Thẩm Tra Giấy Tờ Các Đương Đơn Tại Tòa Lãnh Sự Cập Nhật Thủ Tục Xin Gia Hạn Chương Trình DACA

Thứ Tư, 20 Tháng Tám 201400:00(Xem: 25236)
Thẩm Tra Giấy Tờ Các Đương Đơn Tại Tòa Lãnh Sự Cập Nhật Thủ Tục Xin Gia Hạn Chương Trình DACA

Thẩm Tra Giấy Tờ Các Đương Đơn Tại Tòa Lãnh Sự: Trong một cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa), những thông tin nào cần kiểm tra và làm cách nào những thông tin này được tổng hợp trong thủ tục thẩm tra?

Những thông tin lưu trữ được cất giữ và được duyệt xét qua hệ thống Lưu Trữ Dữ Kiện Tổng Hợp Lãnh Sự (tức Consular Consolidated Database - gọi tắt là hệ thống CCD). Hệ thống lưu trữ này chứa hơn 143 triệu hồ sơ liên hệ đến những đơn xin chiếu khán. Các nhân viên lãnh sự sẽ vào xem những quyết định liên quan đến những đơn xin chiếu khán mà đương đơn đã xin trước đây (nếu có) và những ghi nhận riêng của các nhân viên lãnh sự khác.

Hơn 75 triệu hình ảnh được lưu giữ trong hệ thống điện tử CCD. Hệ thống CCD cũng lưu giữ khoảng 10 triệu dấu vân tay của các đương đơn xin chiếu khán. Các tòa lãnh sự cũng sử dụng kỹ thuật nhận dạng khôn mặt để thẩm tra và so sánh với kho dữ kiện của hệ thống CCD lưu giữ hình ảnh của các đương đơn xin chiếu khán. Họ cũng sẽ kiểm tra một hệ thống lưu giữ riêng biệt về danh sách hình ảnh những tên khủng bố.

Hệ thống Lưu Trữ Dữ Kiện Lãnh Sự được nối kết với các hệ thống lưu trữ dữ kiện về di trú và thi hành luật pháp khác, để giúp cho nhân viên lãnh sự xác nhận những vấn đề cần quan tâm. Những nối kết bao gồm Bộ Nội An Hoa Kỳ, Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) và Hệ Thống Xuất Nhập Cảnh Của Bộ Nội An. Hệ Thống này có thể được dùng để xem nếu đương đơn có ở quá hạn chiếu khán trước đây không.

Hệ thống Lưu Trữ Dữ Kiện Lãnh Sự cũng được nối kết với một hệ thống chứa những hồ sơ cá nhân có thể đe dọa an ninh Hoa Kỳ.

Nhập Cảnh Tại Cửa Khẩu Hoa Kỳ: Những dấu vân tay được lấy trong thủ tục xin chiếu khán được Tòa Lãnh sự gửi đến cơ quan Bảo Vệ Biên Phòng và Hải Quan Hoa Kỳ. Thủ tục trên cho phép cơ quan này so sánh những dấu vân tay của Lãnh sự và những dấu vân tay được lấy từ nơi nhập cảnh tại Hoa Kỳ.

Điều quan trọng là các đương đơn xin chiếu khán cần phải cung cấp những thông tin chính xác trong đơn xin chiếu khán, và các đương đơn cần phải hiểu rất rõ là các nhân viên lãnh sự có rất nhiều phương tiện để xác nhận những thông tin được cung cấp.

Chương trình DACA: Trong tháng 6 năm 2014 vừa qua, Sở di trú USCIS đã bắt đầu thủ tục gia hạn cho hàng trăm ngàn di dân thiếu niên đã nhận được sự trợ giúp của chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (Lệnh Trục Xuất) Những Người (Đến Hoa Kỳ) Từ Thơ Ấu (tức Deferred Action for Childhood Arrivals - gọi tắt là DACA). Thủ tục gia hạn lần này dễ dàng hơn lần nộp đơn đầu tiên cho chính phủ Hoa Kỳ.

Một vài đề nghị khi nộp đơn xin gia hạn chương trình DACA:

- Gửi đơn của qúy vị đúng thời hạn. Điều rất quan trọng cần ghi nhớ là phải nộp đơn trong 120 ngày trước ngày hết hạn thẻ Cho Phép Làm Việc (tức Employment Authorization Card). Nếu qúy vị nộp đơn quá sớm (chẳng hạn như nộp đơn trước 150 ngày) thì Sở di trú sẽ hoàn trả đơn của qúy vị.

- Qúy vị sẽ nộp Đơn I-812D mới với những câu hỏi cập nhật và có thể đòi hỏi thêm một số thông tin khác.

- Cần phải kê khai tất cả những lần vắng mặt ở Hoa Kỳ. Vì thế nếu qúy vị rời khỏi Hoa Kỳ trong hai năm qua, cần phải thông báo cho chính phủ biết điều này.

- Cần kiên nhẫn và quan tâm. "Thủ tục duyệt xét sẽ phải mất ít nhất 120 ngày, vì thế các đương đơn nên gửi giấy tờ 120 ngày trước khi hết hạn".

Cần ghi nhớ rằng những đòi hỏi căn bản để gia hạn chương trình DACA giống như lần nộp đơn đầu tiên:

Qúy vị đã đến Hoa Kỳ trước sinh nhật 16 tuổi.

Qúy vị thực sự đã ở Hoa Kỳ từ tháng 6 năm 2007.

Qúy vị đã thực sự có mặt ở Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 6 năm 2012, tức là ngày Bộ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ chính thức ban hành chương trình DACA.

Qúy vị hiện đang theo học một chương trình giáo dục: chẳng hạn như đang học Trung học, chương trình Giáo dục Tổng quát, Trường Hướng nghiệp được công nhận bởi tiểu bang hoặc trường đại học.

Qúy vị không vi phạm những tội đại hình và không chưa từng phạm ba tội tiểu hình đáng quan tâm.

Qúy vị không thể hơn 31 tuổi vaò ngày 15 tháng 6 năm 2012. Qúy vị có thể bắt đầu nộp đơn lúc 15 tuổi.

Hỏi Đáp Di Trú:

Hỏi: Đối với chương trình DACA, có phải sở di trú rất nghiêm ngặt về ngày đến Mỹ, cháu của tôi đến Mỹ chỉ một tuần sau ngày tròn 16 tuổi. Cháu có hợp lệ không?

Đáp: Sở di trú không có quyền hạn thay đổi nguyên tắc, sở di trú sẽ không thể chấp thuận đơn của em ấy, nếu em đến Mỹ sau ngày 16 tuổi

Hỏi: Những đương đơn diện DACA có thể xin chuyển diện thường trú qua một đơn bảo lãnh đoàn tụ gia đình không?


Đáp: Một em có diện DACA tức được xem là hợp lệ tại Hoa Kỳ. Do đó, em ấy có thể xin thẻ xanh thường trú dựa vào một đơn bảo lãnh đoàn tụ gia đình

Hỏi: Có những hậu quả gì nếu dùng một dịch vụ thiếu chuyên môn, bất tín trong việc xin visa?

Đáp: Có hàng trăm cơ sở dịch vụ tại Hoa Kỳ và Sàigon sẵn sàng cung cấp những thông tin sai lạc trên đơn xin. Họ không hiểu nguồn lưu trữ dữ kiện luôn sẳn có cho những viên chức lãnh sự. Và trong nhiều trường hợp, những người này đã không ghi danh tánh trong đơn. Vì thế, đương đơn bị cho là kê khai gian lận trong đơn xin của mình.
Thứ Tư, 05 Tháng Năm 2010(Xem: 107449)
Vào thời điểm hiện nay hàng năm, chúng tôi thường loan báo về mức lợi tức tối thiểu mới của chính phủ đưa ra để giúp cho những người bảo lãnh biết những yêu cầu lợc tức cần có để làm đơn Bảo Trợ Tài Chánh cho người thân.
Thứ Tư, 28 Tháng Tư 2010(Xem: 107552)
Văn phòng Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho hàng chục ngàn gia đình đoàn tụ trên đãt Mỹ trong 23 năm qua. Có nhiều hồ sơ rất đáng ghi nhớ nhưng có lẽ trường hợp vô cùng đặc biệt sau đây sẽ làm cho nhiều người khó có thể mường tượng được. Đây là trường hợp di dân của một người Việt Nam tưởng rằng không thể nào thành công với những gian nan đầy vô vọng, nhưng lại được kết quả viên mãn, khó có thể tin được. Đó là trường hợp của ông Văn.
Thứ Tư, 21 Tháng Tư 2010(Xem: 109040)
M ột số luật sư thuộc Hội Luật Sư Di Trú Hoa Kỳ đã lên tiếng than phiền với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về mức độ từ chối các hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và hôn phu-thê tại Tòa Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn. Trả lời vấn đề này, Bộ Ngoại Giao cho biết mức độ từ chối ở Sài Gòn không cao hơn những gì đang xảy ra ở các Tòa lãnh sự Mỹ tại các quốc gia khác.
Thứ Năm, 15 Tháng Tư 2010(Xem: 128250)
C hiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 07 Tháng Tư 2010(Xem: 100399)
T ối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán rằng các luật sự phải nói cho thân chủ biết rằng người di dân, nếu phạm tội và khai nhận là có tội, họ có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Quyền được biết sự thật này là quyền hiến định của luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 31 Tháng Ba 2010(Xem: 103518)
T rong những cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Sài Gòn hiện nay, những hồ sơ diện hôn phu-thê (fiancée) kém lợi thế khoảng 50% so với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng. Và khi hai người chưa kết hôn, nhân viên lãnh sự thường chẳng do dự cho lắm khi quyết định từ chối một hồ sơ hôn phu-thê và trả đơn bảo lãnh về cho sở di trú ở Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Ba 2010(Xem: 110199)
Trong tuần qua, Tổng thống Obama đã gặp gỡ hai Thượng nghị sĩ Schumer and Graham và hài lòng về những tiến bộ trong việc thực hiện một đề nghị chấn chỉnh hệ thống di trú thất bại trong thời gian qua.
Thứ Tư, 10 Tháng Ba 2010(Xem: 107807)
C hiếu khán tạm cư nhân đạo được dùng để cấp cho những người không hợp lệ xin chiếu khán di dân hoặc phi di dân nhưng có tình trạng khẩn cấp và nhu cầu đến Hoa Kỳ. Đây là một loại chiếu khán tạm thời dựa trên những lý do nhân đạo khẩn cấp.
Thứ Tư, 03 Tháng Ba 2010(Xem: 104767)
T heo Đài Á Châu Tự Do, bản phúc trình Open Doors 2008 của Học Viện Giáo Dục Quốc Tế ở Mỹ, cho thấy con số du học sinh Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng lên từng năm, từ hơn một ngàn rưỡi năm 1998-1999 nay vượt trên tám ngàn trong thời điểm 2007-2008.
Thứ Tư, 24 Tháng Hai 2010(Xem: 102099)
K hi Lãnh sự Hoa Kỳ hoặc Sở di trú nghi ngờ một cuộc hôn nhân gian dối, họ có thể từ chối cấp chiếu khán (visa) hoặc Thẻ Xanh nếu họ nghĩ rằng hai người này không sống chung như vợ chồng, hoặc sống riêng biệt quá lâu.