Di Trú Là Một Nhu Cầu Kinh Tế, Không Phải Là Mối Đe Dọa

Thứ Hai, 03 Tháng Mười Hai 201822:26(Xem: 18359)
Di Trú Là Một Nhu Cầu Kinh Tế, Không Phải Là Mối Đe Dọa
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Những hành động gần đây chống lại di dân là điều vô cùng phiền phức và hòan tòan không phải là tinh thần của người dân Hoa Kỳ. Suốt những tuần qua, nhiều tuyên bố chống di trú đã lên một mức độ cực đoan mới.

Cần phải nói cho rõ. Hoa Kỳ là một quốc gia của người di dân. Ngọai trừ cộng đồng người Mỹ Bản Xứ, tất cả chúng ta có tổ tiên ở những quốc gia khác và chúng ta đã rời bỏ cội nguồn , tự nguyện hay không tự nguyện, từ những nước khác nhau trên thế giới đến Hoa Kỳ để xây lại những ngôi nhà mới.

Việc cảm nhận người di dân như kẻ thù là một sự giả dối và đã trở thành một chiến lược chính trị. Nếu những chính sách chống di dân được phép tiếp tục thì điều này sẽ làm tê liệt nền kinh tế của chúng ta.

Điều này lớn hơn vấn đề xã hội và nhân bản. Di trú là nhu cầu kinh tế và người di dân với những khả năng khác nhau là điều cần thiết giúp Hoa Kỳ đạt được một tiềm năng kinh tế vượt trội.

Hoa Kỳ cần người di dân để phát triển kinh tế trong nhiều năm sau thời kỳ suy thóai. Hiện nay, những kỹ nghệ quan trọng trong nước chúng ta đang đối diện với tình trạng thiếu lao động. Điều này có nghĩa là nhiều công ty đang phát triển quá nhanh và họ có nhiều việc cho công nhân. Từ ngành xây dựng đến nông nghiệp, đến kỹ nghệ nhà hàng, nước Mỹ cần nhiều di dân với tất cả mọi lọai năng khiếu.

Trong ngành kỹ nghệ xây dựng, hiện có 196.000 việc đang cần công nhân. Hai mươi lăm phần trăm công nhân xây dựng ở Hoa Kỳ là người di dân. Tại những vùng thành thị,  người ta cần số công nhân cao hơn. Tại thành phố New York, 74% công nhân là người di dân.

Sự thiếu hụt lao động cũng xảy ra trong ngành nông nghiệp và mùa màng đang dãy chết trước khi được thu họach. Theo một khảo sát gần đây, 73% công nhân làm nghề nông là người di dân.

Những kỹ nghệ thiếu nhiều lao động nhất là những kỹ nghệ cần mướn di dân nhiều nhất. Điều dễ hiểu là người di dân có óc sáng tạo, cần cù và sẵn sàng là những công việc có kỹ thuật cao hay thấp mà những công nhân sinh trưởng ở Hoa Kỳ khôn muốn hoặc không thể làm.

Sửa chữa vấn đề di trú không phải là ra sức trục xuất người ta càng nhiều càng tốt. Vấn đề ở đây là thiết lập một hệ thống chiếu khán (visa) hợp pháp dành cho những việc làm mà người Mỹ không muốn. Chúng ta không cần phải "chào đón" những di dân khốn khó bằng quân đội trang bị vũ khí đến tận răng. Chúng ta cần nâng số chiếu khán lên để đáp ứng nhu cầu của các ngành kỹ nghệ tại Hoa Kỳ.

Chúng ta không cần phải hạn chế quyền của những trẻ em sinh ra trên đất Hoa Kỳ vì có cha mẹ là di dân. Chúng ta cần mang lại việc bảo vệ pháp lý mãi mãi cho những người được gọi là Dreamers (những người được đưa đến Hoa Kỳ bất hợp pháp từ thơ ấu) và bảo vệ chương trình Quy Chế Bảo Vệ Tạm Thời (Temporary Protected Status), vốn là những người đã và đang tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế Hoa Kỳ trong nhiều thập niên qua.

Với những di dân sắp đến Hoa Kỳ, họ hòan tòan tin vào xã hội Hoa Kỳ vĩ đại này và muốn làm việc để xây một Hoa Kỳ mạnh hơn và tốt hơn. Chính vì thế, tín hiệu cần đưa ra hiện nay là: Chào mừng đến Hoa Kỳ. Kinh tế của chúng tôi cần các bạn.

Hầu hết dân biểu đều ủng hộ di trú từ hơn một thể kỷ qua, nhưng đảng Cộng Hòa vẫn nắm đa số ở Thượng viện.

Dân biểu Hoa Kỳ hiện nay vẫn là một quốc hội ủng hộ di dân từ thế kỷ 19. Các thành viên đảng Dân Chủ tại quốc hội hiện nay mong muốn không chỉ thông qua vấn đề hợp pháp hóa rộng rãi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, mà họ còn muốn mở rộng một nền di trú  hợp pháp to lớn. Chẳng có thành viên đảng Dân Chủ nào trong quốc hội chống lại vấn đề hợp pháp hóa này. Thay vì cắt giảm việc bảo lãnh thân nhân gia đình, Đảng Dân Chủ sẽ tìm cách mở rộng thêm.

Tuy nhiên, vì Thượng viện vẫn còn nằm trong tay Đảng Cộng Hòa, Đảng Dân Chủ sẽ phải tập trung vào việc thay đổi hoặc chống lại những giới hạn di trú và những chính sách thi  hành luật pháp thiếu thực tế và nhân bản của hành pháp Trump.

Những đòi hỏi về hôn nhân và sống trong hôn  nhân khi xin nhập tịch Hoa Kỳ

Sở di trú USCIS vừa đưa ra một thông báo để xác nhận lại những yêu cầu về việc kết hôn và sống chung với nhau nếu muốn nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ, vốn dành cho những đương đơn đã kết hôn với một công dân Hoa Kỳ.

Sở di trú nói rõ là đương đơn phải:

- Sống cùng với chồng công dân Hoa Kỳ ít nhất 3 năm liên tiếp trước ngày nộp đơn xin nhập tịch. Việc đòi hỏi sống chung với nhau chỉ cần kéo dài đến thời điểm nộp đơn N-400. Sau đó, hai vợ chồng có thể sống riêng.

- Người hôn phối xin nhập tịch phải tiếp tục kết hôn từ thời điểm nộp đơn xin nhập tịch cho đến khi Tuyên Thệ Nhập Tịch. Chấm dứt hôn  nhân bất cứ thời điểm nào trước ngày Tuyên Thệ Nhập Tịch sẽ làm cho đương đơn không còn hợp lệ để nhập tịch. Sau khi được nhập tịch, không có gì trở ngại nếu hai người nộp đơn ly hôn.

Tòa Bạch Ốc đang chuẩn bị một chính sách giới hạn những người xin lánh cư đi qua Mễ Tây Cơ để đến Hoa Kỳ

Các viên chức chính phủ Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi những người xin lánh cư phải đến một cửa nhập cảnh để nộp đơn xin. Hành pháp nói rằng điều này sẽ giúp an tòan hơn, việc duyệt xét và chuẩn bị sẽ trật tự hơn.

Chính sách mới này mâu thuẫn với luật Hoa Kỳ hiện hành nói rằng: "bất cứ người ngọai quốc nào đang hiện diện" ở trong nước đều có thể nộp đơn xin lánh cư trong vòng một năm kể từ ngày đến, bất kể họ đã nhập cảnh Hoa Kỳ qua một cửa nhập cảnh chính thức hoặc nhập cảnh bất hợp pháp.

Ông Trump nói rằng ông muốn giữ những người di dân đã bị bắt sau khi vượt biên giới trái phép vào nhà giam cho đến khi hồ sơ pháp lý được mở, hơn là cho phép họ được thả ra ở Hoa Kỳ và chờ ngày ra tòa di trú phán xét.

Thực tế là theo luật quốc tế, những người xin lánh cư phải có thể chứng minh rằng họ có "nỗi sợ hãi có cơ sở về việc bị ngược đãi vì chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị hoặc là thành viên trong một tổ chức xã hội đặc biệt". Nhưng hầu hết những người xin lánh cư không thể chứng minh được điều này. Họ đang muốn thóat khỏi sự nghèo đói và bạo lực nhưng họ không bị chính quyền ngược đãi. Nếu chỉ nói rằng quý vị không tìm được việc làm hoặc sợ bọn tội phạm thì không đủ lý do để xin lánh cư.

Tương tự, theo luật quốc tế, người di dân phải xin lánh cư ở quốc gia đầu tiên  khi họ nhập cảnh (là nước Mễ Tây Cơ) chứ không phải quốc gia muốn chọn (là Hoa Kỳ). Thực tế cho thấy là hầu hết những di dân đến từ Trung Mỹ trong đòan người hiện nay sẽ không hợp lệ để xin lánh cư ở Hoa Kỳ. Câu hỏi ở đây là liệu chính phủ Hoa Kỳ có muốn tìm cách đón nhận họ và cho họ quy chế hợp pháp dựa trên những quan tâm về nhân đạo hay không? Ông Trump trả lời là... "không".

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Một phụ nữ có thể trở thành công dân Mỹ nếu bà ly dị người chồng đã bảo lãnh bà không?

- Đáp: Không. Bà không thể nhập tịch sau khi ba năm kết hôn với một công dân Hoa Kỳ nếu cuộc hôn nhân này chấm dứt trước ngày Lễ Tuyên Thệ. Bà sẽ phải đợi đủ 5 năm là thường trú nhân và sau đó nộp đơn xin nhập tịch.

- Hỏi: Đảng Dân Chủ đã thành công trong việc chiếm đa số ghế ở Hạ viện. Điều này có thể sẽ giúp họ cải thiện luật di trú không?

- Đáp: Đảng Cộng Hòa vẫn đang chiếm đa số ghế tại Thượng viện, vì thế Đảng Dân Chủ chiếm đa số ghế tại Hạ viện vẫn là một chiến thắng chưa trọn vẹn. Đảng Dân Chủ hiện nay chỉ có thể thực hiện việc chống lại những chính sách chống di dân, nhưng họ khó thể chữa được những kế họach chống di dân của Tòa Bạch Ốc.

- Hỏi: Kỹ nghệ nhà hàng hiện cũng đang trải qua tình trạng thiếu lao động và cần nhiều nhân công. Hiện có bao nhiêu di dân đang làm cho các nhà hàng?

- Đáp: Trên 1 triệu 400 ngàn nhân công đang làm việc cho các nhà hàng là người di dân. Đây là con số chính thức. Con số thực có thể gấp đôi vì nhiều nhà hàng đang thu nhận nhiều nhân công làm việc bất hợp pháp ở Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Hai, 30 Tháng Tám 2021(Xem: 10119)
(Robert Mullins International) Theo nhận định của tác giả Kristie-Valerie Hoang trên diễn đàn Business Insider: Đối với những người tị nạn Việt Nam, chứng kiến cảnh hỗn loạn ở A Phú Hãn (Afghanistan) mang lại những ký ức đau buồn. Họ cho biết điều đó cho thấy tầm quan trọng của chính phủ Hoa Kỳ giúp người A Phú Hãn tái định cư ở Hoa Kỳ. Tiến sĩ Thang Dinh Nguyen, chủ tịch của tổ chức Cứu Nguy Thuyền Nhân (Boat People SOS), nói về cảnh tượng tại sân bay Kabul, một số người bám vào cánh máy bay, một số người chuyền em bé qua cổng cho lính Hoa Kỳ với hy vọng được tự do. Ông nhớ lại cái ngày nguy hiểm nhất cuộc đời mình ở thành phố Sài Gòn.
Thứ Ba, 24 Tháng Tám 2021(Xem: 9911)
(Robert Mullins International) Với sự xác nhận của bà Jaddou, tân giám đốc Sở Di Trú USCIS, đã mang lại hy vọng cho các nhà đầu tư EB-5, vì bà đã hứa từ lâu sẽ giải quyết các vấn đề về thời gian giải quyết và tồn đọng chiếu khán quá nhiều của Sở Di Trú. Trong năm qua, lượng hồ sơ xin chiếu khán tồn đọng tại các Tòa Đại sứ và Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ đã tăng hơn sáu lần, tăng từ 75.000 vào tháng 1 năm 2020 lên 473.000 vào tháng 2 năm 2021. Đơn xin cấp chiếu khán điện tử cũng bị ảnh hưởng đặc biệt, giảm 50% đơn xin chiếu khán điện tử được duyệt xét từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021. Việc hết hạn Chương trình đầu tư Trung tâm Vùng gần đây chỉ làm gia tăng lượng công việc tồn đọng ngày càng tăng. Các cuộc phỏng vấn bị tạm dừng, có nghĩa là chương trình đầu tư EB-5 có thể mất hàng ngàn chiếu khán trong năm nay. Việc mất chiếu khán, cùng với sự chậm trễ của Trung tâm Chiếu khá Quốc gia (NVC), sẽ làm tăng thêm thời gian chờ đợi EB-5.
Thứ Hai, 16 Tháng Tám 2021(Xem: 9835)
(Robert Mullins International) Tổng thống Biden đang phải đối mặt với một thảm họa nhân đạo ở A Phú Hãn. Phe Taliban đang đạt được những thành quả nhanh chóng, chiếm được các thành phố lớn và thủ đô Kabul và gây ra những lo ngại về sự an toàn của các nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ và dân thường Hoa Kỳ tại nước này. Và đối với người dân A Phú Hãn sẽ là một thảm họa. Chính quyền Biden đang cử khoảng 3.000 quân đến nước này để giúp di tản các nhà ngoại giao từ Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở thủ đô Kabul, cũng như giúp đỡ những người A Phú Hãn đã xin chiếu khán (visa) Đặc Biệt vì đã giúp đỡ Hoa Kỳ trong chiến tranh, nhất là những thông dịch viên người A Phú Hãn. Phe Taliban đã giết tất cả những người đã giúp đỡ binh sĩ Hoa Kỳ ở A Phú Hãn sau khi chiếm các tỉnh.
Chủ Nhật, 08 Tháng Tám 2021(Xem: 10552)
(Robert Mullins International) Sở Di Trú USCIS là cơ quan chính của hệ thống di trú Hoa Kỳ, nhưng trong suốt hai năm qua, Sở Di Trú đã không có một nhà lãnh đạo nào được Thượng viện xác nhận. Cựu Tổng thống Trump đã chọn bổ nhiệm các giám đốc điều hành (tạm thời) để ông có thể tránh quá trình xác nhận của Thượng viện. Bà Ur Jaddou sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên và là người gốc Ả Rập và Mễ Tây Cơ đầu tiên tuyên thệ nhậm chức giám đốc Sở Di Trú USCIS. Bà Jaddou là con gái của những người di dân gốc Mễ Tây Cơ và Iraq. Trước đây, bà là luật sư chính làm việc cho Sở Di Trú trong chính quyền Obama. Bộ trưởng Bộ Nội An Alejandro Mayorkas cho biết: “Tôi mong muốn được hợp tác chặt chẽ với bà để xây dựng lại và khôi phục niềm tin vào hệ thống di trú của chúng ta”.
Thứ Hai, 02 Tháng Tám 2021(Xem: 10089)
(Robert Mullins International) Ngày 26 tháng 7 năm 2021, chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo rằng sẽ giữ nguyên các hạn chế Covid-19 hiện nay đối với việc du lịch quốc tế. Chính phủ lo ngại về tỷ lệ lây nhiễm gia tăng do biến thể của vi khuẩn Delta. Đó là dấu hiệu mới nhất cho thấy Tòa Bạch Ốc đang phải xem xét lại về đại dịch vi khuẩn corona, vì biến thể lây nhiễm nhiều hơn đang gia tăng mạnh mẽ trên khắp nước Mỹ và một phần đáng kể dân số chống lại việc chích ngừa. Bí thư báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết các hạn chế nhập cảnh của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho đến nay. Và cơ quan CDC đã khuyên dân chúng Hoa Kỳ không nên đến Vương quốc Anh vì số trường hợp ở đó đã tăng cao. Sự gia tăng và phổ biến của các biến thể COVID-19 ở Châu Âu đã khiến chính quyền Biden phải duy trì các hạn chế về du lịch xuyên Đại Tây Dương.
Thứ Hai, 26 Tháng Bảy 2021(Xem: 9681)
(Robert Mullins International) Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết Bộ Tư Pháp dự định kháng cáo phán quyết của một chánh án cho rằng chương trình DACA là bất hợp pháp. Ông Biden cho biết quyết định của vị chánh án này "gây thất vọng sâu sắc". Mặc dù lệnh của chánh án không ảnh hưởng đến những người đã được hưởng chương trình DACA, nhưng điều đó có nghĩa là hàng trăm nghìn người di dân trẻ tuổi phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn. Tỉểu bang Texas và tám tiểu bang khác đã kiện để ngăn chương trình DACA. Họ cho rằng cựu Tổng thống Barack Obama không đủ thẩm quyền tạo ra chương trình này vào năm 2012 bằng một lệnh hành pháp. Chánh án Quận Hoa Kỳ Andrew Hanen tại thành phố Houston đã đồng ý, và mặc dù phán quyết của ông vẫn giữ nguyên chương trình cho những người đang được nhận chương trình DACA, nhưng nó sẽ ngăn chính phủ phê duyệt các đơn xin DACA mới.
Thứ Hai, 19 Tháng Bảy 2021(Xem: 10204)
(Robert Mullins International) Tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam và tại các tòa lãnh sự ở các nước khác, chính phủ Hoa Kỳ đã tỏ ra không mấy hữu ích về vấn đề chủng ngừa dịch Covid-19. Pháp và Trung cộng đang cung cấp thuốc chủng ngừa cho công dân của họ sống ở nước ngoài, nhưng Hoa Kỳ thì không, mặc dù Hoa Kỳ đang gửi hàng triệu liều thuốc chủng ngửa ra nước ngoài. Tại Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ chắc chắn có thể cung cấp thuốc chủng ngừa cho cơ quan y tế IOM và yêu cầu họ cung cấp cho công dân Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, khoảng 4% dân số được tiêm một liều thuốc chủng ngừa, mặc dù Bộ Y Tế cho biết họ hy vọng sẽ tiêm được cho 70% trong số 96 triệu dân của cả nước vào cuối năm nay, nhưng nhiều người nghi ngờ về lời hứa này.
Thứ Ba, 13 Tháng Bảy 2021(Xem: 10004)
(Robert Mullins International) Sau đây là những câu hỏi thường gặp về những thay đổi của chương trình đầu tư EB-5 sau khi Quốc Hội đình hoãn gia hạn ngày 30 tháng 6, 2021 . 1. CHƯƠNG TRÌNH EB-5 CÓ GÌ THAY ĐỔI VÀO THÁNG 6 NĂM 2021? Đầu tiên, một tòa án liên bang đã phán quyết rằng quy định của Sở di trú USCIS vào tháng 11 năm 2019 đã tăng mức đầu tư tối thiểu là không hợp lệ và Sở di trú phải sử dụng khoản đầu tư tối thiểu 500.000 mỹ kim cho các Trung Tâm Vùng trong Những Khu Vực Công Việc Làm Đáng Quan Tâm (gọi tắt là vùng TEA, tức những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao). Thứ hai, Quốc hội Hoa Kỳ đã cho phép chương trình đầu tư EB-5 của các trung tâm vùng hết hạn vào ngày 30 tháng 6 năm 2021.
Chủ Nhật, 04 Tháng Bảy 2021(Xem: 9334)
(Robert Mullin International) Vào ngày 1 tháng 7 năm 2021, Sở di trú USCIS phổ biến một bản thông báo như sau: "Việc tái ủy quyền theo luật định liên quan đến Chương Trình Đầu Tư Trung Tâm Vùng của các nhà đầu tư chiếu khán EB-5 đã hết hạn vào nửa đêm ngày 30 tháng 6 năm 2021. Việc ủy quyền mất hiệu lực không ảnh hưởng đến các đơn EB-5 đã được nộp bởi các nhà đầu tư không xin chiếu khán (visa) theo Chương Trình Đầu Tư Trung Tâm Vùng (có nghĩa là không nằm trong diện đầu tư trực tiếp và không bị ảnh hưởng). Do sự tái ủy quyền liên quan đến Chương Trình Trung Tâm Vùng mất hiệu lực, chúng tôi sẽ từ chối những lọai đơn sau đây nếu nhận được vào ngày hoặc sau ngày 1 tháng 7 năm 2021: - Đơn I-924, Đơn xin (đầu tư vào) Trung Tâm Vùng Được Chỉ Định theo Chương Trình Đầu Tư Di Dân, ngoại trừ khi loại đơn này cho biết đã có sự tu chính về tên, cơ cấu tổ chức, quyền sở hữu hoặc quản lý của trung tâm vùng;
Thứ Hai, 28 Tháng Sáu 2021(Xem: 9480)
(Robert Mullins International) Vào tháng 7 năm 2019, quy luật đầu tư diện EB-5 đã được thay đổi và số tiền đầu tư tối thiểu trong chương trình EB-5 được tăng từ 500.000 mỹ kim lên 1 triệu mỹ kim cho các chương trình TEA EB5 RC (tức đầu tư trong những vùng được xem có tỷ lệ thất nghiệp cao) và từ 900.000 mỹ kim lên 1 triệu 800 ngàn mỹ kim cho các chương trình không phải là TEA RC. Vào ngày 22 tháng 6 năm 2021 vừa qua, Chánh án Jacqueline Scott Corley của Tòa án Quận phía Bắc tiểu bang California đã phán định rằng quy luật tháng 7 năm 2019 không tuân theo các thủ tục chính xác, vì vậy quy luật đó không thể được áp dụng.