Luật Cãm Người Bị HIV Nhập Cảnh Sẽ Được Bãi Bỏ LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 12-2009

Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 200900:00(Xem: 38837)
Luật Cãm Người Bị HIV Nhập Cảnh Sẽ Được Bãi Bỏ LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 12-2009
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Cho đến nay, những người xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng đang bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV-Dương Tính phải thực hiện một số đòi hỏi trước khi được cấp chiếu khán (visa).

Các đương đơn kể trên phải cho thấy việc điều trị y tế đã được chuẩn bị ở Hoa Kỳ và những người này biết rất rõ về bản chất và sự nghiệm trọng của siêu vi khuẩn liệt kháng HIV.

Những người xin chiếu khán cũng phải cho thấy họ đã cung cấp các bằng chứng từng được tham vấn và biết rất rõ siêu vi khuẩn liệt kháng HIV truyền nhiễm ra sao.

Trong tuần qua, điều luật sau cùng gỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh các đương đơn kể trên đã được công bố. Kể từ ngày 20 tháng 1 năm 2010, những người bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV sẽ không bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ nữa.

Tổng thống Obama nói rằng việc gỡ bỏ luật cấm kể trên sẽ "khuyến khích dân chúng đi thử nghiệm và điều trị. Đây cũng là một bước sẽ giúp gia đình đoàn tụ, và cũng là một bước sẽ cứu nhiều sinh mạng khác".

Trong những ngày cuối cùng nhiệm kỳ của Tổng thống Bush, đã có những dự tính gỡ bỏ lệnh cấm những người - không phải là công dân Mỹ - bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV muốn du lịch hoặc di cư đến Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các du khách bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng vẫn bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ. Người di dân bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV có thể được cấp chiếu khán với điều kiện họ phải đáp ứng một số yêu cầu,

Các Trung Tâm Hoa Kỳ Kiểm Soát Và Phòng Chống Bệnh (tức cơ quan CDC) đã chấp thuận việc giới hạn và gỡ bỏ việc du lịch và di cư đến Hoa Kỳ của những bệnh nhân bị siêu vi khuẩn liệt kháng HIV.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 12-2009

A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1: Xét đến 22-01-2004 (Tăng 13 tuần)
C- Ưu tiên F2-A: Xét đến 01-11-2005 (Tăng 10 tuần)
D- Ưu tiên F2-B: Xét đến 01-11-2001 (Tăng 04 tuần)
E- Ưu tiên F3: Xét đến 22-05-2001 (Tăng 11 tuần)
F- Ưu tiên F4: Xét đến 08-09-1999 (Tăng 11 tuần)
G- Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Người thân của tôi ở Việt Nam đang chờ ngày phỏng vấn xin chiếu khán di dân trong tháng 12 sắp tới. Anh ta nên làm gì nếu nghi ngờ hoặc biết đã bị siêu vi khuẩn liệt kháng HIV?

- Đáp: Anh ta nên yêu cầu Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ hoãn ngày phỏng vấn vào một thời điểm khác sau ngày 20 tháng 1 năm 2010.

- Hỏi: Việc bãi bỏ luật cấm nhập cảnh những người bị siêu vi khuẩn liệt kháng HIV, có nghĩa là HIV không còn được xem là tình trạng y tế nghiêm trọng nữa chăng?

- Đáp: Hoàn toàn không phải thế. HIV vẫn làm chết người nếu không được chữa trị đúng cách. Tuy nhiên, Tổng thống Obama cảm nhận rằng bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV không nên xem là cách ngăn cản các thành viên trong gia đình được đoàn tụ. Dĩ nhiên ông tin rằng những ngưòi bị siêu vi liệt kháng HIV sẽ được điều trị đúng cách ở Hoa Kỳ và sẽ hiểu biết tường tận hơn về cách ngăn chận sự lây lan của siêu vi khuẩn này.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 42759)
Gần đây đã có một số tin đồn và thông tin sai lạc về loại chiếu khán (visa) dành cho những người làm việc trong lãnh vực tôn giáo. Hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến qúy vị một số dữ kiện liên quan đến đề tài này.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 44942)
Trong thời gian gần đây, trang nhà của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội có mở một số chuyên mục dành cho các sinh viên học sinh và học giả Việt Nam có ý định sang Mỹ du học.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 45701)
Bảy năm trước, chiếu khán (visa) K-3 được thành lập. Chiếu khán K-3 được dành cho người hôn phối và con cái dưới vị thành niên của các công dân Hoa Kỳ, nếu người bảo lãnh đã nộp đơn bảo lãnh chiếu khán di dân và nếu đơn này chưa được sở di trú chấp thuận. Người bảo lãnh cũng phải nộp thêm đơn I-129F trong tiến trình nộp đơn diện chiếu khán K-3.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 42714)
Thi hành nghĩa vụ quân dịch có thể nhận nhiều ích lợi. Những người từng phục vụ 3 năm trong quân đội Hoa Kỳ được miễn quy chế đòi hỏi thời gian cư trú đã ấn định nếu đơn xin nhập quốc tịch được nộp trong thời gia tại ngũ.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 41680)
H iệp định con nuôi giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã hết hạn vào ngày 1 tháng 9 năm 2008 vừa qua.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 42734)
Chúng ta không thể tiên đoán kết quả một cuộc phỏng vấn tại Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 41328)
Khi là một thường trú nhân, bạn được quyền sống thường trú trên đất Mỹ và được làm việc cho hầu hết các chủ nhân.
Thứ Năm, 21 Tháng Tám 2008(Xem: 43353)
Người có Thẻ Xanh Thường trú nhân không hợp lệ để nộp đơn bảo lãnh cho con đã lập gia đình và đó cũng là lý do tại sao vấn đề hôn nhân thường làm cho một số hồ sơ bảo lãnh bị xem là "chết".
Thứ Năm, 21 Tháng Tám 2008(Xem: 42702)
Những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và diện hôn phu-thê vẫn phải đối diện với những trở ngại trong cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) tại Sài Gòn hiện nay.
Thứ Năm, 14 Tháng Tám 2008(Xem: 43134)
Vào năm 2006, một số vị dân cử trong quốc hội đã đưa ra một số dự luật cải tổ di trú. Trọng tâm của những dự luật này là giải quyết tình trạng 12 triệu người di cư bất hợp pháp tại Hoa Kỳ và các điều hướng vấn đề di trú trong tương lai