Luật Mới Năm 2017 Và Những Tội Có Thể Bị Trục Xuất (phần 1)

Thứ Tư, 25 Tháng Giêng 201705:05(Xem: 34844)
Luật Mới Năm 2017 Và Những Tội Có Thể Bị Trục Xuất (phần 1)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International) Có một số luật mới ban hành nhằm đối phó với những tội mà các thường trú nhân vi phạm có thể dẫn đến việc bị trục xuất. Một trong những luật này là tội liên quan đến ma túy. Tội này không liên quan đến việc buôn bán ma túy. Tội này liên quan đến những người sở hữu, hoặc bị ảnh hưởng bởi bất cứ chất thuốc nào bị kiểm soát (chẳng hạn như cocain, meth, marijuana, heroin, v.v.). Nếu qúy vị có bất kỳ sự buộc tội hay vi phạm nào liên quan đến những chất thuốc đang được kiểm soát đều có thể bị trục xuất. Thông thường, nếu đã bị buộc tội thì đương sự sẽ bị trục xuất và người này sẽ được viên Chưởng Lý chuyển giao cho cơ quan Thi Hành Luật Thuế Quan Và Di Trú Hoa Kỳ (tức cơ quan U.S. Immigration and Customs Enforcement's - ICE) sau khi hồ sơ được Tòa Án Tiểu Bang phán tội.

Nếu người nào đến Hoa Kỳ trước năm 1995, nếu phạm tội liên quan đến ma túy, sẽ không có nghĩa là họ sẽ bị trục xuất về Việt Nam. Thay vào đó, họ sẽ được đưa vào một thủ tục được gọi là Lệnh Giám Sát. Tương tự như một án treo. Họ sẽ phải trình diện với cơ quan ICE mỗi năm và sẽ không thể du lịch ngoài Hoa Kỳ. Nếu họ rời Hoa Kỳ, điều này sẽ giống như họ tự trục xuất mình và sẽ không thể nào tái nhập cảnh Hoa Kỳ.

Luật mới kể trên chỉ áp dụng cho tình trạng vi phạm liên quan đến ma túy đặc thù. Tổng quát, đối với việc vi phạm những chất thuốc được kiểm sóat lần thứ nhất hoặc lần thứ hai, Chưởng Lý sẽ đề nghị Tạm Hoãn Phán Tội (tức chương trình Deferred Entry of Judgment) nếu người này tham gia chương trình cai nghiện. Đương sự phải nhận tội, nhưng việc phán tội hoặc kết tội sẽ không ghi vào hồ sơ của họ nếu họ hòan tất thành công chương trình cai nghiện. Nếu đương sự không hoàn tất chương trình cai nghiện sẽ vẫn bị trục xuất.

Qúy vị rất cần một luật sự nhiều kinh nghiệm cho những hồ sơ này. Luật sư có thể xin tái mở lại hồ sơ hình sự để xin bỏ qua việc đã nhận tội. Luật sư sẽ quyết định cách nào tiến hành tốt nhất, dựa vào những tình tiết của hồ sơ, bao gồm việc hòan tất thành công chương trình cai nghiện và số lượng ma túy sử dụng. Luật sư cần tham dự giải quyết hồ sơ ngay từ đầu, ngược lại, việc trục xuất sẽ không thể tránh khỏi.

Văn phòng Robert Mullins International có thể giới thiệu cho qúy vị một văn phòng luật di trú tin cậy, nhiều kinh nghiệm và  thành công.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Làm sao tôi có thể là đối tượng bị trục xuất nếu tôi chưa hề bị phán tội?

- Đáp: Luật di trú liên bang ở Hoa Kỳ rất nghiêm khắc mặc dù qúy vị không hề bị phán tội. Qúy vị vẫn có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ nếu qúy vị là người chính thức nhận đã sử dụng ma túy.

- Hỏi: Giả sử nếu tôi chưa hề bị đặt trong tình trạng bị trục xuất, liệu luật này có thể giúp tôi  không?

- Đáp: Được. Qúy vị rất may mắn vì đã có thể thu xếp được vấn đề rắc rối trước khi bị đặt vào tình trạng bị trục xuất và ngay cả việc có thể lo thủ tục xin nhập quốc tịch.

- Hỏi: Nếu không thể hòan tất thành công chương trình cai nghiện, tôi vẫn bị trục xuất không?

- Đáp: Điều này còn tùy thuộc vào những tình tiết trong hồ sơ của qúy vị. Chương trình Tạm Hoãn Phán Tội là một sự thỏa thuận việc hòan tất thành công chương trình trình cai nghiện với việc không ghi việc kết tội vào hồ sơ. Nếu qúy vị không hòan tất, tòa án sẽ ghi tội, và qúy vị sẽ cần phải có luật sư tìm cách giải quyết vấn nạn của qúy vị.

- Hỏi: Tôi có đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình Tạm Hoãn Phán Tội không nếu tôi đã có lệnh bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ?

- Đáp: Có thể xin tiêu chuẩn này, nhưng phải cần luật sư giúp đỡ nếu qúy vị vẫn đang ở Hoa Kỳ.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng:
Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và phát lại Chủ Nhật trên 1500AM lúc 2-3PM, trên trang nhà: 
www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98614)
Nhìn lại tình trạng di trú năm 2009, chúng ta chỉ thấy có một sự thay đổi tốt đẹp duy nhất trong luật di trú. Đó là vào ngày 28 tháng 10 năm 2009 vừa qua, Tổng thống  Hoa Kỳ đã ký "Đạo Luật Riêng Cho Sở Di Trú FY2010" và bắt đầu có hiệu lực, cho phép những người goá bụa của các công dân Mỹ hợp lệ trở thành diện thường trú nhân chính thức bất kể hai vợ chồng sống với nhau bao lâu.
Thứ Năm, 17 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98108)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98038)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97211)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98696)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một 2009(Xem: 99347)
Bản tổng kết mới nhất về số di dân trong tài khóa 2008 đã hoàn tất vào tháng 9 năm 2008. Theo những con số được phổ biến chính thức: Nước Mễ Tây Cơ đã đưa 190.000 di dân đến nước Mỹ. Nhóm di dân đông đảo chiếm hạng nhì là Trung Cộng (80.000 di dân), kế đến là Ấn Độ với 63.000 di dân, Cuba với 49.500 di dân, và nước Cộng Hòa Dominica với 32.000 di dân đến Hoa Kỳ. Việt Nam với 31.500 di dân, đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước có nhiều di dân đến nước Mỹ.
Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 106932)
Người bảo lãnh được yêu cầu ký tên vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh để cam đoan rằng những người được bảo lãnh không trở thành một "gánh nặng xã hội" khi họ đến Hoa Kỳ. Một số gia đình rất khó tìm một người đồng bảo trợ hoặc phụ bảo trợ tài chánh vì nhiều người không hiểu những gì phải cam kết khi trở thành người có trách nhiệm chung về việc bảo trợ tài chánh.
Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 2009(Xem: 109588)
Cho đến nay, những người xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng đang bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV-Dương Tính phải thực hiện một số đòi hỏi trước khi được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 28 Tháng Mười 2009(Xem: 102377)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Thứ Tư, 21 Tháng Mười 2009(Xem: 103186)
N ếu thời gian hôn nhân của qúy vị dưới hai năm cho đến ngày được chính thức trở thành thường trú nhân, qúy vị sẽ được cấp quy chế Thường Trú Nhân Có Điều Kiện. Quy chế thường trú nhân của qúy vị có điều kiện, vì qúy vị phải chứng minh rằng cuộc hôn nhân không vi phạm luật di trú Hoa Kỳ.