Nhìn Lại Vấn Đề Di Trú Trong Năm 2013

Thứ Tư, 08 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 40145)
Nhìn Lại Vấn Đề Di Trú Trong Năm 2013
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Dự Luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện Của Thượng Viện: Đối với 11 triệu di dân bất hợp pháp đang sinh sống tại Hoa Kỳ thì năm 2013, một lần nữa, là một năm đầy thất vọng. Vào tháng 6 năm 2013, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật cải tổ di trú toàn diện và kêu gọi mở con đường quốc tịch hóa cho người ngoại kiều bất hợp pháp, cũng như tăng cường an ninh biên giới, chấp thuận chương trình khách-công nhân và giúp đỡ những người nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp khi còn thơ ấu. Tiếc thay, dự luật của Thượng viện đã chạm phải bức tường gạch kiên cố của Hạ viện và bây giờ chưa biết đi về đâu.

Con Số Trục Xuất Lại Xuống Thấp: Vấn đề trục xuất trong năm 2013 đã xuống đến mức thấp nhất từ khi Tổng thống Obama nhậm chức. Khoảng 364.700 di dân bất hợp pháp đã bị trục xuất trong tài khóa 2013, xuống 11% do với 410.000 người bị trục xuất trong năm 2012. Sở di trú nói rằng việc trục xuất thấp hơn vì hành pháp thay đổi chính sách về loại người di dân nào chính phủ muốn trục xuất. Tuy nhiên, mặc dù tổng số di dân bị trục xuất xuống thấp hơn, nhưng cần biết rằng hành pháp thời Tổng thống Obama đã trục xuất người di dân nhiều hơn bất cứ nhiệm kỳ tổng thống khác trong lịch sử Hoa Kỳ.

Những Người Mỹ Từ Bỏ Quốc Tịch Hoa Kỳ: Bộ Ngân Khố tường trình rằng đã có 2.370 người Mỹ đã từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ của họ hoặc trả lại Thẻ Xanh trong suốt năm 2013. Đây là con số cao nhất kể từ năm 2011. Phần lớn trong số những người này muốn tránh trả thuế lợi tức cho chính phủ Hoa Kỳ. Một trường hợp đặc biệt cần nói ở đây là nữ danh ca nhạc Rock, Tina Turner, đã từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ. Bà Turner, 74 tuổi, đã sống tại Âu Châu từ nhiều thập niên qua và tuyên bố rằng bà dự tính trở thành công dân Thụy Sĩ. Bà không có ý định trở về Hoa Kỳ.

Bộ Nội An Công Nhận Hôn Nhân Đồng Tính Vì Mục Đích Di Trú: Sau quyết định hồi tháng Sáu của Tối Cao Pháp Viện hủy bỏ Điều 3 của Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân, Bà Janet Napolitano, Bộ trưởng Bộ Nội An, đã chỉ thị cho Sở di trú USCIS tiến hành duyệt xét những đơn bảo lãnh hôn nhân đồng tính giống như duyệt xét những hồ sơ bảo lãnh hôn nhân khác tính.
 
Những Tiểu Bang Nới Rộng Quyền Lợi Cho Những Di Dân Không Có Giấy Tờ Hợp Lệ: Tiểu bang California đã mở đường với một số luật di trú mở rộng, bao gồm những luật bảo vệ công nhân di dân và cho phép di dân bất hợp pháp có bằng lái xe. Cùng với California, một số tiểu bang khác cũng đã nới rộng việc hỗ trợ học phí của tiểu bang cho những sinh viên ngoại quốc bất hợp pháp.

Tối Cao Pháp Viện Quan Tâm Đến Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em: Vào ngày 10 tháng 12 năm 2013, Tối Cao Pháp Viện đã nghe phần tranh luận về vấn đề Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em CSPA-Diện Bảo Lãnh F2B. Luật sư của chính phủ đã tranh luận rằng những người con quá tuổi không nên được xem là "đang xếp hàng chờ đợi" khi họ đã đợi quá lâu với gia đình của họ chờ đơn bảo lãnh đáo hạn. Việc tranh luận của bên Sở di trú đã không đếm xỉa gì đến mục đích của Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em CSPA có hiệu lực từ năm 2002. May mắn thay, sự công bằng của Tối Cao Pháp Viện đã thể hiện sự thông cảm những khó khăn của những người con quá tuổi và gia đình của họ đã thực sự phải chịu đựng trong nhiều năm chờ đợi để được cấp chiếu khán (visa). Quyết định của Tối Cao Pháp Viện hy vọng sẽ có vào đầu năm 2014.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu Tối Cao Pháp viện quyết định ủng hộ vấn đề Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em CSPA-F2B, liệu quyết định này có giúp cho tất cả những đơn bảo lãnh diện F2B không?

- Đáp: Quyết định này sẽ chỉ giúp cho những đương đơn có tên trên đơn bảo lãnh diện F3 và F4, nhưng đã quá tuổi để được áp dụng luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em khi cha mẹ của họ di dân đến Hoa Kỳ.
 
- Hỏi: Khi nào quốc hội sẽ tái thảo luận về việc cải tổ di trú?

- Đáp: Có lẽ sẽ không có bất cứ tiến triển quan trọng nào cho đến giữa năm 2014.

- Hỏi: Những loại công nhân nào hợp lệ để xin chiếu khán W nếu chương trình này được quốc hội phê chuẩn?

- Đáp: Nếu quốc hội cuối cùng chấp thuận chiếu khán W dành cho những công nhân có khả năng thấp, và chương trình này sẽ mở ra cho công nhân hành nghề giữ trẻ, chăm sóc người cần quan tâm và nhân viên nhà hàng. Giới chủ nhân sẽ phải có sự chấp thuận từ Bộ Lao Động và Sở di trú.

Giới chủ nhân trước tiên phải đăng quảng cáo những việc làm này trong 30 ngày trên trang mạng điện tử của Bộ trưởng Bộ Lao Động để xem có những công nhân Mỹ nào thích và hội đủ điều kiện cho công việc này. Chiếu khán W sẽ có giá trị trong 3 năm, có thể gia hạn, và người hôn phối cũng như con nhỏ của người công nhân có thể tháp tùng đến Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 23 Tháng Ba 2011(Xem: 138364)
Vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, Văn phòng Di Trú của chính phủ Hoa Kỳ sẽ ngưng nhận đơn và sẽ chính thức đóng cửa Văn phòng Di Trú vào ngày 31 tháng 3 năm 2011.
Thứ Năm, 17 Tháng Ba 2011(Xem: 125021)
Trong chủ đề di trú hôm nay, chúng ta sẽ nói về một bài viết đặc biệt của Giáo sư Vivek Wadhwa, hiện là giảng sư các trường đại học nổi tiếng tại UC-Berkeley, Harvard Law School, Duke University and Emory University.
Thứ Tư, 09 Tháng Ba 2011(Xem: 137136)
Trong bất cứ hồ sơ xin chiếu khán (visa) phi-di-dân bị từ chối, các nhân viên Lãnh sự được yêu cầu cấp cho đương đơn một "Giấy Ghi Nhận Sự Từ Chối". Nhiều sự từ chối cấp chiếu khán này dựa trên điều luật 221(g) của Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú.
Thứ Bảy, 05 Tháng Ba 2011(Xem: 134042)
Thẻ mới trông giống như Thẻ Được Phép Làm Việc hiện nay nhưng sẽ có thêm dòng chữ "Dùng như Giấy I-512 Tạm Dung".
Thứ Năm, 24 Tháng Hai 2011(Xem: 125423)
Người di dân thường sống trong hoàn cảnh đặc biệt không thể tự vệ vì nhiều người không nói tiếng Anh giỏi, và thường sống xa gia đình và bạn bè thân thiết, và họ có thể không hiểu biết nhiều về luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 16 Tháng Hai 2011(Xem: 133050)
Nhiều thính giả và độc giả của Văn phòng Robert Mullins International luôn theo dõi rất sát thời gian các loại chiếu khán di dân đến ngày đáo hạn. Thời gian đáo hạn chiếu khán đã gia tăng khá nhanh trong suốt năm 2010, nhưng cũng đã trở lui rất nhanh từ tháng Giêng năm 2011.
Thứ Tư, 09 Tháng Hai 2011(Xem: 140877)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Chủ Nhật, 30 Tháng Giêng 2011(Xem: 142770)
Việc ban hành luật di trú tai Quốc Hội trong năm 2010 đã chấm trong sự thất vọng. Đạo luật Ước Mơ từng được Hạ Viện thông qua khá sít sao thì bị Thượng viện bác bỏ vì không đủ 60 số phiếu cần thiết. Đạo luật cải tổ di trú đã không được đưa ra bầu bán lần nào trong năm ngoái.
Thứ Tư, 26 Tháng Giêng 2011(Xem: 137242)
Trong tháng vừa qua, sở di trú Hoa Kỳ đã điều chỉnh chính sách liên quan đến việc duyệt xét những đơn bảo lãnh sau khi người bảo lãnh qua đời. Trong những năm trước, Văn Phòng Dịch Vụ Và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) nói rằng luật di trú không cho phép người được bảo lãnh đang xin chiếu khán (visa) có sự chấp thuận đơn bảo lãnh nếu người bảo lãnh qua đời trong khi hồ sơ đang chờ đợi duyệt xét.
Thứ Tư, 19 Tháng Giêng 2011(Xem: 126888)
Vì những lợi ích của các công dân mới, Văn Phòng Dịch Vụ Di Trú và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) vừa phổ biến một bản lược duyệt những quyền lợi của các công dân vừa nhập tịch Hoa Kỳ. Những quyền này bao gồm quyền tự do phát biểu, tự do thờ phượng, quyền nộp đơn xin việc ở các văn phòng chính phủ liên bang, và quyền theo đuổi "cuộc sống, tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc".