Chuẩn Bị Một Cuộc Phỏng Vấn Thành Công

Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 200800:00(Xem: 42727)
Chuẩn Bị Một Cuộc Phỏng Vấn Thành Công

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Chúng ta không thể tiên đoán kết quả một cuộc phỏng vấn tại Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Kết quả cuối cùng tùy thuộc vào các nhân viên lãnh sự, và mỗi nhân viên có cách nhìn các dữ kiện khác nhau về hồ sơ bảo lãnh. Tuy nhiên, chúng tôi xin góp một số ý kiến tổng quát về những hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng và diện hôn phu/hôn thê.

Những giấy tờ bảo trợ tài chánh: Nếu một hồ sơ bị từ chối vì vấn đề Bảo Trợ Tài Chánh, có nghĩa là đơn này không được chuẩn bị đúng cách, hay giấy tờ bổ túc không đủ, hoặc đã hết hạn. Đây là vấn đề dễ dàng tránh khỏi. Người bảo lãnh nên đoan chắc rằng người được bảo lãnh ở Việt Nam luôn được cập nhật những giấy tờ tài chánh để nộp cho nhân viên lãnh sự lúc phỏng vấn.

Bằng chứng liên hệ: Hầu hết những hồ sơ bị từ chối đều liên quan đến lãnh vực này. Khi các nhân viên lãnh sự nói rằng thiếu điều gì đó, đương nhiên hồ sơ không thể được chấp thuận. Họ có thể đòi hỏi emails, thư từ, hóa đơn điện thoại hay hình ảnh, hoặc nói rằng người bảo lãnh không về Việt Nam thường xuyên, hay tìm thấy trên bản tường trình quan hệ của người bảo lãnh và người được bảo lãnh có một số điểm khác nhau.

Điều quan trọng nhất phải làm là cần những người có chuyên môn kiểm lại các bằng chứng liên hệ và giấy tờ bảo trợ tài chánh trước khi phỏng vấn, để những giấy tờ thiếu sót hoặc không đủ có thể được bổ sung.

Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) thông báo trước bao lâu cho các đương đơn trước ngày phỏng vấn? Đôi khi những lá thư báo phỏng vấn được nhận trước ngày phỏng vấn một tháng, nhưng đôi lúc chỉ có một tuần để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn. Đương nhiên, một tuần không đủ để thu thập những giấy tờ thiếu sót từ người bảo lãnh hay người được bảo lãnh.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 11-2008
A-IR-1, IR-2, IR-5: Luôn luôn hiệu lực
B- Ưu tiên F1-1: Xét đến 01-05-2002 (Tăng 2 tuần)
C- Ưu tiên F2-A: Xét đến 08-02-2004 (Tăng 5 tuần)
D- Ưu tiên F2-B: Xét đến 15-01-2000 (Tăng 4 tuần)
E- Ưu tiên F3: Xét đến 01-07-2000 (Tăng 1 tuần)
F- Ưu tiên F4: Xét đến 15-11-1997 (Tăng 3 tuần)

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Khi nào người được bảo lãnh và người bảo lãnh nên nhờ người khác lượng định hồ sơ cho cuộc phỏng vấn?

- Đáp: Chúng tôi đề nghị họ nên thực hiện việc này khi nhận được thư yêu cầu hoàn tất bảo trợ tài chánh của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gian (NVC).

- Hỏi: Nếu một hồ sơ không được chấp thuận và Lãnh sự nói rằng "cần thêm thời gian duyệt xét", thì cần chờ bao lâu cho việc duyệt xét này?

- Đáp: "Càn thêm thời gian duyệt xét" có nghĩa là có vấn đề trong hồ sơ cần duyệt lại bởi lãnh sự. Có lẽ họ muốn tìm thêm thông tin về chỗ ở của người hôn phối đã li dị. Cũng có thể hồ sơ phức tạp và họ muốn có thêm thì giờ để duyệt lại. Về căn bản, "cần thêm thời gian duyệt xét" có nghĩa là Lãnh sự muốn nói là "Đợi. Đừng nộp thêm giấy tờ. Chúng tôi cần thêm thời gian để duyệt xét hồ sơ này". Thời gian chờ đợi thường phải mất từ 3 đến 6 tháng.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

=END=

Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 44061)
Ông Robert Mullins viết từ Sài Gòn như sau: "Lúc tôi đang mua sắm tại Maxximark trên đường Ba Tháng Hai tuần qua, một thanh niên Việt Nam từ Mỹ về đã hỏi tôi từ đâu đến. Tôi nói: "Nước Mỹ". Anh ta hỏi tôi ở tiểu bang nào.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 42757)
Gần đây đã có một số tin đồn và thông tin sai lạc về loại chiếu khán (visa) dành cho những người làm việc trong lãnh vực tôn giáo. Hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến qúy vị một số dữ kiện liên quan đến đề tài này.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 44936)
Trong thời gian gần đây, trang nhà của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội có mở một số chuyên mục dành cho các sinh viên học sinh và học giả Việt Nam có ý định sang Mỹ du học.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 45696)
Bảy năm trước, chiếu khán (visa) K-3 được thành lập. Chiếu khán K-3 được dành cho người hôn phối và con cái dưới vị thành niên của các công dân Hoa Kỳ, nếu người bảo lãnh đã nộp đơn bảo lãnh chiếu khán di dân và nếu đơn này chưa được sở di trú chấp thuận. Người bảo lãnh cũng phải nộp thêm đơn I-129F trong tiến trình nộp đơn diện chiếu khán K-3.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 42712)
Thi hành nghĩa vụ quân dịch có thể nhận nhiều ích lợi. Những người từng phục vụ 3 năm trong quân đội Hoa Kỳ được miễn quy chế đòi hỏi thời gian cư trú đã ấn định nếu đơn xin nhập quốc tịch được nộp trong thời gia tại ngũ.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 41673)
H iệp định con nuôi giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã hết hạn vào ngày 1 tháng 9 năm 2008 vừa qua.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 41324)
Khi là một thường trú nhân, bạn được quyền sống thường trú trên đất Mỹ và được làm việc cho hầu hết các chủ nhân.
Thứ Năm, 21 Tháng Tám 2008(Xem: 43351)
Người có Thẻ Xanh Thường trú nhân không hợp lệ để nộp đơn bảo lãnh cho con đã lập gia đình và đó cũng là lý do tại sao vấn đề hôn nhân thường làm cho một số hồ sơ bảo lãnh bị xem là "chết".
Thứ Năm, 21 Tháng Tám 2008(Xem: 42700)
Những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và diện hôn phu-thê vẫn phải đối diện với những trở ngại trong cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) tại Sài Gòn hiện nay.
Thứ Năm, 14 Tháng Tám 2008(Xem: 43125)
Vào năm 2006, một số vị dân cử trong quốc hội đã đưa ra một số dự luật cải tổ di trú. Trọng tâm của những dự luật này là giải quyết tình trạng 12 triệu người di cư bất hợp pháp tại Hoa Kỳ và các điều hướng vấn đề di trú trong tương lai