Thay Đổi Quan Trọng Về Việc Bổ Túc Giấy Tờ Với Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia

Thứ Năm, 20 Tháng Ba 200800:00(Xem: 42516)
Thay Đổi Quan Trọng Về Việc Bổ Túc Giấy Tờ Với Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Trước đây, vào thời gian phỏng vấn ở Việt Nam, Lãnh Sự Hoa Kỳ muốn người được bảo lãnh phải nộp một số đơn và giấy tờ cần thiết. Thủ tục này đã thay đổi và hiện nay Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) tại Hoa Kỳ sẽ là nơi có trách nhiệm thu nhận những giấy tờ quan trọng này.

Sau khi đơn bảo lãnh được cơ quan di trú Hoa Kỳ chấp thuận, hồ sơ bảo lãnh sẽ được chuyển qua Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ). Khi hồ sơ chuẩn bị được phỏng vấn, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia sẽ gửi thư yêu cầu nộp một số đơn và giấy tờ liên hệ. Sau khi nhận đầy đủ và duyệt xét những giấy tờ này, họ sẽ gửi toàn bộ hồ sơ cho Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn để sắp xếp ngày phỏng vấn.

Trong quá khứ, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia chỉ yêu cầu người bảo lãnh nộp đơn và lệ phí đơn xin chiếu khán (mẫu DS-230, Phần 1) của những người được bảo lãnh, và đơn cùng tiền lệ phí duyệt xét đơn Bảo Trợ Tài Chánh (I-864) của người bảo lãnh. Nhưng giờ đây họ cần thêm nhiều giấy tờ khác.

Xin lưu ý qúy vị: Những giấy tờ có nội dung không là Anh ngữ cần được dịch và thị thực tại Hoa Kỳ.

Thêm vào đó, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia cũng cần thêm bản sao một số giấy tờ mà người bảo lãnh đã nộp trong hồ sơ bảo lãnh cho sở di trú Hoa Kỳ.

Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia hiện nay sẽ yêu cầu người bảo lãnh nộp thêm những giấy tờ quan trọng như sau:

1- Một bản sao trang ghi lý lịch ngắn gọn trên sổ thông hành (passport) của những người được bảo lãnh, bao gồm ngày hết hạn trên sổ thông hành. Đừng gửi sổ thông hành bản chính cho Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia.

2- Đơn xin chiếu khán, mẫu DS-230 Phần 1 và DS-230 Phần 2 của tất cả đương đơn xin nhập cảnh Hoa Kỳ. Các đương đơn sẽ ký tên trên mẫu đơn DS-230 Phần 1, nhưng sẽ không ký tên trên mẫu đơn DS-230 Phần 2 cho đến khi nhân viên lãnh sự yêu cầu họ ký trong ngày phỏng vấn.

3- Bản chính, hay bản sao chính có xác nhận, giấy khai sinh và giấy hôn thú của các đương đơn, và kèm theo 1 bản sao của những giấy tờ này. Nếu áp dụng, các đương đơn sẽ phải nộp bản chính, hoặc bản sao có thị thực giấy khai tử hoặc giấy ly dị của những người hôn phối trước.

4- Phiếu Lý Lịch Tư Pháp (tức giấy xác nhận có phạm hay không phạm tội) của các đương đơn từ 16 tuổi trở lên.

5- Hai tấm hình cá nhân cho mỗi người (kích thước giống như hình dùng cho sổ thông hành Hoa Kỳ).

Vào ngày phỏng vấn xin chiếu khán ở Sài Gòn, các đương đơn sẽ được hoàn lại tất cả những giấy tờ bản chính đã nộp cho Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia.

- Những trẻ em gần đến sinh nhật thứ 21: Nếu các đương đơn có con sắp lên 21 tuổi trong thời gian 60 ngày nhận được yêu cầu nộp giấy tờ của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia, qúy vị nên liên lạc với Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia ngay lập tức bằng cách email cho họ qua địa chỉ NVCINQUIRY@state.gov. Nếu hồ sơ bảo lãnh đã đến hạn kỳ cấp chiếu khán trước khi các em lên 21 tuổi, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia sẽ cố gắng duyệt xét nhanh chóng hồ sơ này.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu khai sanh không có thì phải làm sao?

- Đáp: Qúy vị cần nộp một lá thư có xác nhận của chính quyền đîa phương cho biết lý do tại sao không thể sao lục bản khai sanh. Cùng với lá thư xác nhận này, qúy vị phải nộp các bằng chứng phụ (bản chính) xác nhận ngày sinh, chẳng hạn như giấy chứng nhận rửa tội, hay một bản chứng nhận con nuôi nếu đứa trẻ là con nuôi, hoặc một bản khai hữu thệ từ người mẹ của đương đơn.

- Hỏi: Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia nói rằng cần liên lạc với họ nếu con của đương đơn sắp 21 tuổi để họ có thể duyệt xét hồ sơ nhanh chóng. Nhưng còn những đứa trẻ trong diện Bảo Vệ Tuổi Của Trẻ Em, tức diện CSPA, ra sao?

- Đáp: Diện CSPA vẫn còn áp dụng cho những đương đơn hội đủ điều kiện.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Năm, 09 Tháng Bảy 2015(Xem: 13256)
Does travel outside the United States affect permanent resident status and does it increase the waiting time for Naturalization?
Thứ Tư, 01 Tháng Bảy 2015(Xem: 13686)
Who will benefit with the Supreme Court Ruling on Same-Sex Marriage?
Thứ Tư, 17 Tháng Sáu 2015(Xem: 18918)
As a battered spouse, you may apply for your Green Card under the Violence Against Women Act (VAWA). The VAWA provisions allow certain spouses of U.S.
Thứ Tư, 10 Tháng Sáu 2015(Xem: 15417)
The U.S. Immigration and Customs Enforcement (ICE) has announced a rule that will now make it possible for dependents of F-1 students to study in the United States on a limited basis.
Thứ Ba, 26 Tháng Năm 2015(Xem: 14384)
The US-Vietnamese Adoption Program was resumed last year. There were three important aspects to this new program, now called the Special Adoption Program:
Thứ Năm, 21 Tháng Năm 2015(Xem: 15591)
The White House has announced that President Obama has done all that he can to change immigration policy through executive action.
Thứ Năm, 14 Tháng Năm 2015(Xem: 33475)
More than 4.4 million people are on the legal immigrant visa waiting list according to the State Department.
Thứ Tư, 06 Tháng Năm 2015(Xem: 15007)
For Vietnamese immigrants, there are two basic categories that offer a Green Card: Family sponsored immigrants and Employment based immigrants.
Thứ Tư, 29 Tháng Tư 2015(Xem: 14221)
Last year, the news reports said that Vietnam — a communist nation that shows little regard for basic human rights — has become the first Southeast Asian country to lift its ban on same-sex marriage.
Thứ Tư, 22 Tháng Tư 2015(Xem: 15347)
The injunction that is holding up the start of the New DACA and the DAPA was not lifted at the appeals court hearing on 17 April.