Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ.
Khi dư âm ngày kỷ niệm 25 năm thành lập công ty RMI vẫn còn đọng trong nắng ấm của Thung Lũng Hoa Vàng, người đứng đầu Robert Mullins International đã một mình chạy một mạch 7 tiếng lái xe xuôi Nam California, để làm việc với văn phòng RMI tại Westminster. Ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy", trời đất vẫn cho ông sức khỏe để tiếp tục đi hàng ngàn dặm đường. Nói cho đúng hơn, trời đất vẫn muốn ông "đẩy cho tới cùng điều mà nhiều người vẫn chỉ dám làm có một nửa", như một đại văn hào Nga đã viết. Đó là ước mơ "có cơ hội giúp đỡ người dân tìm được đời sống mới và sự nghiệp mới. Điều này đã làm cho tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc và thúc đẩy tôi cố gắng làm việc trong suốt một phần tư thế kỷ qua", như ông đã nói trong lời cảm ơn đến các thân chủ và đồng hương trong ngày 2 tháng 6 vừa qua tại thành phố San Jose.
Từ một giáo sư Anh ngữ đến một nhân viên ngoại giao phục vụ trong Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP), và sau 25 năm cùng với anh Lê Minh Hải điều hành công ty RMI, ông Robert Mullins cũng không thể tưởng tượng thời gian trôi qua nhanh đến vậy. 25 năm. Một thế hệ mới đã ra đời từ những hồ sơ vợ chồng của RMI, đã trưởng thành và gặt hái nhiều thành tựu trên nước Mỹ. 25 năm. Nhân viên của các văn phòng RMI có lúc bất chợt nhớ rằng hàng trăm ngàn hồ sơ đã được giải quyết. 25 năm. Biết bao tâm tình để lại trên những hồ sơ đầy tình nghĩa.
25 năm. Có nhìn hình ảnh ông Mullins và anh Lê Minh Hải trên tập nhật ký hình ảnh của công ty RMI tại San Jose, mới thấy đoạn đường "đẩy cho tới cùng" cái ước mơ của ban giám đốc không hề ngừng nghỉ. Từ những năm đầu thập niên 90, họ là những người còn rất trẻ, cho đến ngày nay, trong mùa hạ ấm của Thung Lũng Hoa Vàng, mái tóc dù có điểm màu sắc của thời gian những ước mơ của họ vẫn còn trẻ mãi.
Sự thành tựu của công ty RMI là do sự tin tưởng, thương mến của bà con Việt Nam. Khó mà nói hết được sự tri ân này. Ông Mullins đã xúc động nói rằng: "Dù điều gì có xảy ra ra đi nữa, các văn phòng Robert Mullins International sẽ vẫn có mặt để hỗ trợ. Chúng tôi sẽ luôn có mặt vì qúy vị, giúp qúy vị tìm những phương cách tốt nhất để đưa những người thân yêu của qúy vị đến Hoa Kỳ sớm. Chúng tôi xin mời qúy vị liên lạc với các văn phòng RMI tại tiểu bang California và Sài Gòn để được cập nhật những thông tin mới nhất về di trú, hoặc tình trạng hồ sơ hiện nay của quý vị, hay chỉ cần ghé thăm văn phòng chuyện trò và trao đổi những thắc mắc của qúy vị. Chúng tôi luôn tâm nguyện là một thành viên hữu ích của cộng đồng Việt Nam và sẽ giữ mãi tâm nguyện này trong 25 năm sắp đến".
25 năm. RMI đã có rất nhiều hồ sơ "lo bạc râu" như các nhân viên thường nói. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập công ty RMI, ban giám đốc đã mở một cuộc thi viết về những câu chuyện di trú. Thân chủ của RMI đã tích cực tham gia. Trong nhiều bài viết rất hay và cảm động, đã có ba bài viết được tuyển chọn. Đó là ba câu chuyện di trú đầy những trắc trở, gian nan.
Trong bài "Thiên Đường Trong Trái Tim Tôi", bà Ngô Mai Bình cho biết đã cho người con trai 10 tuổi đi vượt biên cùng với chú thím của cháu. Người con may mắn đã định cư tại Hoa Kỳ. Thời gian trôi qua rất nhanh, người con lớn lên, học hành thành đạt, lập gia đình và sinh một cháu trai. Bà viết: "Bao nhiêu đêm tôi không thể nào ngủ được, hình bóng đứa cháu nội luôn trong tôi, tôi mơ được một lần được nhìn thấy tận mặt cháu, được nắm lấy bàn tay bé nhỏ xinh xinh". Người con trai đã nộp đơn bảo lãnh vợ chồng bà nhưng vì nhiều lý do về giấy tờ chứng minh, hồ sơ của gia đình bà đã bị từ chối cấp visa sau 5 lần phỏng vấn. Bà viết: "tôi hầu như tuyệt vọng. Tôi luôn cầu nguyện cho tôi được qua Mỹ dù chỉ là một tuần lễ cũng đủ làm tôi mãn nguyện rồi, vậy mà sao qúa đỗi xa vời". Nhưng "may mắn đến với gia đình chúng tôi, con trai tôi nhờ bạn bè giới thiệu, đã biết đến Văn phòng Robert Mullins International, và nhờ văn phòng trong việc tái lập hồ sơ bảo lãnh cho vợ chồng tôi. Sau khi nghiên cứu tận tình, tìm ra được nguyên nhân thất bại của những lần phỏng vấn trước đó, nhân viên trong văn phòng đã không quản ngại thời gian để giải thích và hướng dẫn tận tình cho chúng tôi. Kết qủa lần phỏng vấn đó vợ chồng tôi được chấp nhận cho đi định cư ở Mỹ". Bà viết: "Dù phải trải qua bao nhiêu khó khăn nhưng cuối cùng rồi giấc mơ tôi đã thành hiện thực. Bây giờ không chỉ là một tuần, một tháng , một năm, mà là một đời. Tôi òa khóc, những giọt nước mắt vô vàn hạnh phúc khi ôm trong tay đứa cháu mà 10 năm qua rồi chỉ là trong trí tưởng". Và hạnh phúc hơn nữa, bà viết "sau đó, hai gia đình của con gái và con trai út của chúng tôi cũng lần lượt được định cư ở Mỹ theo diện đoàn tụ qua sự giúp đỡ và hướng dẫn để lập hồ sơ của văn phòng RMI. Cuộc sống gia đình chúng tôi rất bình dị, nhưng tôi cảm nhận được đây là thiên đường vì nơi đây chúng tôi có đầy đủ tất cả các con trai, con gái, con dâu, con rể, các cháu nội, ngọai". Bà viết cuối thư: "Đại gia đình chúng tôi lúc nào cũng ghi nhớ, nhân kỷ niệm 25 năm của văn phòng RMI, đại gia đình chúng tôi xin gởi đến văn phòng lời tri ân chân thành. Xin kính chúc văn phòng ngày càng cải tiến và vững mạnh để mang lại hàng triệu triệu nụ cười hân hoan đoàn tụ. Xin chúc văn phòng RMI thêm 25 năm và 25 năm nữa....".
Bài viết thứ hai có tựa đề "Một kỳ tích của Rạng Mi" là một câu chuyện di trú gian nan khác của bà Nguyễn Thị Tuyết Hồng. Cháu Minh Trí, lúc 12 tuổi đã theo mẹ sang Mỹ du lịch. Thích môi trường và trường học ở đây, Minh Trí tha thiết xin mẹ ở lại với dì ruột để học hành. Mẹ đành lòng để con ở lại, kéo dài đến gần 3 năm. Bà viết: "Thời gian trôi qua, Minh Trí học rất tốt, hai tháng cho lớp 7, nguyên năm lớp 8 và 4 tháng cho lớp 9. Rồi con nhớ nhà, nhớ quê hương và cha mẹ, mình phải đưa con về thôi, thế là con phải về Việt Nam". Nhưng về lại quê hương, bà viết "ở đây cũng còn nhiều rắc rối, trở lại trường cũ thì thầy cô chê bai nói thằng này bây giờ học lại lớp 7, làm cha mẹ lúc nầy thấy chán nản vô cùng...". Mặc dù Minh Trí đã cố gắng rất nhiều để không buồn lòng cha mẹ, nhưng, bà viết: "hết lớp 10 qua lớp 11 thì con không học được nữa. Nhiều nguyên nhân làm con không học được, mẹ đành đưa con đi Sài Gòn học Anh văn tại trường Việt Mỹ, rồi đưa con đi phỏng vấn xin du học nhưng không được, phải đến lúc anh Hải ở văn phòng RMI - Rạng Mi can thiệp...". Đối với luật di trú, sự việc Minh Trí ở quá hạn visa du lịch và ở lại Mỹ đi học là một vi phạm rất khó có thể được tái nhập cảnh. Nhưng sau khi bà Tuyết Hòng nhờ người quen ỡ Mỹ giới thiệu đến văn phòng RMI, nhân viên văn phòng đã lập một hồ sơ chu đáo và Minh Trí đã được Tòa lãnh sự Mỹ cấp visa để trở lại Mỹ du học.
Bà viết: "Nỗi vui mừng của ba mẹ và con phải rơi nước mắt. Sau khi trở lại Mỹ hai năm, con đã học tốt, cũng nhờ anh Hải vất vả tìm trường, con sau đó lấy được bằng tốt nghiệp trung học Mỹ. Một điều vinh dự lớn cho gia đình là anh Hải đã cùng dự lễ ra trường của Minh Trí".
Bài viết thứ ba có tựa đề "Giấc Mơ Có Thật" của anh Trần Bá Liêng và chị Bùi Thị Ngọc Lan. Tác giả đã kể lại hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng "đã bị kéo dài 3 năm đầy gian khó chông gai, phải giải quyết trong sự nghi ngại, mong manh. Cảm giác oan nghiệt khó nói cho mối tình của chúng tôi quá nhiều...". Phải nói hồ sơ bảo lãnh chị Ngọc Lan có qúa nhiều yếu điểm để có thể thuyết phục nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ về tình nghĩa chân thật của vợ chồng chị. Chị Ngọc Lan viết: "Trong vòng 3 năm qua, tôi và Văn phòng Robert Mullins tại Việt Nam; cũng như chồng tôi và Văn phòng Robert Mullins tại San Jose thường xuyên ngồi bàn bạc để gỡ rối và lý giải sự 'tình ngay lý gian' trong hồ sơ của chúng tôi".
Chia sẻ với công việc của nhân viên văn phòng RMI, chị Ngọc Lan viết: "Tại Văn phòng Rạng Mi (Robert Mullins) ở Việt Nam, cô Thu, cậu Phi, cô Trong, ai cũng phải nặn óc tìm ra lối thoát hiểm, rút kinh nghiệm nhiều hơn từ lần đầu mẹ con tôi phỏng vấn bị rớt. Ai cũng nhiệt tình khuyến khích tôi quyết tâm nhẫn nại không thể đầu hàng số phận vì mối quan hệ của chúng tôi là vợ chồng thật".
Sau khi hồ sơ bảo lãnh bị Tòa Lãnh sự Mỹ trả về cho sở di trú ở Hoa Kỳ, văn phòng RMI đã giúp chồng chị, anh Trần Bá Liêng, lập hồ sơ kháng cáo. Chi Ngọc Lan viết: "Chờ đợi suốt khoảng hơn một năm rưỡi sau khi rớt phỏng vấn lần đầu, thì chồng tôi bên Mỹ nhận được thông báo là Sở di trú tái chấp thuận hồ sơ bảo lãnh. Lần thứ hai, cậu Christ của văn phòng trực tiếp lo hồ sơ của chúng tôi. Anh Hưng là người cố vấn cho chồng tôi cụ thể để giúp cho vợ chồng tôi những lý do nào chắc chắn, hợp tình hợp lý khi bổ túc thêm bằng chứng; làm sao để chính phủ Mỹ thấy rõ và cần xét lại mối quan hệ của vợ chồng tôi... Ngoài ra, cậu Christ còn giúp chúng tôi hiểu được nên khiếu nại để đưa ra bằng chứng nào mà mình cảm thấy thật sự bị oan khi phỏng vấn lần đầu thất bại. Suy cho cùng, mặc dù chúng tôi là vợ chồng thật nhưng nếu không có Văn phòng Robert Mullins tư vấn chuyên nghiệp và hết lòng cho việc bổ túc hồ sơ, cũng như phỏng vấn lần thứ hai của mẹ con tôi tại Việt Nam, thì không biết chúng tôi sẽ ra sao nữa!". Và với những nỗ lực không ngừng nghỉ, chị Ngọc Lan và các con đã được chấp thuận visa và đã đến Hoa Kỳ vào ngày 21/12/2011.
Sau miền Bắc California, bà con Việt Nam mình ở miền Nam California sẽ chào đón ngày kỷ niệm 25 năm thành lập công ty RMI vào ngày thứ Bảy, 16 tháng 6 năm 2012. Khi ở San Jose, một thân chủ nói rằng những bài viết trúng giải đều chúc mừng công ty Robert Mullins Inernational sẽ có thêm nhiều ngày kỷ niệm 25 năm nữa. Ông giám đốc Mullins cười nhẹ nhàng: "Lúc đó, 25 năm nữa, tôi mới gần 100 tuổi thôi". Trong nắng vàng rực rỡ, ánh mắt ông long lanh, hiền hòa.
LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 7-2012
-IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
- Diện F-1: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 08/07/2005 (Tăng 2 tuần)
- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Ngày 15/02/2010 (Tăng 6 tuần)
- Diện F2B: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/05/2004 (Tăng 2 tuần)
- Diện F-3: Các con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 15/04/2002 (Tăng 2 tuần)
- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/01/2001 (Tăng 2 tuần)
-Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực
*
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Khi dư âm ngày kỷ niệm 25 năm thành lập công ty RMI vẫn còn đọng trong nắng ấm của Thung Lũng Hoa Vàng, người đứng đầu Robert Mullins International đã một mình chạy một mạch 7 tiếng lái xe xuôi Nam California, để làm việc với văn phòng RMI tại Westminster. Ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy", trời đất vẫn cho ông sức khỏe để tiếp tục đi hàng ngàn dặm đường. Nói cho đúng hơn, trời đất vẫn muốn ông "đẩy cho tới cùng điều mà nhiều người vẫn chỉ dám làm có một nửa", như một đại văn hào Nga đã viết. Đó là ước mơ "có cơ hội giúp đỡ người dân tìm được đời sống mới và sự nghiệp mới. Điều này đã làm cho tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc và thúc đẩy tôi cố gắng làm việc trong suốt một phần tư thế kỷ qua", như ông đã nói trong lời cảm ơn đến các thân chủ và đồng hương trong ngày 2 tháng 6 vừa qua tại thành phố San Jose.
Từ một giáo sư Anh ngữ đến một nhân viên ngoại giao phục vụ trong Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP), và sau 25 năm cùng với anh Lê Minh Hải điều hành công ty RMI, ông Robert Mullins cũng không thể tưởng tượng thời gian trôi qua nhanh đến vậy. 25 năm. Một thế hệ mới đã ra đời từ những hồ sơ vợ chồng của RMI, đã trưởng thành và gặt hái nhiều thành tựu trên nước Mỹ. 25 năm. Nhân viên của các văn phòng RMI có lúc bất chợt nhớ rằng hàng trăm ngàn hồ sơ đã được giải quyết. 25 năm. Biết bao tâm tình để lại trên những hồ sơ đầy tình nghĩa.
25 năm. Có nhìn hình ảnh ông Mullins và anh Lê Minh Hải trên tập nhật ký hình ảnh của công ty RMI tại San Jose, mới thấy đoạn đường "đẩy cho tới cùng" cái ước mơ của ban giám đốc không hề ngừng nghỉ. Từ những năm đầu thập niên 90, họ là những người còn rất trẻ, cho đến ngày nay, trong mùa hạ ấm của Thung Lũng Hoa Vàng, mái tóc dù có điểm màu sắc của thời gian những ước mơ của họ vẫn còn trẻ mãi.
Sự thành tựu của công ty RMI là do sự tin tưởng, thương mến của bà con Việt Nam. Khó mà nói hết được sự tri ân này. Ông Mullins đã xúc động nói rằng: "Dù điều gì có xảy ra ra đi nữa, các văn phòng Robert Mullins International sẽ vẫn có mặt để hỗ trợ. Chúng tôi sẽ luôn có mặt vì qúy vị, giúp qúy vị tìm những phương cách tốt nhất để đưa những người thân yêu của qúy vị đến Hoa Kỳ sớm. Chúng tôi xin mời qúy vị liên lạc với các văn phòng RMI tại tiểu bang California và Sài Gòn để được cập nhật những thông tin mới nhất về di trú, hoặc tình trạng hồ sơ hiện nay của quý vị, hay chỉ cần ghé thăm văn phòng chuyện trò và trao đổi những thắc mắc của qúy vị. Chúng tôi luôn tâm nguyện là một thành viên hữu ích của cộng đồng Việt Nam và sẽ giữ mãi tâm nguyện này trong 25 năm sắp đến".
25 năm. RMI đã có rất nhiều hồ sơ "lo bạc râu" như các nhân viên thường nói. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập công ty RMI, ban giám đốc đã mở một cuộc thi viết về những câu chuyện di trú. Thân chủ của RMI đã tích cực tham gia. Trong nhiều bài viết rất hay và cảm động, đã có ba bài viết được tuyển chọn. Đó là ba câu chuyện di trú đầy những trắc trở, gian nan.
Trong bài "Thiên Đường Trong Trái Tim Tôi", bà Ngô Mai Bình cho biết đã cho người con trai 10 tuổi đi vượt biên cùng với chú thím của cháu. Người con may mắn đã định cư tại Hoa Kỳ. Thời gian trôi qua rất nhanh, người con lớn lên, học hành thành đạt, lập gia đình và sinh một cháu trai. Bà viết: "Bao nhiêu đêm tôi không thể nào ngủ được, hình bóng đứa cháu nội luôn trong tôi, tôi mơ được một lần được nhìn thấy tận mặt cháu, được nắm lấy bàn tay bé nhỏ xinh xinh". Người con trai đã nộp đơn bảo lãnh vợ chồng bà nhưng vì nhiều lý do về giấy tờ chứng minh, hồ sơ của gia đình bà đã bị từ chối cấp visa sau 5 lần phỏng vấn. Bà viết: "tôi hầu như tuyệt vọng. Tôi luôn cầu nguyện cho tôi được qua Mỹ dù chỉ là một tuần lễ cũng đủ làm tôi mãn nguyện rồi, vậy mà sao qúa đỗi xa vời". Nhưng "may mắn đến với gia đình chúng tôi, con trai tôi nhờ bạn bè giới thiệu, đã biết đến Văn phòng Robert Mullins International, và nhờ văn phòng trong việc tái lập hồ sơ bảo lãnh cho vợ chồng tôi. Sau khi nghiên cứu tận tình, tìm ra được nguyên nhân thất bại của những lần phỏng vấn trước đó, nhân viên trong văn phòng đã không quản ngại thời gian để giải thích và hướng dẫn tận tình cho chúng tôi. Kết qủa lần phỏng vấn đó vợ chồng tôi được chấp nhận cho đi định cư ở Mỹ". Bà viết: "Dù phải trải qua bao nhiêu khó khăn nhưng cuối cùng rồi giấc mơ tôi đã thành hiện thực. Bây giờ không chỉ là một tuần, một tháng , một năm, mà là một đời. Tôi òa khóc, những giọt nước mắt vô vàn hạnh phúc khi ôm trong tay đứa cháu mà 10 năm qua rồi chỉ là trong trí tưởng". Và hạnh phúc hơn nữa, bà viết "sau đó, hai gia đình của con gái và con trai út của chúng tôi cũng lần lượt được định cư ở Mỹ theo diện đoàn tụ qua sự giúp đỡ và hướng dẫn để lập hồ sơ của văn phòng RMI. Cuộc sống gia đình chúng tôi rất bình dị, nhưng tôi cảm nhận được đây là thiên đường vì nơi đây chúng tôi có đầy đủ tất cả các con trai, con gái, con dâu, con rể, các cháu nội, ngọai". Bà viết cuối thư: "Đại gia đình chúng tôi lúc nào cũng ghi nhớ, nhân kỷ niệm 25 năm của văn phòng RMI, đại gia đình chúng tôi xin gởi đến văn phòng lời tri ân chân thành. Xin kính chúc văn phòng ngày càng cải tiến và vững mạnh để mang lại hàng triệu triệu nụ cười hân hoan đoàn tụ. Xin chúc văn phòng RMI thêm 25 năm và 25 năm nữa....".
Bài viết thứ hai có tựa đề "Một kỳ tích của Rạng Mi" là một câu chuyện di trú gian nan khác của bà Nguyễn Thị Tuyết Hồng. Cháu Minh Trí, lúc 12 tuổi đã theo mẹ sang Mỹ du lịch. Thích môi trường và trường học ở đây, Minh Trí tha thiết xin mẹ ở lại với dì ruột để học hành. Mẹ đành lòng để con ở lại, kéo dài đến gần 3 năm. Bà viết: "Thời gian trôi qua, Minh Trí học rất tốt, hai tháng cho lớp 7, nguyên năm lớp 8 và 4 tháng cho lớp 9. Rồi con nhớ nhà, nhớ quê hương và cha mẹ, mình phải đưa con về thôi, thế là con phải về Việt Nam". Nhưng về lại quê hương, bà viết "ở đây cũng còn nhiều rắc rối, trở lại trường cũ thì thầy cô chê bai nói thằng này bây giờ học lại lớp 7, làm cha mẹ lúc nầy thấy chán nản vô cùng...". Mặc dù Minh Trí đã cố gắng rất nhiều để không buồn lòng cha mẹ, nhưng, bà viết: "hết lớp 10 qua lớp 11 thì con không học được nữa. Nhiều nguyên nhân làm con không học được, mẹ đành đưa con đi Sài Gòn học Anh văn tại trường Việt Mỹ, rồi đưa con đi phỏng vấn xin du học nhưng không được, phải đến lúc anh Hải ở văn phòng RMI - Rạng Mi can thiệp...". Đối với luật di trú, sự việc Minh Trí ở quá hạn visa du lịch và ở lại Mỹ đi học là một vi phạm rất khó có thể được tái nhập cảnh. Nhưng sau khi bà Tuyết Hòng nhờ người quen ỡ Mỹ giới thiệu đến văn phòng RMI, nhân viên văn phòng đã lập một hồ sơ chu đáo và Minh Trí đã được Tòa lãnh sự Mỹ cấp visa để trở lại Mỹ du học.
Bà viết: "Nỗi vui mừng của ba mẹ và con phải rơi nước mắt. Sau khi trở lại Mỹ hai năm, con đã học tốt, cũng nhờ anh Hải vất vả tìm trường, con sau đó lấy được bằng tốt nghiệp trung học Mỹ. Một điều vinh dự lớn cho gia đình là anh Hải đã cùng dự lễ ra trường của Minh Trí".
Bài viết thứ ba có tựa đề "Giấc Mơ Có Thật" của anh Trần Bá Liêng và chị Bùi Thị Ngọc Lan. Tác giả đã kể lại hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng "đã bị kéo dài 3 năm đầy gian khó chông gai, phải giải quyết trong sự nghi ngại, mong manh. Cảm giác oan nghiệt khó nói cho mối tình của chúng tôi quá nhiều...". Phải nói hồ sơ bảo lãnh chị Ngọc Lan có qúa nhiều yếu điểm để có thể thuyết phục nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ về tình nghĩa chân thật của vợ chồng chị. Chị Ngọc Lan viết: "Trong vòng 3 năm qua, tôi và Văn phòng Robert Mullins tại Việt Nam; cũng như chồng tôi và Văn phòng Robert Mullins tại San Jose thường xuyên ngồi bàn bạc để gỡ rối và lý giải sự 'tình ngay lý gian' trong hồ sơ của chúng tôi".
Chia sẻ với công việc của nhân viên văn phòng RMI, chị Ngọc Lan viết: "Tại Văn phòng Rạng Mi (Robert Mullins) ở Việt Nam, cô Thu, cậu Phi, cô Trong, ai cũng phải nặn óc tìm ra lối thoát hiểm, rút kinh nghiệm nhiều hơn từ lần đầu mẹ con tôi phỏng vấn bị rớt. Ai cũng nhiệt tình khuyến khích tôi quyết tâm nhẫn nại không thể đầu hàng số phận vì mối quan hệ của chúng tôi là vợ chồng thật".
Sau khi hồ sơ bảo lãnh bị Tòa Lãnh sự Mỹ trả về cho sở di trú ở Hoa Kỳ, văn phòng RMI đã giúp chồng chị, anh Trần Bá Liêng, lập hồ sơ kháng cáo. Chi Ngọc Lan viết: "Chờ đợi suốt khoảng hơn một năm rưỡi sau khi rớt phỏng vấn lần đầu, thì chồng tôi bên Mỹ nhận được thông báo là Sở di trú tái chấp thuận hồ sơ bảo lãnh. Lần thứ hai, cậu Christ của văn phòng trực tiếp lo hồ sơ của chúng tôi. Anh Hưng là người cố vấn cho chồng tôi cụ thể để giúp cho vợ chồng tôi những lý do nào chắc chắn, hợp tình hợp lý khi bổ túc thêm bằng chứng; làm sao để chính phủ Mỹ thấy rõ và cần xét lại mối quan hệ của vợ chồng tôi... Ngoài ra, cậu Christ còn giúp chúng tôi hiểu được nên khiếu nại để đưa ra bằng chứng nào mà mình cảm thấy thật sự bị oan khi phỏng vấn lần đầu thất bại. Suy cho cùng, mặc dù chúng tôi là vợ chồng thật nhưng nếu không có Văn phòng Robert Mullins tư vấn chuyên nghiệp và hết lòng cho việc bổ túc hồ sơ, cũng như phỏng vấn lần thứ hai của mẹ con tôi tại Việt Nam, thì không biết chúng tôi sẽ ra sao nữa!". Và với những nỗ lực không ngừng nghỉ, chị Ngọc Lan và các con đã được chấp thuận visa và đã đến Hoa Kỳ vào ngày 21/12/2011.
Sau miền Bắc California, bà con Việt Nam mình ở miền Nam California sẽ chào đón ngày kỷ niệm 25 năm thành lập công ty RMI vào ngày thứ Bảy, 16 tháng 6 năm 2012. Khi ở San Jose, một thân chủ nói rằng những bài viết trúng giải đều chúc mừng công ty Robert Mullins Inernational sẽ có thêm nhiều ngày kỷ niệm 25 năm nữa. Ông giám đốc Mullins cười nhẹ nhàng: "Lúc đó, 25 năm nữa, tôi mới gần 100 tuổi thôi". Trong nắng vàng rực rỡ, ánh mắt ông long lanh, hiền hòa.
LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 7-2012
-IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
- Diện F-1: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 08/07/2005 (Tăng 2 tuần)
- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Ngày 15/02/2010 (Tăng 6 tuần)
- Diện F2B: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/05/2004 (Tăng 2 tuần)
- Diện F-3: Các con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 15/04/2002 (Tăng 2 tuần)
- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/01/2001 (Tăng 2 tuần)
-Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực
*
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.