Qúy Vị Có Nhận Người Di Dân Này Không? (Phần 2)

Thứ Tư, 13 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 114475)
Qúy Vị Có Nhận Người Di Dân Này Không? (Phần 2)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-408-294-3888

Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này. Những người liên hệ, từ những người bảo lãnh, người được bảo lãnh cho đến các luật sư di trú và các nhà vận động tích cực cho người di dân, than phiền là nhiều câu hỏi chất vấn những cặp vợ chồng và những cặp hôn thê-hôn phu đã làm kinh ngạc nhiều người, vì chúng rất không hợp lý và không thực tế, mặc dù mục đích của việc chất vấn này nhằm truy tìm những hồ sơ bảo lãnh gian dối.

New York Times, một trong những nhật báo uy tín và lớn hàng đầu trên nước Mỹ đã lên tiếng về sự kiện này trong một loạt bài chủ đề đặc biệt, có tựa đề "Qúy Vị Có Nhận Người Di Dân Này Không?". Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã chuyển dịch phần đầu bài viết đặc biệt của nữ ký giả Nina Bernstein của tờ New York Times, số ra ngày 11 tháng 6 năm 2011, liên quan đến vấn đề thời sự di dân nóng bỏng hiện nay. Sau đây là phần 2 của bài phóng sự, xin mời quý vị theo dõi:

*

Một nhân viên di trú quan sát quanh phòng đợi phỏng vấn, cố tìm cử chỉ của những cặp vợ chồng sắp phỏng vấn. Những cặp này có những cử chỉ khác thường không, có đang âu yếm nhau không và có nắm tay nhau không? Có cặp nào xem nhau như người xa lạ không?

Trong một góc phòng đợi là những cặp vợ chồng mới cưới nhau: anh Ersan Kahyaoglu, 25 tuổi, là thợ điện với dáng người khỏe mạnh và là công dân Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ, mặc chiếc áo nhàu nát bỏ ra ngoài quần, và cô Dilek Kahyaoglu, 21 tuổi, cũng gốc người Thổ Nhĩ Kỳ nhưng đã sống ở Mỹ khoảng 10 năm, gầy gò trong bộ áo đen. Anh Kahyaoglu than phiền rằng: "Tôi chả nhớ cô ấy mặc áo đầm màu gì trong ngày lễ ký hôn thú. Có lẽ là những màu gì đó...".

Vợ anh liền nhanh nhẩu nói nhẹ nhàng là "Màu đen và trắng, có nhiều hoa".

"Thế ai nấu ăn?". Luật sư của họ, ông Raj Jadega, đang chất vấn họ để tập dượt trước. Cô vợ liền nói với vẻ kiêu hãnh: "Tôi nấu chứ còn ai vào đây nữa!".

Lại hỏi: "Vậy lần cuối cô nấu bữa cơm tối là khi nào?". Nhưng cô vợ có vẻ bối rối

Lại hỏi: "Văy là cô không nấu bữa ăn đó hả?".

Cuộc đối thoại nghe có vẻ buồn cười này tưởng như không có gì quan trọng. Nhưng thực ra, vợ chồng này đang là mối quan tâm của bộ phận di trú Stokes vì người vợ đang ở trong tiến trình bị trục xuất. Người vợ đến Mỹ với gia đình theo diện du lịch lúc mới 11 tuổi. Đến năm 13 tuổi, đơn xin Thẻ Xanh của gia đình cô ta bị từ chối vì người "luật sư" đầu tiên là một tay lừa đảo.

Luật sư Jadega nói rằng: "Những câu hỏi có thể thay đổi bất thường và rất chi tiết", trong khi cặp vợ chồng nói trên đang trao đổi những câu hỏi liên quan đến những món ăn và loại nhạc ưa thích của mỗi người (chẳng hạn như thích nhạc để nhảy chăng? Hay thích loại nhạc "rock" hơn. Hoặc thích ăn thịt gà kiểu parmigiana hay thích gà nhồi ớt?). Luật sư Jadega nói thêm rằng "Nếu một số câu hỏi cố định nào đó bị trả lời sai, nhân viên di trú sẽ ngưng phỏng vấn ngay tức khắc".

Vài tiếng sau khi người chồng thoát được sự căng thẳng của cuộc phỏng vấn, nhân viên phỏng vấn chuyển sang hỏi anh ta "những chuyện căn bản". Anh chồng nói là được hỏi: "về ngày sinh nhật, loại nhà mà chúng tôi ở, trả tiền nhà bao nhiêu - có lẽ khoảng 25 câu hỏi".

Nhưng rồi đến câu hỏi cô vợ có dùng cách ngừa thai không?

Anh Kahyyaoglu trả lời rằng: "Tôi đã trả lời là không. Nhưng người phỏng vấn nói rằng ông ta muốn hỏi là có dùng bao cao su ngừa thai không. Tôi trả lời rằng: Thưa ông không, chúng tôi chẳng dùng thứ nào cả".

Nhưng ở một phòng cách ly khác, vợ của ông ta cũng bị chất vấn về việc sử dụng bao cao su ngừa thai, và cô đã trả lời là "Thỉnh thoảng dùng một lần".

Chú rể hỏi sau đó hỏi là "Làm cách nào tôi có thể giải thích được cơ chứ. Cũng được thôi, chả lẽ tôi nói sẽ rằng đôi lúc tôi cũng cảm thấy muốn với tới ngăn tủ ở cạnh giường ngủ để lấy mấy thứ đó à?".

Mặc dù cách trả lời có sự khác biệt, cặp vợ chồng cũng đậu cuộc phỏng vấn, hết xấu hổ và rất hân hoan.

Ý tưởng kết hôn như là cánh cửa cho bọn khủng bố xâm nhập, và những vụ khởi tố đường dây làm hôn nhân giả mạo, đã từng được báo động thường xuyên. Năm 1986, cơ quan di trú ước lượng cứ ba vụ hôn nhân di dân thì có một vụ giả mạo, đã làm cho quốc hội quan tâm và đưa ra những đạo luật cứng rắn, nhưng lại phóng đại tổng số hồ sơ giả mạo quá lớn. Sau đó, sở di trú đã điều chỉnh lại chỉ có 8% hồ sơ là giả mạo mà thôi.

Một cơ quan chuyên biệt đã điều tra những vụ kết hôn giả mạo từ năm 2007 nhưng chưa hề phổ biến kết quả của họ. Khi nhật báo New York Times nộp đơn yêu cầu được nhận những thông tin này theo Đạo Luật Tự Do Thông Tin, cơ quan này đã xác nhận có 656 trang giấy tường trình những thông tin liên hệ, nhưng đã bôi đen 655 trang. Cơ quan này viện lý do là những thông tin này sẽ cho thấy những phương pháp thảo luận nội bộ và những kỹ thuật thi hành luật ra sao. Tuy nhiên , báo New York Times đã nộp đơn kháng cáo việc này.

Các viên chức của cơ quan này nói rằng họ không thể cung cấp những thống kê để so sánh với những con số khác trên toàn quốc và cũng không thể cho những thông tin về những cặp vợ chồng ở tiểu bang New York liên hệ với văn phòng phỏng vấn di trú Stokes, vì hệ thống điện toán có thể bị sai lạc. Những viên chức di trú chỉ cho biết kết quả điều tra suốt hai tuần lễ trong tháng Tư vừa qua: Đó là 93 người trong số 114 người được phỏng vấn đã được chấp thuận Thẻ Xanh, tức 81%. Thêm vào đó, 21 cặp phỏng vấn còn lại đang chờ tái duyệt xét. Trong số này có hai cuộc hôn nhân bị xem là vô giá trị vì những vụ ly dị trước không đúng sự thật.

Vào ngày thứ Ba, 5 trong số 25 cặp vợ chồng trong phòng đợi phỏng vấn của cơ quan Stokes đang bị hai chữ "từ chối" đe dọa vì những lời khai không giống nhau. Những người này không nằm trong số những người được báo New York Times phỏng vấn, những người không bị nghi ngờ giả mạo.

Cô Guerra, giám sát viên của cơ quan Stokes nói rằng "Chúng tôi không thể đọc ý nghĩ của người khác. Nếu chúng tôi có thể sống với họ một tháng, chúng tôi có thể biết cuộc hôn nhân thật của họ. Nhưng nếu họ trả lời tất cả sai bét trong cuộc phỏng vấn, chúng tôi phải từ chối hồ sơ của họ".

Nhưng tại sao những cặp vợ chồng không trả lời "tất cả sai bét" trong cuộc phỏng vấn mà vẫn bị từ chối! Các thông tin khác liên quan đến những cuộc phỏng vấn cấp Thẻ Xanh trong bài phóng sự của nữ ký giả Nina Bernstein sẽ được trình bày trong phần thứ ba kỳ tới.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Đơn xin Thẻ Xanh của tôi bị từ chối vì chúng tôi trả lời không giống nhau khi chồng tôi và tôi được phỏng vấn cách ly nhau. Chúng tôi có thể kháng cáo quyết định của Sở di trú không?

- Đáp: Dĩ nhiên bạn có thể nộp đơn kháng cáo, nếu đơn của bạn trả lời thích hợp và đúng thời hạn. Thông thường, bạn sẽ phải nộp đơn kháng cáo trong vòng 30 ngày kể từ khi đơn xin Thẻ Xanh của bạn bị từ chối.

- Hỏi: Con gái của tôi bị từ chối đơn xin gia hạn Thẻ Xanh vì Sở di trú nói rằng con gái tôi đã từ bỏ quy chế Thường trú nhân khi đã sống ở nước ngoài hơn một năm và đã ký tên trên một lá thư xin bị thu hồi Thẻ Xanh khi cháu nhập cảnh ở phi trường Hoa Kỳ. Tôi có thể làm gì để xin phục hồi quy chế thường trú cho cháu?

- Đáp: Điều này cho thấy con gái của ông đã bị thu hồi Thẻ Xanh và được cấp thẻ I-94 như một du khách tạm thời lúc cô ấy nhập cảnh. Cô ấy cần tham vấn với một luật sư giàu kinh nghiệm hay các chuyên viên về lãnh vực này trong tương lai.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Bảy, 07 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 373)
(Robert Mullins International) Các chuyên gia về di trú hiện đang khuyên mọi người nên nộp đơn bảo lãnh và đơn xin khác với Sở di trú ngay bây giờ, càng sớm càng tốt, trước khi ông Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 và đưa trở lại các chính sách chống di dân của mình. Một ví dụ về điều này là Đạo luật RAISE. Đạo luật này đã được đưa vào Quốc hội vào năm 2017 với sự ủng hộ hoàn toàn của tổng thống Trump khi đó. Tuy nhiên, đạo luật này chưa trở thành luật vì đảng Cộng hòa không nắm toàn quyền kiểm soát Quốc hội. Vào tháng 1 năm 2025, cả hai viện của Quốc hội sẽ có đa số là đảng Cộng hòa. Chúng ta có thể thấy Đạo luật RAISE, hoặc một đạo luật rất giống với đạo luật này, sẽ xuất hiện trở lại vào năm 2025. RAISE là viết tắt của Reforming American Immigration for Strong Employment - Cải tổ di trú Hoa Kỳ để có việc làm vững mạnh. Về cơ bản, Đạo luật RAISE được tạo ra để làm giảm 50% mức độ di dân hợp pháp vào Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Một 2024(Xem: 794)
Ngành EB-5 có thể mong đợi gì từ nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Trump? Hiện tại, ông Trump đang đưa ra lời hứa về việc sửa đổi các thủ tục của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC). Có thể các kế hoạch của ông sẽ tạo ra những cơ hội tốt cho đầu tư và cải tổ. Lời hứa về hệ thống Di trú thông minh, dựa trên điểm thành tích Tầm nhìn của ông Trump về một hệ thống di trú dựa trên điểm thành tích có thể thu hút các nhà đầu tư đang tìm kiếm một con đường tối ưu hơn để trở thành thường trú nhân. Đối với di trú kinh doanh, ông muốn nhấn mạnh đến các kỹ năng chuyên môn, sự đóng góp kinh tế và tiềm năng đầu tư. Điều này thì phù hợp với lợi ích của những đại giađang tìm kiếm đầu tư vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Vì ông Trump sẽ nhắm vào vấn đề di dân bất hợp pháp, nên có khả năng sẽ có các cải tổ về các điều luậtmà có thể thu hút các nhà đầu tư EB-5, những người mong muốn có một quy trình nộp đơn hiệu quả hơn.
Thứ Bảy, 23 Tháng Mười Một 2024(Xem: 1011)
ông Donald Trump đã thắng cử Tổng thống. Đảng Cộng hòa đã thắng Thượng viện. Đảng Cộng hòa cũng đã thắng Hạ viện. Đó là một điểm số hoàn hảo ba trên ba. Nói cách khác, là một Trifecta. Đảng Cộng hòa sẽ có ít nhất 53 ghế trong Thượng viện tiếp theo. Với đa số đó, họ sẽ có thể phê chuẩn tất cả các lựa chọn thẩm phán của ông Trump, bao gồm cả các thẩm phán trẻ trung hơn cho Tòa án Tối cao. Các thẩm phán trẻ trung hơn có thể bảo đảm đa số bảo thủ tại Tòa án Tối cao trong nhiều thập kỷ tới. Thượng viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số cũng sẽ có thể phê chuẩn các quan chức Nội các của ông Trump. Vào năm 2025, ông Trump sẽ có được sự ủng hộ hoàn toàn của Quốc hội nếu ông muốn hạn chế hoặc thậm chí bãi bỏ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Giá cả phải chăng; và nếu ông muốn mở rộng hoạt động khoan dò dầu khí; và nếu ông muốn gia hạn cắt giảm thuế cho những người dân Hoa kỳ giàu nhất và cắt giảm thuế cho các tập đoàn.
Thứ Bảy, 16 Tháng Mười Một 2024(Xem: 1385)
(Robert Mullins International) Tình trạng bảo vệ tạm thời - Temporary Protected Status (TPS) từ lâu đã được sử dụng như một giải pháp nhân đạo cho những người di dân mà không thể trở về quê nhà an toàn. Quốc hội đã thiết lập TPS như một phần của Đạo luật Di trú năm 1990 để cung cấp sự bảo trợ nhân đạo cho các cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra, chẳng hạn như nội chiến; từ các thảm họa môi trường, chẳng hạn như động đất, bão lụt, hạn hán hoặc dịch bệnh; hoặc các điều kiện bất thường và tạm thời khác mà khiến đất nước đó trở nên không an toàn. Kể từ năm 1990, Tình trạng bảo vệ tạm thời (TPS) đã cho phép những người di dân từ các quốc gia có các điều kiện không an toàn được cư trú và làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ trong thời gian lên đến mười tám tháng, và chính phủ Hoa Kỳ có thể gia hạn vô hạn định.
Thứ Bảy, 09 Tháng Mười Một 2024(Xem: 1928)
(Robert Mullins International) Hơn một nửa người Mỹ gốc Á sinh ra bên ngoài Hoa Kỳ, vì vậy việc giao tiếp với hệ thống di trú của Hoa Kỳ là một trải nghiệm phổ biến. Người di dân gốc Á có nghĩ rằng hệ thống di trú của Hoa Kỳ cần phải thay đổi không? Phần lớn người di dân cho rằng hệ thống di trú của Hoa Kỳ cần phải thay đổi hoàn toàn hoặc nên thay đổi phần lớn. Tuy nhiên, trong số những người di dân Việt Nam, quyết định này lại được chia ra. Khoảng một nửa cho rằng hệ thống không cần thay đổi, hoặc chỉ cần thay đổi phần nhỏ. Nửa còn lại thì cho rằng hệ thống di trú cần phải thay đổi phần lớn, hoặc cần phải thay đổi hoàn toàn. Trong số những người Mỹ gốc Á sinh ra tại Hoa Kỳ, 73% cho rằng hệ thống di trú cần phải thay đổi hoàn toàn hoặc cần phải thay đổi phần lớn.
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Một 2024(Xem: 1431)
Dữ liệu mới nhất cho thấy các đơn xin mới từ hạng mục cho vùng Nông thôn đang nhanh chóng bắt kịp với các đơn cho vùng Thất nghiệp cao. Vào tháng 11 năm 2023, có 63% đơn là cho vùng Thất nghiệp cao và 32% là cho vùng Nông thôn. Vào tháng 3 năm 2024, có 52% là cho vùng Thất nghiệp cao và 46% là Nông thôn. Từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 3 năm 2024, các nhà đầu tư EB5 Việt Nam đã nộp 35 đơn cho các Trung tâm vùng Nông thôn và 113 đơn xin cho các dự án vùng Thất nghiệp cao. Tổng số đơn xin EB5 của Việt Nam trong khoảng thời gian hai năm đó chiếm 3,3% trên tổng số khoản đầu tư EB5 trên toàn thế giới. Các đơn xin EB5 của Trung quốc chiếm đa số, như đã được đoán trước. Năm trăm đơn xin mới đã được người Trung quốc nộp trong năm tháng từ tháng 11 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024. Do hạn ngạch theo quốc gia, số lượng lớn nhà đầu tư này có nghĩa là thời gian chờ đợi sẽ rất dài trước khi các nhà đầu tư Trung quốc có thể nộp đơn xin Điều chỉnh tình trạng.
Thứ Bảy, 26 Tháng Mười 2024(Xem: 4311)
(Robert Mullins International) Một cuộc khảo sát gần đây của Kaiser Family Foundation cho thấy rằng rất nhiều người tin vào các thông tin sai lệch về di trú và họ bác bỏ những tuyên bố đúng cho về vấn đề này. (1) Trong số những người tham gia khảo sát của Kaiser, 51% tin rằng người di dân đang gây ra gia tăng tội phạm bạo lực ở Hoa Kỳ. Bốn mươi tám phần trăm nói rằng điều này là sai. SỰ THẬT: Người di dân, bao gồm cả những người di dân bất hợp pháp, có tỷ lệ tội phạm bạo lực thấp hơn nhiều so với công dân Hoa kỳ bản địa. (2) Bốn mươi bốn phần trăm số người được phỏng vấn tin rằng người di dân đang lấy mất việc làm và gây ra sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp cho những người được sinh ra ở Hoa Kỳ. Năm mươi sáu phần trăm không đồng ý với điều đó.
Thứ Bảy, 19 Tháng Mười 2024(Xem: 2927)
Sở Di Trú không nhận tiền từ chính phủ Liên bang. Cơ quan này dựa vào lệ phí nộp đơn để trang trải chi phí hoạt động. Do đó, vào ngày 01 tháng 4 năm 2024, Sở Di Trú bắt đầu tính thêm phí cho tất cả các đơn xin dựa trên việc làm. Họ hy vọng khoản lệ phí bổ sung này sẽ tạo ra 313 triệu Mỹ kim có thể được sử dụng cho việc duyệt xét các đơn xin tị nạn. Đó là lý do tại sao khoản lệ phí mới được gọi là lệ phí Chương trình tị nạn. Các nhà tuyển dụng muốn thuê lao động nước ngoài hợp pháp hiện phải chi từ 300 đến 600 Mỹ kim cho mỗi đơn xin việc làm.
Thứ Bảy, 12 Tháng Mười 2024(Xem: 3339)
QUỐC TỊCH CHO CON BẠN. Chúng tôi cho rằng điều quan trọng nhất bạn có thể làm sau khi nhập tịch là truyền quốc tịch Hoa Kỳ cho con bạn. Bạn có thể làm điều này nếu con bạn vẫn là Thường trú nhân và nếu chúng dưới 18 tuổi khi bạn nhập tịch. Sở Di Trú không tự động cấp Giấy chứng nhận quốc tịch cho con bạn. Bạn phải yêu cầu cấp giấy này với mẫu đơn N-600. NỘP ĐƠN XIN SỔ THÔNG HÀNH. Tương lai là không thể đoán trước. Tốt hơn hết là bạn nên có sổ thông hành (Passport) trong trường hợp bạn cần rời khỏi Hoa Kỳ vì bất kỳ lý do gì.
Thứ Bảy, 05 Tháng Mười 2024(Xem: 2995)
Robert Mullins International) Bộ Ngoại giao thông báo rằng hệ thống gia hạn sổ thông hành (Passport) trực tuyến hiện đã đi vào hoạt động hoàn toàn. Công dân Hoa Kỳ tuổi từ 25 trở lên và có sổ thông hành đã hết hạn trong vòng năm năm qua hoặc sẽ hết hạn trong năm tới sẽ không cần phải điền hoặc in đơn, gửi séc, đặt lịch hẹn hoặc in ảnh passport mới. Một người có thể tạo tài khoản trên trang web của Bộ Ngoại giao để bắt đầu quy trình gia hạn. Bạn có thể chụp ảnh cho sổ thông hành bằng điện thoại di động và tải lên, miễn là ảnh mới chụp gần đây và không phải là ảnh chụp theo kiểu selfie. Bạn cần đứng trước phông nền trắng và không đeo mắt kính.