TẠ ƠN

Thứ Hai, 23 Tháng Mười Một 201514:19(Xem: 33970)
TẠ ƠN

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Mùa Lễ Tạ Ơn - Thanks Giving - một lần nữa lại đến với chúng ta trong những ngày cuối năm 2015. Nhân dịp này, Ban Giám đốc Robert Mullins International và toàn thể nhân viên xin kính chúc cộng đồng người Việt một mùa Lễ Tạ Ơn,  Giáng Sinh và một Năm Mới an vui, hạnh phúc.

Năm nay cũng là dịp đánh dấu 28 năm văn phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International đã có cơ hội phục vụ người Việt chúng ta từ ở quê nhà cũng như ở hải ngoại. Đã có nhiều thay đổi kể từ năm 1987, hầu hết là những thay đổi tốt đẹp. Thư giới thiệu không còn cần thiết phải có để có ngày phỏng vấn và nhà nước Việt Nam không còn quyền hạn để quyết định những ai được tham dự phỏng vấn xin chiếu khán (visa) di dân.

Văn phòng Robert Mullins hàng ngày liên lạc với Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn và Tòa Lãnh sự tiếp tục nỗ lực giúp đỡ và cộng tác rất tích cực. Những yêu cầu về hồ sơ gửi cho Lãnh sự thường được trả lời nhanh chóng trong 24 tiếng.

Ngày Lễ Tạ Ơn đầu tiên trên nước Mỹ được thực hiện trong năm 1621, khi 52 người di cư từ Anh quốc quyết định tổ chức lễ tiệc mừng mùa thu hoạch đồng áng đầu tiên của họ. Họ đã mời những người hàng xóm da đỏ Hoa Kỳ chia sẻ những món gà tây, vịt và ngỗng. Và những người láng giềng bản xứ đã mang nai, nghêu hào, tôm càng và cá đến chung vui.

Việc di cư đến vùng đất mới không phải là điều dễ dàng và những người di dân lớn tuổi thường mơ đến việc trở về nơi sinh đẻ của mình. Chỉ có những đứa con và những cháu nội ngoại của những người di dân được thừa hưởng những điều tốt đẹp trong việc thay đổi nơi cư trú này.

Tạ Ơn đã trở thành ngày lễ để chúng ta có dịp nhớ đến cha mẹ và ông bà di dân của mình đã theo đuổi giấc mơ sang đất Mỹ để tìm sự tự do về tôn giáo, chính trị và kinh tế và cũng là cơ hội xây dựng cuộc đời tốt đẹp hơn cho chính họ và các thế hệ sau này. Lễ Tạ Ơn là một ngày để chúng ta trang trọng cảm ơn mảnh đất này và không khí tự do.

Một số người bảo thủ lo ngại rằng người di dân sẽ không thể hòa nhập vào nền văn hóa Hoa Kỳ. Một nhà văn đề nghị tất cả người di dân và con cháu họ nên được học âm nhạc và câu nói "Thượng đế ban phước lành cho nước Mỹ" (God Bless America). Đây là bài hát được soạn bởi một người di dân nổi tiếng tên là Irving Berlin. Nếu qúy vị không biết câu "God Bless America", có thể tìm thấy trên trang mạng Google. Và ai là người sáng lập Google? Đó là một người di dân đến Hoa Kỳ có tên là Sergey Brin.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Có những tài liệu nào có thể giúp người di dân mới học hỏi và điều chỉnh đời sống tại Hoa Kỳ không?

- Đáp: Sở di trú đã phổ biến một tài liệu đã được cập nhật có tên là "Chào Mừng Đến Hoa Kỳ: Một Tài Liệu Hướng Dẫn Cho Những Di Dân Mới" (tức Welcom to the United States: A Guide for New Immigrants). Tài liệu hướng dẫn này bao gồm những thông tin thực tế để giúp người di dân mới ổn định trong đời sống hàng ngày tại Hoa Kỳ; bao gồm những vấn đề làm sao kiếm nơi để ở, làm sao xin Số An Sinh Xã Hội, và guồng máy chính phủ hoạt động ra sao. Hiện nay đã có ấn bản Việt ngữ trên trang nhà của Sở di trú USCIS.

- Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu một thường trú nhân trở về Việt Nam và vì bệnh tật nên phải ở lại sau khi Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (Re-entry Permit) hết hạn?

- Đáp: Nếu người này phải lưu lại Việt Nam vì những trường hợp bất khả kháng, sẽ có cơ hội tốt để xin Lãnh sự Hoa Kỳ cấp chiếu khán Cư Dân Trở Về và họ sẽ được phép giữ quy chế Thường Trú Nhân.

- Hỏi: Tôi có nghe rằng một số người sinh trưởng ở Hoa Kỳ đã từ bỏ quốc tịch Mỹ. Tại sao họ làm như vậy?

- Đáp: Một số nhỏ vì những lý do chính kiến. Hầu hết làm như vậy vì tránh đóng thuế. Công dân Mỹ phải đóng thuế trên mọi thu nhập từ nước ngoài.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  tối Chủ Nhật cùng giờ trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Năm, 15 Tháng Sáu 2006(Xem: 122036)
Những người bảo trợ tài chánh phải chắc chắn rằng họ đã hoàn tất đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 chính xác và đầy đủ, và phải đính kèm theo tất cả giấy khai thuế, các bản phụ đính thuế và những giấy tờ phụ thuộc khác. Hầu hết trở ngại về bộ đơn bảo trợ tài chánh I-864 là không cung cấp đầy đủ giấy tờ phụ thuộc vào lúc phỏng vấn
Thứ Ba, 13 Tháng Sáu 2006(Xem: 122659)
Thông thường, Tổng lãnh sự phải nhận được đơn xin chiếu khán (visa) đã được chấp thuận từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, gọi tắt là NVC), để có thể bắt đầu duyệt xét một hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn. Đôi khi, nếu đơn xin chiếu khán bản chính bị thất lạc,
Thứ Sáu, 02 Tháng Sáu 2006(Xem: 121973)
Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là văn phòng lãnh sự bận rộn   đứng thứ năm trên thế giới, giải quyết khoảng 30.000 đơn mỗi năm. Chính vì thế, một Ban Thông tin đặc biệt đã được lập ra để đáp ứng những vấn đề khiếu nại của các đương đơn. Ban Thông tin này có tám nhân viên trả lời khoảng 8.000 đơn khiếu nại mỗi tháng.
Thứ Năm, 25 Tháng Năm 2006(Xem: 127947)
Tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn (RRS) có nhiệm vụ duyệt xét tất cả hồ sơ liên quan đến người tỵ nạn, kể cả Chương Trình McCain dành cho con cái của các cựu tù nhân từng bị giam cầm trong các trại "cải tạo". Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn cũng giải quyết các hồ sơ diện Trẻ Á Châu Lai Mỹ
Thứ Ba, 23 Tháng Năm 2006(Xem: 123650)
Vấn đề hợp pháp hóa hàng triệu người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đang là đề tài thảo luận gay go tại quốc hội, trong lúc làn sóng người biểu tình của hai nhóm người thuận và chống đang ngày càng tạo áp lực cho các vị dân cử và chính quyền Hoa Kỳ. Phản ứng trước không khí chính trị và xã hội đang căng thẳng này...
Thứ Sáu, 12 Tháng Năm 2006(Xem: 124624)
Chiếu khán (visa) P cho phép người mang chiếu khán được làm việc ở Hoa Kỳ trong một thời gian hạn định. Công ty hoặc một tổ chức nào khác ở Hoa Kỳ có ý định mướn họ cần phải trước tiên nộp mẫu đơn I-129 cho USCIS (Cơ quan di trú Hoa Kỳ) để được phép mướn một công nhân ngoại quốc.
Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2006(Xem: 121743)
Các dự luật đề nghị cải tổ luật di chú của quốc hội Hoa Kỳ đã gây chấn động xã hội, đặc biệt là các nhóm di dân, đưa đến các làn sóng biểu tuần khắp nơi trong thời gian qua. Và ngày 1 tháng 5 mới đây đã được các nhóm ủng hộ việc cải tổ di trú - có lợi cho người di dân nhập cư bất hợp pháp - gọi là "Ngày Không Có Di Dân Tại Hoa Kỳ"
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 120134)
Khi cao trào biểu tình tuần hành khắp nơi trên nước Mỹ của các nhóm cộng đồng và tổ chức đòi hỏi quốc hội phải cải tổ luật di trú mới, đặc biệt là luật đề nghị cho phép hợp pháp hóa các di dân bất hợp pháp, người ta thấy có những tấm bảng của người biểu tình nhấn mạnh đến việc sự thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đến từ các nhóm di dân.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 121614)
Diện chiếu khán (visa) không di dân, gọi là J-1, được cấp để khuyến khích các sinh hoạt trao đổi văn hóa và giáo dục giữa Hoa Kỳ và các nước.  Sinh viên trong diện J-1 đến Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn hạn, qua một chương trình được Bộ Ngoại Giao chấp thuận, để theo học toàn thời tại một trường Đại học 2 năm hay 4 năm.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 126106)
Hiện nay, chúng ta không thể bàn luận về nội dung sau cùng của đạo luật mới này. Nhưng điều chắc chắn mà chúng ta biết là sẽ có nhiều thay đổi sau khi các dân biểu trở lại làm việc sau mùa lễ Phục Sinh. Một số chuyên gia về di trú tiên đoán rằng khó có thể có một đạo luật di trú mới vì quốc hội sẽ không thể tiến đến một thỏa thuận chung