SINH VIÊN DU HỌC TẠI HOA KỲ

Thứ Ba, 08 Tháng Chín 201506:45(Xem: 30684)
SINH VIÊN DU HỌC TẠI HOA KỲ

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Hiện có 1 triệu 50 ngàn sinh viên du học diện chiếu khán (visa) F-1 và M-1 đang học tại Hoa Kỳ. Thêm vào đó, có 245.000 học sinh trong diện chiếu khán trao đổi giáo dục J-1 đang theo học tại Hoa Kỳ.

Có 8.900 trường học ở Hoa Kỳ được sự đồng ý của Bộ Nội An thu nhận học sinh quốc tế.

Bốn trăm ngàn sinh viên ngoại quốc đang theo học những ngành thuộc chương trình STEM (viết tắt từ Science, Technology, Engineering và Mathematics)  bao gồm các lãnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học.

Những học sinh này đến từ những quốc gia nào?

Hầu hết những học sinh này đến từ Á Châu, bao gồm 300.000 từ Trung Quốc và 500.000 đến từ những nước khác ở Châu Á. Gia Nã Đại và Mê Tây Cơ có 67.000 học sinh, Nam Mỹ Châu có 50.000, Châu Phi có 46.000 và Châu Úc có 6.000 học sinh.

Trong những quốc gia có học sinh Á Châu theo học tại Hoa Kỳ, số học sinh lớn nhất đến từ Trung Quốc (300.000 người), sau đó là Ấn Độ (150.000 người), Nam Hàn (78.000 người), Ả Rập Saudi (76.000 người), Nhận Bản (25.000 người), Việt Nam (24.000 người) và Đại Loan (22.000 người).

Điều cần ghi nhận là trong lúc có 24.000 học sinh Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ, thì cũng có khoảng 24.000 người Việt di dân sang Hoa Kỳ mỗi năm. Số học sinh Việt Nam du học tại Hoa Kỳ nhiều hơn Đài Loan, và gần tương đương với số du học sinh Nhật. Và số du học sinh Việt Nam bằng 50% tồng số du học sinh của hai đại lục Châu Phi và Nam Mỹ Châu.

Ba mươi sáu phần trăm tổng số du học sinh theo học tại các tiểu bang California, New York và Texas.

Hiện có khoảng 5.200 du học sinh theo học các chương trình cấp tiểu học và trung học tại Hoa Kỳ. Con số này cho thấy đã giảm 33% số du học sinh theo học các chương trình giáo dục cấp tiểu học và trung học kể từ tháng Hai năm 2015.

Hai mươi tám phần trăm du học sinh đã ghi danh theo học các chương trình giáo dục về công viên, giải trí và thể dục đến từ Anh Quốc và Gia Nã Đại.

Hai mươi lăm phần trăm du học sinh đến từ Trung Quốc đang theo học các chương trình giáo dục về kinh doanh, quản trị, thị trường và những dịch vụ hỗ trợ.

Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học là những chương trình giáo dục thông dụng tại các trường đại học tại Hoa Kỳ. Tốt nghiệp từ những chương trình giáo dục này rất quan trọng để tạo nên những đổi mới và công việc làm tại Hoa Kỳ.

Bảy mươi lăm phần trăm trong tổng số du học sinh STEM đang học các chương trình về kỹ thuật, vi tính, khoa học thông tin, dịch vụ hỗ trợ, khoa học sinh học và sinh y học.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tại sao các du học sinh tốt nghiệp từ các chương trình STEM được xem là quan trọng trong việc tạo nên sự đổi mới và công việc làm tại Hoa Kỳ?

- Đáp: Hoa Kỳ luôn luôn cần nhiều người tốt nghiệp từ các chương trình giáo dục STEM. Đó là lý do tại sao những người tốt nghiệp được cấp loại chiếu khán H1B sau khi họ hoàn tất chương trình học.

- Hỏi: Các du học sinh có thể xin học các trường tiểu học và trung học công lập tại Hoa Kỳ không?

- Đáp: Được. Nhưng  thời gian học chỉ giới hạn trong một năm tại các chương trình công lập và họ phải trả học phí cho khu học chính. Không có thời gian giới hạn nếu du học sinh muốn theo học các trường tư thục tại Hoa Kỳ.

- Hỏi: Hơn 80% du học sinh đến từ Á Châu, nhưng chỉ có 10% đến từ Âu Châu và dưới 1% đến từ Úc Châu. Tại sao vậy?

- Đáp: Đối với du học sinh Á Châu, có nhiều lý do, bao gồm cơ hội gia tăng năng khiếu Anh ngữ, những cơ sở giáo dục quá tốt ở Hoa Kỳ, ít trường đại học ở nước nhà và uy tín khi tốt nghiệp từ đại học Hoa Kỳ. Các học sinh tại Úc Châu và Âu Châu không cần phải xuất ngoại để tìm chương trình giáo dục tốt hơn.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 102864)
Theo luật, một số thường trú nhân có thể mất các quyền lợi trợ cấp an sinh xã hội (gọi tắt là quyền lợi SSI) nếu họ không có quốc tịch Hoa Kỳ sau 7 năm thụ hưởng
Thứ Năm, 12 Tháng Sáu 2008(Xem: 107107)
Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo sẽ ngừng nhận đơn trong tháng này, vào ngày 25 tháng Sáu năm 2008. Các đương đơn của Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo phải là cựu quân nhân hoặc là các viên chức làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước ngày 30 tháng 4 năm 1975
Thứ Năm, 05 Tháng Sáu 2008(Xem: 102426)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân
Thứ Sáu, 23 Tháng Năm 2008(Xem: 106477)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm 2008(Xem: 100176)
Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) hiện đang giữ nhiệm vụ ấn định ngày phỏng vấn các đơn xin cấp chiếu khán (visa) di dân tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Đây là phương thức mới và một số thông tin chi tiết vẫn chưa được hoàn tất.
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm 2008(Xem: 104629)
Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam được mô tả là văn phòng phải giải quyết số lượng hồ sơ rất lớn và là một trong những văn phòng lãnh sự bận rộn nhất thế giới.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 103829)
Dù đã 33 năm trôi qua, người Việt Nam ở trong và ngoài nước vẫn không thể quên biến cố 30 Tháng 4 bi thảm ấy. Hiệp định Genève 1954 đã giúp cho hàng triệu người Việt "di cư" từ Bắc vào Nam để chọn một đời sống tự do ngay trên đất nước mình.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 110224)
Chiếu khán ( visa ) Du Học là loại chiếu khán phi di dân, có giá trị ngắn hạn. Trước khi Lãnh sự cấp loại chiếu khán này, đương đơn xin du học phải có đủ bằng chứng thuyết phục nhân viên lãnh sự là họ sẽ trở về Việt Nam sau khi việc học kết thúc.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 107096)
Các Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho nhiều qúy vị tăng-ni Phật giáo ở Việt Nam được cấp chiếu khán (visa). Các loại chiếu khán phục vụ tôn giáo, được là R-1, có loại ngắn hạn và loại chiếu khán dài hạn dành cho những người di dân đặc biệt phục vụ tôn giáo.
Thứ Sáu, 11 Tháng Tư 2008(Xem: 100094)
Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là khi người bảo lãnh và người được bảo lãnh nộp đơn bảo lãnh và những đơn từ, giấy tờ phụ trợ khác, nên hiểu rằng họ không chỉ làm công việc điền đơn là xong. Họ cần biết chính xác tình trạng hồ sơ của mình để có thể hoàn tất  hồ sơ với kết quả mỹ mãn.