Di Trú Hoa Kỳ: Kỳ Vọng Những Gì Trong Năm 2016?

Thứ Sáu, 01 Tháng Giêng 201609:31(Xem: 38984)
Di Trú Hoa Kỳ: Kỳ Vọng Những Gì Trong Năm 2016?

 

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp


Trước thềm năm mới Dương lịch 2016, Ban Giám Đốc Robert Mullins International và toàn thể nhân viên xin kính chúc qúy vị một năm mới thật nhiều sức khỏe, vạn sự như ý nguyện. Chân thành cám ơn qúy thân chủ đã thương yêu và nhiệt tình tín nhiệm trong suốt gần ba thập niên qua.

(Robert Mullins International) Vào ngày 18 tháng 12 năm 2015 vừa qua, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Đa Diện của Liên Bang 2016 (tức 2016 Federal Omnibus). Nói chung, đạo luật này không gây nhiều sự ngạc nhiên, ngọai trừ chương trình Đầu Tư EB5. Chương trình EB5 sẽ được gia hạn đến ngày 30 tháng 9 năm 2016. Vì thế, đối với những nhà đầu tư di dân hợp lệ để xin thẻ Xanh, những đòi hỏi vẫn như cũ: (1) Tạo công việc làm cho 10 công nhân Mỹ và (2) bỏ vốn đầu tư từ 500 ngàn Mỹ kim đếm 1 triệu Mỹ kim.

Phần lớn người đầu tư EB5 đến từ Trung Quốc. Điều này không gây ngạc nhiên đối với hơn 1 tỷ 300 triệu dân Trung Hoa lục địa và nhiều người khao khát tìm đường trở thành thường trú nhân ở Hoa Kỳ. Điều ngạc nhiên, nếu có, là dưới chế cộng sản Trung Quốc, những ai có thể chứng minh được khả năng tài chánh để đầu tư với số tiền lớn như vậy! Những người đầu tư EB5 ở Việt Nam chỉ có dưới 1%, có lẽ vì họ không thể cung cấp đủ thông tin hoặc chứng minh những nguồn tài chánh khả tín cần thiết để đáp ứng chương trình EB5, và cũng có thể do điều kiện khó khăn để chuyển vốn đầu tư đến các ngân hàng Hoa Kỳ. Một vài người đầu tư ở Việt Nam cũng có thể e ngại vì không muốn liều lĩnh dùng số tiền kiếm được để đầu tư.

Văn phòng Robert Mullins International (RMI) đã tích cực giúp đỡ những nhà đầu tư Việt Nam có khả năng. Những nhà đầu tư này đã chọn văn phòng RMI để tìm những Trung Tâm Vùng có uy tín và đứng đầu tại Hoa Kỳ. Với kinh nghiệm của gần 30 năm giúp đỡ cộng đồng Việt Nam trong lãnh vực di trú, bao gồm những hồ sơ đoàn tụ và đầu tư định cư EB5, RMI sẽ dùng kinh nghiệm sâu rộng giúp trọn vẹn các giai đoạn tiến hành hồ sơ EB5 từ A-Z để mang lại sự an tâm và kết quả mỹ mãn cho thân chủ.

*

Trong những lãnh vực khác của đạo luật Đa Diện Liên Bang, chúng ta thấy;

- Một số thành viên quốc hội muốn ngưng các chương trình tỵ nạn dành cho người Syria và Iraq, nhưng ý muốn này không nằm trong đạo luật nói trên.

- Diện những người làm việc tôn giáo cũng được gia hạn cho đến ngày 30 tháng 9 năm 2016.

- Luật mới về Chương Trình Miễn Thị Thực Chiếu Khán (Visa) hiện nay cho thấy sẽ rất khó xin được chiếu khán du lịch cho bất kỳ ai đã từng du lịch đến Iraq hoặc Syria trong vòng 5 năm qua.

- Quyết định cuối cùng về hai chương trình DACA và DAPA sẽ nằm trong tay của Tối Cao Pháp Viện. Phán quyết của tòa án tối cao này kỳ vọng sẽ có vào cuối tháng Sáu năm 2016.

*
Người tỵ nạn - đặc biệt là người tỵ nạn Hồi giáo - là tin tức hàng đầu hiện nay. Câu hỏi là họ có phải là mối đe dọa không? Liệu chúng ta có nên ngăn cấm họ đến Hoa Kỳ không? Họ có thể hòa nhập vào xã hội Hoa Kỳ không? Chúng ta từng có những câu hỏi tương tự về người tỵ nạn trong suốt gần một trăm năm qua.

Tuần qua, chúng ta đã cử hành Lễ Giáng Sinh, ngày Chúa Jesus ra đời. Có lẽ chúng ta cũng cần nhớ lại là Chúa Jesus, Mẹ Maria của Ngài, và Cha Joseph của Ngài cũng là người tỵ nạn. Họ đã vượt thóat từ Palestine sang Ai Cập để tìm nơi lánh nạn. Điều này có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta về trách nhiện đạo đức để giúp đỡ lẫn nhau. Hãy thương người như thương chính mình.

*

Theo vụ nổ súng khủng bố tại thành phố San Bernadino, California, ba nhân viên cao cấp đã có nhiệm vụ xem xét và hướng dẫn tiến trình rà soát việc cấp phát cho những đương đơn xin chiếu khán K-1 (bảo lãnh diện hôn phu-thê): Sở di trú sẽ kiểm tra lần đầu sau khi nhận được đơn bảo lãnh; kiểm tra một lần nữa ngay lúc có cuộc phỏng vấn chiếu khán; kiểm tra lần thứ ba sau khi người này đến Hoa Kỳ, và kiểm tra lần thứ tư khi đương đơn nộp đơn xin Thẻ Xanh.

Vì thế, nếu có bốn bước kiểm tra như thế thì tại sao người phụ nữ khủng bố tại San Bernadino lại có thể có chiếu khán K-1 và sau đó trở thành thường trú nhân? Câu trả lời rất đơn giản: Vì không có thông tin xấu nào liên quan đến phụ nữ khủng bố này sau khi kiểm tra lý lịch. Bà ta đã không làm bất cứ điều gì gây sự chú ý cho Sở di trú cũng như cho Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ. Hồ sơ của bà ta trong sạch.

*

Người Mỹ cảm nghĩ gì về vấn đề di trú? Theo những bản thăm dò và phúc trình mới đây cho thấy:

- 83% tin rằng người ta nên chứng minh họ hợp pháp tại Hoa Kỳ trước khi có thể nhận những ích lợi từ người đóng thuế (chẳng hạn như bằng lái xe, tiền trợ cấp học phí của tiểu bang, v.v...).

- Một nửa số người Mỹ được hỏi đã nói rằng những đứa trẻ được sinh ra bởi những di dân bất hợp pháp không nên được cấp khai sinh là công dân Mỹ.

- Hai trong số ba người Mỹ có gốc nói tiếng Tây Ban Nha muốn gia tăng tình trạng di trú hợp pháp và muốn luật pháp mạnh tay hơn với việc thuê mướn di dân bất hợp pháp, kể cả những người di dân nói tiếng Tây Ban Nha bất hợp pháp.

Vì năm 2016 là năm bầu cử tổng thống nên điều rất khó, có thể nói là bất khả, cho quốc hội có thể thông qua bất cứ luật di trú quan trọng nào. Trong năm 2016, chúng ta sẽ xem những ứng viên tổng thống tranh luận về vấn đề di trú và việc hợp pháp hóa ngoại kiều bất hợp pháp, nhưng chúng ta sẽ không thấy những luật cải tổ di trú mới được quốc hội thông qua.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Những nhà quan tâm đến di trú muốn gì từ tổng thống kế tiếp?

- Đáp: Họ hy vọng rằng tổng thống kế tiếp sẽ giữ lời hứa khi vận động tranh cử. Đặc biệt, những người quan tâm đến di trú muốn Tối Cao Pháp Viện có quyết định thuận lợi cho hai chương trình DAPA và DACA, và họ muốn có một kế họach hòa nhập những ngoại kiều bất hợp pháp vào xã hội Hoa Kỳ, với con đường đưa đến công dân Mỹ. Cho đến nay, chưa có ứng viên nào đưa ra chính sách rõ rệt là làm cách nào để có thể hợp pháp hóa hơn 11 triệu di dân bất hợp pháp.

- Hỏi: Anh tôi là công dân Mỹ đang bảo lãnh tôi. Ngày ưu tiên của tôi có vẻ như không thể đáo hạn trong nhiều năm nữa. Trong thời gian này, tôi có thể được phép sang Hoa Kỳ với chiếu khán du lịch không?

- Đáp: Trong trường hợp này, qúy vị có thể xin được chiếu khán du lịch, nhưng mọi thứ sẽ tùy vào sự ràng buộc về gia đình và kinh tế của qúy vị tại Việt Nam. Nhân viên di trú tại phi trường nhập cảnh có rất nhiều quyền hạn trong việc quyết định cho một du khách ngoại quốc được nhập cảnh hay không.

- Hỏi: Một người phải chờ bao lâu giữa những chuyến sang Hoa Kỳ với chiếu khán du lịch?

- Đáp: Không có luật rõ ràng về việc này. Tùy theo mỗi trường hợp mà nhân viên di trú kiểm tra sẽ quyết định ở khi nhập cảnh ở phi trường. Xin góp ý là nên đợi ít nhất sáu tháng ở quê nhà sau khi ở sáu tháng tại Hoa Kỳ. Những chuyến du lịch qúa thường xuyên dễ làm cho nhân viên di trú hải quan nghĩ rằng người du khách này đang làm việc hoặc đang làm ăn buôn bán tại Hoa Kỳ, vì thế việc nhập cảnh sẽ dễ bị từ chối.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  tối Chủ Nhật cùng giờ trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Sáu, 28 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 111089)
Bước kế tiếp là tìm một cơ quan lo vấn đề con nuôi có giấy phép tại Hoa Kỳ để họ có thể giúp đỡ việc nhận con nuôi đang sống ở một vùng nào đó tại Việt Nam, nơi mà qúy vị muốn nhận con nuôi. Chẳng hạn như cơ quan Orphans Overseas chỉ hướng dẫn việc nhận con nuôi ở hai tỉnh Hà Nam và Nam Định
Thứ Năm, 20 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 109766)
Vài năm trước đây, nhiều trẻ em Việt Nam được công dân Hoa Kỳ bảo lãnh diện con nuôi, nhưng Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đã ngưng lại vì đã có những bằng chứng rõ rệt cho thấy có vấn đề tham nhũng và "mua bán trẻ em" ở Việt Nam. Đến năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam đã ký một hiệp định mới về việc bảo lãnh con nuôi
Thứ Năm, 13 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 113721)
Bộ phận Tỵ nạn của Tòa Lãnh sự hiện nay được gọi là Bộ phận Tái định cư Nhân đạo (HRS).  Trong thời gian hiện nay, nhiệm vụ chính của Bộ phận này là duyệt xét những hồ sơ thuộc diện Tái định cư Nhân đạo (HR), dành cho những người nộp đơn theo Chương trình HO cũ nhưng chưa có cơ hội được phỏng vấn.
Thứ Sáu, 07 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 114341)
Các đương đơn xin chiếu khán (visa) điều trị y tế cần hoàn tất từng bước theo các đòi hỏi xin chiếu khán phi di dân, kể cả mẫu đơn DS-156 xin chiếu khán phi di dân. Những buổi hẹn gấp trong những trường hợp y tế khẩn cấp có thể được yêu cầu qua những thủ tục Yêu Cầu Phỏng Vấn Khẩn Cấp.
Thứ Năm, 29 Tháng Mười Một 2007(Xem: 117385)
Kỳ trước, chúng ta đã có dịp tìm hiểu về số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ ngày một gia tăng. Mặc dù việc du học đòi hỏi gia đình của đương đơn phải chứng minh khả năng tài chánh có thể đáp ứng tổng chi phí mà đương đơn phải chi trả khi theo học ở Hoa Kỳ, nhưng trong nhiều trường hợp
Thứ Hai, 26 Tháng Mười Một 2007(Xem: 115131)
Phúc trình 2007 từ Viện Giáo Dục Quốc Tế Hoa Kỳ, công bố ngày 13/11/2007, cho thấy số lượng sinh viên học sinh Việt Nam sang Mỹ du học tăng nhanh trong những năm gần đây. Đây là thông tin mới nhất do phóng viên Thanh Trúc của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết trong một bản tin mới đây.
Thứ Năm, 15 Tháng Mười Một 2007(Xem: 115654)
Ngày 25/10/2007 vừa qua, Phòng Công Dân Hoa Kỳ và Dịch Vụ Di Trú (tức cơ quan USCIS) chính thức loan báo trên trang nhà của họ về sự thay đổi phương thức duyệt xét hồ sơ bảo lãnh con nuôi tại Việt Nam. Theo nội dung bản thông báo này, văn phòng USCIS tại thành phố Sài Gòn, Việt Nam, sẽ được toàn quyền duyệt xét các mẫu đơn I-600
Thứ Năm, 08 Tháng Mười Một 2007(Xem: 117778)
Trong thời gian vừa qua, nhiều người đã liên lạc với Văn phòng Robert Mullins International để hỏi thăm về việc Thường trú nhân muốn đi du lịch cần giấy tờ gì, và nếu ở quá hạn quá lâu sẽ phải giải quyết ra sao? Trong chủ đề hội thoại hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi đã gửi cho văn phòng liên quan đến vấn đề du lịch ngoài Hoa Kỳ.
Thứ Sáu, 02 Tháng Mười Một 2007(Xem: 115856)
Trong những kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến qúy vị 75 câu hỏi trong số 100 câu hỏi sẽ được áp dụng trong kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ theo phương thức mới. Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới.
Thứ Năm, 25 Tháng Mười 2007(Xem: 117775)
Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến qúy vị 50 câu hỏi đàu tiên trong số 100 câu hỏi sẽ được áp dụng trong kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ theo phương thức mới. Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới.