Dân Mỹ Chấp Nhận Ý Tưởng "Hoa Kỳ Là Quốc Gia Của Người Di Dân" - LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 11-2019

Thứ Hai, 21 Tháng Mười 201917:50(Xem: 14210)
Dân Mỹ Chấp Nhận Ý Tưởng "Hoa Kỳ Là Quốc Gia Của Người Di Dân" - LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 11-2019
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Ông Trump từng đưa vấn đề di trú để kiếm phiếu và tạo một khoảng cách lớn giữa đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ. Nhưng điều này không thành công như đã dự kiến. Thực tế cho thấy sự việc đã trái ngược hòan tòan.

Một cuộc thăm dò ý kiến cộng đồng mới đây đã hỏi người dân Hoa Kỳ rằng nếu người di dân "làm cho đất nước chúng ta hùng mạnh vì năng khiếu và tính cần cù của họ" hay "là một gánh nặng của quốc gia chúng ta vì họ đã lấy đi công việc, nhà cửa và bảo hiểm ý yế của chúng ta". Số người ủng hộ vấn đề di trú đã tăng từ 53% trong năm 2015 lên 62% trong năm 2019.

Ông Trump gửi quân đến biên giới và cho rằng nước Mỹ sẽ bị đặt vào tình trạng nguy hiểm nếu không có bức tường khổng lồ xây lên ở biên giới phía Nam và chạy một quảng cáo cho thấy những di dân bất hợp pháp giết chóc dân Mỹ vô tội, và ông ta làm cho vấn đề di trú trở thàng lý do quan trọng nhất để bỏ phiếu chống lại đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử năm 2018. Nhưng  đảng Cộng Hòa đã mất quyền kiểm sóat tại Hạ viện và trao quyền này cho đảng Dân Chủ, và đảng Cộng Hòa đã thua trận chiến qua cuộc thăm dò ý kiến quần chúng về vấn đề di trú.

Năm 2019, Tòa Bạch Ốc đã quyết định cách ly đám trẻ di dân vô tội với cha mẹ của chúng, dựng lên những trại giam giữ người di dân ở Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ, và muốn chấm dứt lịch sử của Hoa Kỳ luôn giang tay nhân ái đón nhận người tỵ nạn. Điều gì đã xảy ra? Tỷ lệ người dân Hoa Kỳ nói rằng họ muốn đón chào người di dân đến Hoa Kỳ từ 52% trong tháng Giêng, lên tới 59% trong tháng Bảy và nhấc lên 67% trong tháng Chín vừa qua.

Những cải tổ di trú của Tổng thống Ronald Reagan (thuộc đảng Cộng Hòa) và Thượng nghị sĩ Edward Kennedy (thuộc đảng Dân Chủ) đã làm cho Hoa Kỳ gia tăng ý nghĩa và trở thành một quốc gia mãi mãi của người di dân, của những người sinh đẻ ở nước ngòai và của đa văn hóa. Đạo Luật Kiểm Sóat và Cải Tổ Di Trú năm 1986 của  Tổng thống Reagan đã làm cho hàng triệu người đến Hoa Kỳ bất hợp pháp được hợp pháp hóa. Đạo Luật Di Trú năm 1990 của Tổng thống George H.W. Bush (thuộc đảng Cộng Hòa) đã khuyến khích sự đòan tụ gia đình và di trú dựa trên việc làm, cũng như gia hạn chiếu khán (visa) cho những người có khả năng ngọai hạng.

Một tỷ lệ quá lớn của đất nước giờ đây chấp nhận Hoa Kỳ là một quốc gia di dân với bản sắc đa văn hóa. Kể từ nay, Hoa Kỳ sẽ không khoan dung cho một đảng Cộng Hòa nếu vẫn có những người muốn chống người di dân một cách tàn bạo.

Một số nhân viên của ICE và CBP đang yêu cầu một nhóm ủng hộ di dân giúp họ kiếm việc làm mới

Trong nhiều tháng qua, những người phản đối hàng động quá hung hăng về chính sách chống di dân của Hành pháp Trump đã kêu gọi các nhân viên của cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (tức Immigration and Custom Enforcement - gọi tắt là cơ quan ICE) nên nghỉ việc mà họ đang phục vụ. Hiện nay đã có một dịch vụ giúp họ. Một nhóm ủng hộ di trú, có tên gọi là "Never Again Action Atlanta" (tạm dịch là "Atlanta Hành Động Để Không Bao Giờ Xảy Ra Nữa)" đã bắt đầu dịch vụ giúp đỡ này. Đây là một dịch vụ trợ giúp sự nghiệp và miễn phí để giúp cho các nhân viên ICE muốn rời bỏ công việc của họ. Dù chỉ mới bắt đầu nhưng đã có ít nhất năm nhân viên của cơ quan ICE và cơ quan Bảo Vệ Biên Giới và Thuế Quan (tức U.S. Customs and Border Protection - gọi tắt là cơ quan CBP) đã đến và yêu cầu giúp họ kiếm việc làm mới.

Để khuyến khích thêm các nhân viên của hai cơ quan ICE và CBP, người tổ chức nhóm thiện nguyện Never Again Action nói rằng tổ chức của bà cũng đã nhận được nhiều liên lạc của những người muốn giúp đỡ những cựu nhân viên ICE và CBP kiếm việc làm mới.

Chiếu khán cấp tại Việt Nam trong Tài Khóa 2018 (từ tháng Mười 2017 đến tháng Chín 2018)

Sau đây là những thống kê mới nhất đã được phổ biến.

Trong tài khóa 2018, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã cấp 9.670 chiếu khán cho diện bảo lãnh trực hệ. Diện bảo lãnh cha mẹ có 5.180 chiếu khán. Diện bảo lãnh vợ, chồng có 3.300 chiếu khán và con nhỏ của công dân Hoa Kỳ có 1.140 chiếu khán.

Tổng cộng chiếu khán cấp cho những diện bảo lãnh gia đình khác là 18.050, nâng tổng số chiếu khán di dân được cấp là 27.700. Con số này giống như số chiếu khán đã được cấp trong 5 năm qua. Trong các diện bảo lãnh theo thứ tự ưu tiên: Các con lớn tuổi độc thân của công dân Hoa Kỳ có 1.360 chiếu khán. Diện bảo lãnh vợ, chồng và con nhỏ của Thường trú nhân có 4.760 chiếu khán. 3.580 chiếu khán được cấp cho các con có gia đình của công dân Hoa Kỳ. Và 8.460 chiếu khán thuộc về diện anh chị em bảo lãnh nhau.

16.310 chiếu khán du học được cấp cho các đương đơn ở Việt Nam và các nhà đầu tư EB5 được cấp 693 chiếu khán. Chiếu khán công việc và du lịch B1-B2 được cấp 91.450 chiếu khán.

Tổng quát, số chiếu khán được cấp cho các diện bảo lãnh di dân giống như những năm gần đây.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 11-2019

(1) - IR-1, IR-2, IR-5: Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/03/2013 (Tăng 2 tuần so với tháng 10)

(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/09/2013)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Hiệu Lực - không cần chờ

(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/09/2019)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 08/07/2014 (Tăng 5 tuần)

(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 08/01/2015)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 15/10/2007 (Tăng 4 tuần)

(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/04/2008)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 01/01/2007 (Tăng 5 tuần)

(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/07/2007)

(7) - Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

EB-5 trực tiếp hoặc qua Trung Tâm Vùng: 15/11/2016 (tăng 2 năm)

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Số chiếu khán di dân được cấp trung bình mỗi năm là bao nhiêu?

- Đáp: Số chiếu khán di dân được cấp trung bình mỗi năm trong suốt 5 năm vừa qua là 28.450.

- Hỏi: Chương Trình Con Lai Hoa Kỳ vẫn còn họat động không?

- Đáp: Vẫn còn. Có 92 chiếu khán được cấp cho các đương đơn diện Con Lai Hoa Kỳ trong tài khóa 2018. Chương trình này được mở ra cho những người Việt lai Hoa Kỳ sinh từ ngày 1 tháng Giêng năm 1962 đến ngày 1 tháng Giêng năm 1976.

- Hỏi: Trong tài khóa 2018, có 16.310 chiếu khán du học được cấp cho các đương đơn Việt Nam. Con số này so sánh với các quốc gia khác ra sao?

- Đáp: Trong tài khóa 2018, Trung cộng gửi 101.500 sinh viên theo học tại Hoa Kỳ. Ấn Độ gửi 45.244 và Nhật Bản gửi 15.115 sinh viên. Chiếu khán du học được cấp cho 18.040 sinh viên từ nước Ba Tây và 7.440 sinh viên từ nước Mễ Tây Cơ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Bảy, 17 Tháng Mười 2009(Xem: 103392)
Đ ối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Hai năm sau, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân chính thức (có giá trị 10 năm).
Thứ Tư, 07 Tháng Mười 2009(Xem: 103467)
T rước khi quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình, thân nhân đang làm đơn bảo lãnh phải sống cho đến khi chiếu khán (visa) được cấp cho người thân được bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh qua đời bất cứ lúc nào trong thời gian hồ sơ vẫn còn duyệt xét, luật bấy giờ nói rằng đơn xin chiếu khán di dân phải bị hủy bỏ ngay thời điểm người bảo lãnh qua đời.
Thứ Ba, 22 Tháng Chín 2009(Xem: 97864)
Trong tháng Mười, chúng ta thấy ngày đáo hạn cho diện bảo lãnh con độc thân của  các công dân Mỹ được gia tăng đáng kể. Diện bảo lãnh này đã tăng đến ngày 22 tháng 7 năm 2003, có nghĩa là tăng thêm 17 tuần.
Thứ Ba, 15 Tháng Chín 2009(Xem: 103248)
Những người bảo lãnh diện di dân đều phải nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu I-864). Việc Bảo Trợ Tài Chánh có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày người được bảo lãnh đặt chân đến Hoa Kỳ, hay cho đến khi người được bảo lãnh trở thành công dân Mỹ. 
Thứ Tư, 26 Tháng Tám 2009(Xem: 96607)
Đã có một thời gian trước đây, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) đã có nhiều thời gian hơn để đáp lại nhanh chóng những nhu cầu của khách hàng.
Thứ Tư, 19 Tháng Tám 2009(Xem: 96984)
Tháng trước, chúng ta đã thảo luận về hồ sơ Ruiz-Diaz, được xem như một án lệnh đem lại nhiều lợi ích cho những người làm việc tôn giáo ở Hoa Kỳ.
Thứ Sáu, 31 Tháng Bảy 2009(Xem: 102877)
Mỗi năm, 10.000 chiếu khán (visa) sẵn sàng để cấp cho những nhà đầu tư có đủ điều kiện muốn trở thành Thường trú nhân tại Hoa Kỳ, nếu họ muốn thiết lập một cơ sở kinh doanh  mới. Vốn đầu tư tối thiểu là Một Triệu Mỹ Kim.
Thứ Tư, 08 Tháng Bảy 2009(Xem: 113226)
Sau khi sở di trú chấp thuận một đơn bảo lãnh, công việc của họ được xem là hoàn tất. Sở di trú sẽ chuyển đơn bảo lãnh này đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) tại tiểu bang New Hamshire.
Thứ Tư, 01 Tháng Bảy 2009(Xem: 100137)
Vừa mới đây, chúng tôi nhận được một thư email của một thân chủ tại thành phố Sacramento, tiểu bang California. Một lá thư tràn ngập nỗi vui.
Thứ Tư, 24 Tháng Sáu 2009(Xem: 96138)
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số vấn đề mà Tổng thống Obama nói trong tuần qua liên quan đến việc Cải Tổ Di Trú.