Chi Tiết Hiệp Định Trục Xuất Giữa Hoa Kỳ Và Việt Nam

Thứ Năm, 14 Tháng Hai 200800:00(Xem: 47092)
Chi Tiết Hiệp Định Trục Xuất Giữa Hoa Kỳ Và Việt Nam

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Bản hiệp định mới đây của của chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam nói về một số người Việt Nam đang định cư ở Mỹ có thể bị trục xuất về Việt Nam nếu họ đã nhận được bản quyết định tối hậu từ cơ quan di trú Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong tuần lễ này, chúng tôi được biết rằng hiệp định trục xuất sẽ không ảnh hưởng đến một số người mà một số dư luận lầm tưởng lúc đầu.

Trước hết, chúng ta cần bạch hóa rằng những người Việt Nam có quốc tịch Hoa Kỳ sẽ không bị ảnh hưởng bởi hiệp định trục xuất. Tương tự, những người Việt Nam đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 sẽ không bị ảnh hưởng bởi hiệp định này.

Hiệp định trục xuất vừa ký kết sẽ bao gồm khoảng 1,500 người Việt Nam đang ở Hoa Kỳ, trong các trường hợp như sau:

- những người đến Hoa Kỳ vào ngày, hoặc sau ngày 12 tháng 7 năm 1995, và
- những người đã nhận được lệnh trục xuất vì vi phạm luật pháp (bao gồm những vi phạm về hình sự và vi phạm di trú), và
- những người không là công dân Mỹ, hoặc không là công dân những nước khác không phải Việt Nam, và
- những người hiện không là thường trú nhân ở các nước khác.

Hiệp định hồi hương này không ảnh hưởng đến những người Việt Nam đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995, mặc dù họ đã có lệnh trục xuất. Tuy nhiên, nếu qúy vị nào đã từng có lệnh trục xuất thì không thể hợp lệ xin vào quốc tịch Mỹ được.

Nếu qúy vị nào không có lệnh bị trục xuất và muốn có quốc tịch nhưng đã có lý lịch phạm tội hình sự, qúy vị nên tham vấn với một luật sư di trú trước khi nộp đơn. Xin qúy vị ghi nhớ rằng không phải tất cả luật sư đều có kiến thức về luật di trú. Nếu qúy vị có những câu hỏi về các trường hợp đặc biệt, qúy vị nên tìm một luật sư di trú hiểu biết tường tận về vấn đề trục xuất. Văn phòng chúng tôi có thể thu xếp thời khóa biểu để qúy vị gặp gỡ một luật sư có uy tín, có nhiều kinh nghiệm về các hồ sợ trục xuất.
Luật về trục xuất đã thay đổi và những người chưa là công dân Mỹ sẽ không được bảo vệ hoàn toàn như các công dân Mỹ được hưởng quyền này. Những người không phải công dân Mỹ, bao gồm các thường trú nhân, có thể bị trục xuất nếu phạm một số tội hình sự, dù là những tội nhỏ, như trộm cắp ở các tiệm mua sắm, tàng trữ ma túy số lượng nhỏ, hoặc ký chi phiếu "ma".... Họ có thể bị trục xuất mặc dù họ đã phạm tội từ nhiều năm trước và đã thọ án đầy đủ theo phán quyết của tòa.

Theo luật hiện hành, các vị chánh án di trú không quan tâm đến những yếu tố nhân đạo.
Những người chưa phải là công dân Hoa Kỳ có thể bị trục xuất ngay nếu họ phạm một số tội hình sự cụ thể nào dó, mặc dù họ đang sống đúng luật và có gia đình đang nương nhờ sự giúp đỡ của họ.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Nếu tôi có lệnh bị trục xuất nhưng tôi đến Mỹ theo diện tỵ nạn trước ngày 12 tháng 7 năm 1995, liệu tôi có thể nộp đơn xin quốc tịch Mỹ để tránh bị trục xuất trong tương lai không?

- Đáp: Hiệp định trục xuất không áp dụng với những người đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995, mặc dù qúy vị đã nhận được lệnh trục xuất. Vì thế, qúy vị sẽ không bị trục xuất nhưng nếu đã từng có một lệnh trục xuất, qúy vị không hợp lệ xin nhập tịch Hoa Kỳ.

- Hỏi: Điều gì sẽ xảy nếu một người Việt Nam đến Mỹ với Thẻ Xanh từ Canada và sau đó được lệnh trục xuất?

- Đáp: Hiệp định trục xuất nói rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ cố gắng trả người này về Canada, hoặc sẽ xét đến việc cho phép người này ở lại Hoa Kỳ trước khi yêu cầu trục xuất về Việt Nam.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 23 Tháng Chín 2015(Xem: 16354)
At one time, a child who turned twenty-one years of age was no longer eligible to receive a green card as part of a parent's case. The CSPA was intended to help provide relief for this unfair outcome.
Thứ Tư, 16 Tháng Chín 2015(Xem: 15105)
From refugees to full American citizens, the Vietnamese American communities have grown to a total of almost 1.5 million members.
Thứ Ba, 08 Tháng Chín 2015(Xem: 16744)
Currently, there are 1.05 million F-1 academic & M-1 vocational students studying in the United States. In addition, there are 245,000 J-1 exchange visitors in the United States.
Thứ Tư, 02 Tháng Chín 2015(Xem: 15625)
You can change or extend your non-immigrant status while in the US if you have not violated the terms of your visa and if you are still in good status when you submit the application to change or extend.
Thứ Ba, 18 Tháng Tám 2015(Xem: 16690)
At this time, CIS is asking the public for comments on a proposed rule that would expand eligibility for provisional waivers of inadmissibility based on unlawful presence in the US.
Thứ Năm, 13 Tháng Tám 2015(Xem: 17356)
Investing in real estate projects in exchange for legal immigration status has become big business in New York City.
Thứ Hai, 10 Tháng Tám 2015(Xem: 16443)
At the Consulate in Saigon, it has been business as usual, with no unusual developments. In the cases of an American citizen’s parents, spouse or minor children, there is no limit of visas and no long waiting time.
Thứ Bảy, 01 Tháng Tám 2015(Xem: 14086)
California lawmakers are considering a measure to allow work permits for farm workers living in the country illegally.
Thứ Sáu, 24 Tháng Bảy 2015(Xem: 16142)
President Barack Obama appears likely to lose – again – in the lengthy legal fight over his executive actions on immigration.
Thứ Tư, 15 Tháng Bảy 2015(Xem: 13360)
The US federal government continues to deport illegal immigrants, but California has moved in the opposite direction, encouraging integration rather than deportation.