00(Xem: 68370)
Ý Nghĩa Của Chữ "Vô Cùng Khó Khăn"
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Trong một số trường hợp, người xin chiếu khán (visa) cần thể hiện tình trạng "vô cùng khó khăn" đối với người bảo lãnh nếu chiếu khán của họ bị từ chối.

Việc thể hiện tình trạng "vô cùng khó khăn" đối với những người được bảo lãnh nộp mẫu đơn I-601 ở Việt Nam, từng bị từ chối cấp chiếu khán và được yêu cầu phải nộp đơn xin miễn (hình phạt); hay đối với những những đương đơn nộp mẫu mới I-601A nếu đang ở Hoa Kỳ, hoặc đối với những đương đơn đang ở nước ngoài có hồ sơ theo Đạo Luật Bảo Lãnh Gia Đình, vì người bảo lãnh qua đời và đòi hỏi phải có một người kế quyền hồ sơ bảo lãnh; hoặc đối với những đương đơn có hồ sơ theo điều luật 204(l) vì người bảo lãnh đã mất khi đương đơn đang ở Hoa Kỳ.

Ý nghĩa của tình trạng vô cùng khó khăn không phải là những khó khăn mà người được bảo lãnh gặp phải, mà là nỗi khó khăn người bảo lãnh sẽ đối diện nếu người được bảo lãnh không được cấp chiếu khán. Đương đơn xin chiếu khán phải thể hiện rằng nếu bị phân cách bởi người hôn phối hoặc cha mẹ công dân Mỹ sẽ tạo nên tình trạng vô cùng khó khăn đối với những người thân công dân Mỹ này. Hoặc, đương đơn phải cho thấy sẽ xảy ra tình trạng vô cùng khó khăn nếu người bảo lãnh phải di chuyển qua Việt Nam để sống với người hôn phối hoặc với con cái.

Nếu chỉ nói rằng người được bảo lãnh và người bảo lãnh sẽ nhớ thương nhau vô cùng sẽ không đủ yêu cầu, ngoại trừ những bằng chứng tâm lý cho thấy việc chia cách nhau sẽ tạo mối nguy hại cho người bảo lãnh. Nói tóm lại, các bằng chứng giấy tờ thật nhiều mới có thể thuyết phục Sở di trú về tình trạng "vô cùng khó khăn". Tình trạng vô cùng khó khăn có thể được thể hiện trong nhiều tình huống của đời sống người bảo lãnh, chẳng hạn như:

Sức Khỏe - Hầu hết những chứng minh về tình trạng vô cùng khó khăn thành công thường liên quan đến vấn đề sức khỏe. Thí dụ, người bảo lãnh có những yêu cầu được điều trị liên tục hoặc có những yêu cầu được điều trị chuyên môn về cơ thể hoặc tình trạng về tinh thần và việc điều trị có chất lượng cao hiện chưa có ở Việt Nam. Vì tình trạng này đã làm cho người bảo lãnh không thể di chuyển ra nước ngoài và chắc chắn cần có người được bảo lãnh ở Hoa Kỳ để săn sóc.

Hoặc người bảo lãnh đang săn sóc thân nhân cao tuổi, bệnh hoạn triền miên, hoặc tàn tật và rất cần sự săn sóc thường xuyên; vì tình huống quá xấu đến nỗi người bảo lãnh PHẢI sống với thân nhân. Và điều này làm cho người bảo lãnh không thể ra nước ngoài được và rất cần người được bảo lãnh ở Hoa Kỳ để giúp đỡ cho người thân và giải quyết những trách nhiệm khác.

Những Liên Quan Về Tài Chánh của người bảo lãnh cũng có thể là những lý do đưa đến tình trạng vô cùng khó khăn. Nếu người được bảo lãnh không thể có chiếu khán di dân và người bảo lãnh phải về sống ở Việt Nam thì việc làm tương lai của người bảo lãnh sẽ ra sao? Có phải sẽ mất mát vì phải bán nhà hoặc lỗ lã trong kinh doanh hoặc phải chấm dứt việc hành nghề chuyên môn? Có phải đời sống căn bản sẽ bị xuống dốc? Có phải sẽ phải tốn kém thêm về những nhu cầu khác thường như việc học hành hoặc tập huấn đặc biệt cho con cái ở Việt Nam? Có phải sẽ tốn kém cho việc chăm sóc cha mẹ thường xuyên đau yếu vẫn còn ở Hoa Kỳ?

Giáo Dục - Thí dụ, nếu người bảo lãnh đang theo học một trường đại học ở Hoa Kỳ, điều gì sẽ xảy ra nếu người này phải về Việt Nam sinh sống với người hôn phối? Có phải họ sẽ mất đi cơ hội được học cao hơn? Sẽ ra sao nếu họ phải học với ngôn ngữ Việt Nam?

Những Liên Quan Đến Cá Nhân - Với những thân nhân cật ruột ở Hoa Kỳ và Việt Nam. Sự xa cách người bạn đời/ con cái; tuổi tác của hai bên; thời gian cư ngụ và những gắn bó cộng đồng ở Hoa Kỳ.

 Ngoài ra còn có những yếu tố khác liên quan đến văn hóa, ngôn ngữ và cơ cấu xã hội có thể tạo nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bảo lãnh công dân Hoa Kỳ phải về Việt Nam sinh sống.

Sau đây là một câu chuyện thương tâm của đôi vợ chồng Mỹ - Mễ Tây Cơ phải kiên nhẫn đấu tranh trong một thời gian dài để hồ sơ xin miễn (hình phạt) I-601 được chấp thuận:

Người chồng Mễ Tây Cơ nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp và ở khá lâu cũng đủ để sở di trú Hoa Kỳ cấm nhập cảnh trong 10 năm. Kể từ khi người chồng không thể trở lại California, người vợ Mỹ cố gắng di chuyển đến Mễ Tây Cơ để sống với chồng nhưng cô đang bị chứng bịnh viêm cuống phổi trầm trọng, vốn không thể được bác sĩ chữa trị có hiệu quả ở Mễ Tây Cơ. Người vợ không thể xin dạy học ở Mễ và đang trải qua thời kỳ khó khăn tài chánh. Ngôi nhà của hai vợ chồng sinh sống đã bị trộm viếng thăm. Cô vợ sợ hãi tình trạng an toàn của mình và không thể chăm lo cơn bệnh kinh niên của mình ở Mễ, vì thế cô đã trở về sống tại thành phố San Diego, miền Nam California, trong khi chồng cô vẫn sống ở thành phố Tijuana giáp biên giới Hoa Kỳ.

Sau khi đứa con trai đầu tiên của họ chào đời, người vợ xin việc dạy lớp mẫu giáo toàn thời gian và phải đi qua biên giới Mỹ - Mễ mỗi ngày để người chồng chăm sóc đứa con trai cả ngay để cô Samantha có thì giờ làm việc. Đời sống của hai vợ chồng ngày càng khó khăn hơn khi đứa con trai của cô Samantha và anh Enrique được chuẩn đoán mang bệnh tự kỷ và đòi hỏi việc điều trị đặc biệt chưa có ở Mễ Tây Cơ.

Với việc làm toàn thời gian của cô Samantha, chăm sóc con cái, và hàng ngày phải đi qua biên giới hai lần, cô chỉ có thể ngủ 4 tiếng mỗi ngày. Thời khóa biểu này bắt đầu gây hại và ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng làm việc hữu hiệu của cô tại trường học và ở gia đình. Samantha mất việc dạy học và chỉ còn làm bán thời gian công việc trong văn phòng của trường học, một việc làm ít yêu cầu nhưng rất ít lương. Sau khi hai vợ chồng có đứa con thứ hai, một vụ cấn thai ngoài dự tính, đời sống của họ lạị càng khó khăn hơn. Cô Samantha bắt đầu trải qua những triệu chứng bị căng thẳng và lo âu trầm trọng.

Điều quá dễ dàng nếu phải có bằng chứng về tình trạng vô cùng khó khăn của người vợ khi phải cố sống ở Mễ Tây Cơ và sự khó khăn của cô khi phải sống ở Mỹ nhưng không có chồng bên cạnh. Cũng không khó để chứng minh rằng cô sẽ không thể di chuyển sang Mễ và cũng không thể tiếp tục sống xa Enrique nếu ở Hoa Kỳ. Đã có vấn đề bệnh kinh niên của cô ở Mễ Tây Cơ, vấn đề điều trị đặc biệt cho người con với bệnh tự kỷ, sự bất lực làm gián đoạn sự ghiệp của cô làm giáo viên mẫu giáo, những liên hệ mạnh mẽ về gia đình và cộng đồng ở Mỹ và những yếu tố quan trọng khác. Những giấy tờ chứng minh cho thấy không thể nuôi con với bệnh tự kỷ mà không có sự hiện diện của cha mẹ.

Vì thế, đơn I-601, dựa trên những giấy tờ chứng minh hùng hồn kể trên, sau cùng đã được chấp thuận và hai vợ chồng cùng con cái đã đoàn tụ ở Hoa Kỳ. Từ hồ sơ này, chúng ta có thể thấy rõ ràng lý do để nêu lên tình trạng vô cùng khó khăn phải thật nghiêm chỉnh và kiểm chứng được. Nếu chỉ nói rằng rất nhớ thương nhau thì không bao giờ là lý do để sở di trú chấp thuận đơn xin miễn (hình phạt).

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Chẳng lẽ không có thời gian nào để người ta có thể trả tiền phạt cho sở di trú để đơn xin Thẻ Xanh của họ được chấp thuận hay sao?

- Đáp: Đã từng có luật 245(I). Luật này cho phép những thân nhân trực hệ của công dân Mỹ được điều chỉnh diện thường trú nhân mặc dù họ nhập cảnh bất hợp pháp. nhưng luật này đã hết hiệu lực. Hiện nay, thân nhân trực hệ đang ở Mỹ bất hợp pháp phải trở về quốc gia của họ để nộp đơn xin chiếu khán (visa) di dân.

- Hỏi: Kết hôn với một công dân Mỹ không mang lại quyền lợi đặc biệt nào cho người ngoại kiều đang sống ở Mỹ bất hợp pháp hay sao?

- Đáp: Nếu chỉ kết hôn thôi thì không đủ để tránh việc yêu cầu phải rời khỏi Hoa Kỳ để xin chiếu khán di dân. Nếu đơn xin miễn (hình phạt) I-601A được chấp thuận sẽ dễ xin chiếu khán di dân hơn, sau khi hai người sống với nhau một thời gian và có con chung. Sau đó, họ sẽ có cơ hội chứng minh tình trạng "vô cùng khó khăn" dễ hơn nếu người hôn phối ngoại kiều không thể xin chiếu khán di dân tại Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm 2008(Xem: 104157)
Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam được mô tả là văn phòng phải giải quyết số lượng hồ sơ rất lớn và là một trong những văn phòng lãnh sự bận rộn nhất thế giới.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 103436)
Dù đã 33 năm trôi qua, người Việt Nam ở trong và ngoài nước vẫn không thể quên biến cố 30 Tháng 4 bi thảm ấy. Hiệp định Genève 1954 đã giúp cho hàng triệu người Việt "di cư" từ Bắc vào Nam để chọn một đời sống tự do ngay trên đất nước mình.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 109706)
Chiếu khán ( visa ) Du Học là loại chiếu khán phi di dân, có giá trị ngắn hạn. Trước khi Lãnh sự cấp loại chiếu khán này, đương đơn xin du học phải có đủ bằng chứng thuyết phục nhân viên lãnh sự là họ sẽ trở về Việt Nam sau khi việc học kết thúc.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 106530)
Các Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho nhiều qúy vị tăng-ni Phật giáo ở Việt Nam được cấp chiếu khán (visa). Các loại chiếu khán phục vụ tôn giáo, được là R-1, có loại ngắn hạn và loại chiếu khán dài hạn dành cho những người di dân đặc biệt phục vụ tôn giáo.
Thứ Sáu, 11 Tháng Tư 2008(Xem: 99742)
Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là khi người bảo lãnh và người được bảo lãnh nộp đơn bảo lãnh và những đơn từ, giấy tờ phụ trợ khác, nên hiểu rằng họ không chỉ làm công việc điền đơn là xong. Họ cần biết chính xác tình trạng hồ sơ của mình để có thể hoàn tất  hồ sơ với kết quả mỹ mãn.
Thứ Sáu, 04 Tháng Tư 2008(Xem: 104353)
Kể từ ngày thứ Bảy, 29 tháng 3 năm 2008, tất cả những cuộc hẹn phỏng vấn xin chiếu khán (visa) phi di dân phải được thực hiện trên mạng lưới điện tử của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ngân hàng Citibank sẽ không còn trách nhiệm lập những cuộc hẹn phỏng vấn nữa. Tuy nhiên, lệ phí phỏng vấn, trả bằng mỹ kim, vẫn phải đóng ở văn phòng Sunwah Tower của ngân hàng Citibank.
Thứ Sáu, 28 Tháng Ba 2008(Xem: 107799)
Trong thời gian vừa qua, các thính giả và độc giả của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã quen thuộc với những bài viết của ông Steve Lopez, một luật sư dày dạn kinh nghiệm về vấn đề trục xuất, và hiện có nhiều văn phòng hành nghề luật ở tiểu bang California. Sau đây là một bài viết khác của Luật sư Steve Lopez cũng liên quan đến đề tài trục xuất:
Thứ Năm, 20 Tháng Ba 2008(Xem: 107108)
Trước đây, vào thời gian phỏng vấn ở Việt Nam, Lãnh Sự Hoa Kỳ muốn người được bảo lãnh phải nộp một số đơn và giấy tờ cần thiết. Thủ tục này đã thay đổi và hiện nay Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) tại Hoa Kỳ sẽ là nơi có trách nhiệm thu nhận những giấy tờ quan trọng này.
Thứ Năm, 13 Tháng Ba 2008(Xem: 106514)
Vài năm trước đây, chúng ta đã có dịp nói về một số công việc của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Sự thay đổi người có trách nhiệm cao nhất tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, cũng như Tổng lãnh sự và nhân viên lãnh sự tại Sài Gòn trong thời gian qua cũng phản ảnh khá nhiều sự thay đổi công việc thường ngày ở nơi này.
Thứ Sáu, 07 Tháng Ba 2008(Xem: 108660)
Như mọi năm, Phòng Công Chứng Liên Bang đã phổ biến bảng quy định mới về mức lợi tức tối thiểu cho năm 2008, và sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 23 tháng 3 năm 2008. Xin lưu ý rằng những chỉ tiêu mới này sẽ áp dụng cho những người bảo lãnh đang sinh sống ở 48 tiểu bang và Quận District Columbia trên đất Mỹ .