Chủ Nghĩa Dân Tộc Là Gì? Stephen Miller Là Ai?

Chủ Nhật, 24 Tháng Mười Một 201923:51(Xem: 14846)
Chủ Nghĩa Dân Tộc Là Gì? Stephen Miller Là Ai?
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Tòa Bạch Ốc đang ủng hộ cố vấn cao cấp Stephen Miller khi ông ta đang gặp sự phản đối mạnh mẽ từ các dân biểu và thượng nghị sĩ của đảng Dân Chủ yêu cầu ông Miller từ chức, sau khi 900 điện thư (emails) của ông này cho thấy ông có những liên hệ đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Những email này được một ký giả tìm thấy khi làm việc cho Trung Tâm Luật Nghèo Khó Miền Nam (tức Southern Poverty Law Center).  Miller không chối về những email này vì ông ta đã gửi đi và biết rõ điều đó. Đảng Dân Chủ phản ứng về những email này với sự tức giận, tố cáo Miller là thành phần theo chủ nghĩa dân tộc da trắng cực đoan và yêu cầu phải từ chức.

Nhưng Tòa Bạch Ốc nói rằng họ chẳng quan tâm đến những cáo buộc của trung tâm luật nói trên. Vậy thì Tòa bạch Ốc giải thích ra sao về những nội dung tôn thờ chủ nghĩa dân tộc da trắng trong 900 email của Miller? Họ chẳng đưa ra lời giải thích nào hết.

Trong 900  email này, chẳng có thư nào Miller tỏ ra có cảm tình hoặc có những lời lẽ trung dung nói về những người không là da trắng hoặc sinh trưởng ở nước ngòai.

Phản ứng của Tòa Bạch Ốc cũng chẳng làm ai ngạc nhiên. Vì Miller là tác giả của  tất cả những chính sách và những tác động hành pháp chống di dân của ông Trump. Ông Trump cũng đã từng tuyên bố rằng ông cần những di dân đến từ "những nước như Na Uy" chẳng hạn và không có di dân đến từ Phi Châu.

Miller, qua sự nghiệp của ông ta, đã từng cho thấy sự ghét bỏ những sắc dân không-da-trắng và ông tỏ ý muốn rất rõ không muốn những người không-da-trắng đến Hoa Kỳ. Điều quan trọng là những quan điểm kỳ thị sắc tộc của Miller tuôn ra - trên thực tế - chẳng làm được gì cả, nhưng dữ kiện cho thấy chúng trở thành riềng mối của chính sách di trú Hoa Kỳ dưới triều đại hành pháp của Trump.

Tưởng cũng nên nhấn mạnh, Miller xuất thân từ một gia đình tỵ nạn Do Thái đã phải trốn chạy khỏi chế độ cộng sản Liên Xô để tránh bị sát hại.

Sở di trú lại đề nghị tăng lệ phí để đáp ứng nhu cầu họat động và nhiều phần sẽ bị thách thức tại tòa án

Vào ngày 14 tháng 11 vừa qua, Bộ Nội An đã phổ biến một thông báo đề nghị tăng lệ phí các lọai đơn di trú. Số tiền chính xác vẫn chưa được công bố. Có bốn lọai đơn có thể tăng lệ phí đã được ấn định và bảng giá sau cùng sẽ không được công bố cho đến giữa tháng 12 năm 2019. Những lệ phí dự trù tăng sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2020.

Có vẻ hợp lý khi Sở di trú cho tăng lệ phí theo những định kỳ thường lệ để trang trải những dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, những nhà họat động di trú lại không thấy như thế. Họ thấy rằng việc tăng lệ phí là chiêu thức mới nhất của Tòa Bạch Ốc muốn giới hạn con đường muốn xin lánh cư và những lợi ích di trú khác, như việc xin nhập tịch Hoa Kỳ chẳng hạn.

Lệ phí cho đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ sẽ tăng từ 750 mỹ kim đến 1,170 mỹ kim. Theo những nhà họat động di trú, chính phủ đang dùng cách tăng lệ phí như  vũ khí chống lại những di dân nghèo và không-là-da-trắng.  Theo đề nghị tăng lệ phí này, những đương đơn của chương trình DACA sẽ chắc chắn phải trả nhiều hơn khi muốn gia hạn đơn mới với lệ phí sẽ tăng từ 495 mỹ kim đến 765 mỹ kim, và đơn xin Thẻ Xanh qua diện kết hôn nếu nộp ở Hoa Kỳ sẽ phải trả 2.750 mỹ kim. Có nghĩa là sẽ tăng thêm 900 mỹ kim từ lệ phí trước đây.

Sở di trú USCIS cũng tính đến việc hủy bỏ việc miễn lệ phí cho nhiều loại đơn, kể cả đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ. Hiện nay, gần 40% đương đơn xin nhập tịch đều được miễn đóng lệ phí. Việc tăng lệ phí có thể ảnh hưởng nặng đến những di dân lớn tuổi và lợi tức thấp.

Theo quy luật về đề nghị tăng lệ phí kể này, một số tiền không nhỏ từ 270 triệu mỹ kim thu được từ việc tăng lệ phí sẽ chuyển cho cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (tức cơ quan ICE), nơi chuyên việc trục xuất và giam giữ di dân.

Một luật sư làm việc tại Trung Tâm Luật Di Trú Quốc Gia họat động tại tiểu bang California nói rằng việc dự trù tăng lệ phí cho thấy Tòa Bạch Ốc có chủ trương xây một "bức tường giấy"  để làm khó hơn những di dân có lợi tức thấp không thể đi vào hệ thống di trú hợp pháp của quốc gia. Và hành pháp của ông Trump đang cố gắng bảo đảm rằng những di dân có lợc tức thấp - và hầu hết những di dân da màu - sẽ phải đối diện với nhiều trở ngại hơn nữa để có thể di dân hoặc xin chuyển diện cư trú, vì thế họ không thể trở thành công dân Hoa Kỳ".

Tối Cao Pháp Viện bỏ phiếu ngang ngửa về chương trình DACA

Vào ngày 11 tháng 11 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện thể hiện việc không đồng nhất về dự tính của ông Trump muốn chấm dứt việc bảo vệ những di dân bất hợp pháp đến Hoa Kỳ từ thơ ấu. Các vị chánh án đã nghe những tranh luận về một hồ sơ được theo dõi rất chặt chẽ. Quyết định của Tối Cao Pháp Viện sẽ định đọat số phận của gần 700.000 đương đơn xin chương trình DACA. Quyết định chung cuộc kỳ vọng sẽ được công bố vào mùa Xuân 2020.

Trong số chín vị chánh án Tối Cao Pháp Viện, có bốn chánh án bảo thủ tỏ ra đồng ý với hành pháp Trump và đồng ý chương trình DACA cần được đóng lại. Bốn vị chánh án Cấp Tiến sẽ quyết định cho phép chương trình DACA được tiếp tục. Điều này có nghĩa là quyết định sau cùng của tòa án sẽ tùy vào vị chánh án thứ chín, Trưởng ban chánh án John Roberts. Không ai rõ nếu ông sẽ quyết định đồng ý với phe bảo thủ hay phe cấp tiến.

Ông Trump cho rằng những đương đơn DACA là "bọn tội phạm vô lương tâm"

Trong cùng ngày Tối Cao Phạm Viện nghe điều trần về vấn đề DACA, Tổng thống Donald Trump đã so sánh những đương đơn của chương trình DACA với "bọn tội phạm vô lương tâm". Ông nói rằng "nhiều người trong chương trình DACA, không còn quá trẻ nữa, chẳng còn là "thiên thần". Một số rất ngang tàng, là  bọn tội phạm vô lương tâm". Nhưng ông cũng đưa đẩy rằng nếu Tối Cao Pháp Viện phán quyết điều mà ông muốn thì ông sẽ đưa thỏa hiệp với đảng Dân Chủ để cho phép các đương đơn DACA được ở lại Hoa Kỳ.

Nhưng, điều bình luận của ông Trump sai hòan tòan. Không có bọn tội phạm vô lương tâm nào có thể nhận quy chế DACA từ Sở di trú. Hơn 90% người thụ hưởng chương trình DACA đang có công ăn việc làm và gần một nửa đang đi học. Bất cứ ai nhận sự bảo vệ của chương trình DACA đều từng bị điều tra rất kỹ bởi chính phủ Hoa Kỳ.  Việc xin gia nhập chương trình DACA đòi hỏi đương đơn phải trải qua việc kiểm tra quá khứ hình sự. Những đương đơn từng bị phạm tội đại hình, những tội tiểu hình cần quan tâm hoặc bị ba hay bốn tội tiểu hình, hoặc có những họat động đe dọa an ninh quốc gia hay an tòan công cộng, đều không hợp lệ  được vào chương trình DACA.

Tòa án phán lệnh chống việc lục sóat điện thọai, máy điện tóan nhỏ tại phi trường nếu không có án lệnh

Vào ngày 12 tháng 11 vừa qua, một tòa án liên bang tại thành Boston, phán rằng những vụ lục sóat điện thọai và máy tính nhỏ (laptop) của những du khách quốc tế tại các phi trường và những cảng nhập cảnh khác của Hoa Kỳ mà không có án lệnh sẽ vi phạm Tu Chính Án Thứ Tư. Các nhân viên biên phòng hiện này phải chứng minh sự nghi ngờ cá nhân của mình về những vật dụng không hợp lệ trước khi có thể lục sóat những vật dụng điện tử của khách du lịch.

Năm 2017, các nhân viên Bộ Nội An nói rằng công dân Hoa Kỳ và những người khác là đối tượng bị kiểm tra và bị lục sóat bởi các nhân viên thuế quan, ngọai trừ diện ngọai giao. Nhưng điều này hiện nay không còn đúng nữa.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Có bao nhiêu vụ lục sóat vật dụng điện tử được thực hiện trong tài khóa 2019?

- Đáp: Cơ quan Phòng Vệ Biên Giới và Thuế Quan (tức cơ quan Customs and Border Protection  - CBP) nói rằng trong tài khóa 2019, cơ quan này đã làm thủ tục nhập cảnh của hơn 414 triệu du khách tại các cảng nhập cảnh Hoa Kỳ và tiến hành 40.913 vụ lục sóat các vật dụng điện tử, chỉ chiếm 0.01 phần trăm tổng số khách du lịch quốc tế đến Hoa Kỳ.

- Hỏi: Tu Chính Án Thứ Tư bảo vệ công dân Hoa Kỳ ra sao?

- Đáp: Tu Chính Án Thứ Tư được thêm vào Hiến pháp  ngày 15 tháng 12, 1791. Tu chính này bảo bệ người dân không bị lục sóat và chiếm đọat bất hợp pháp. Điều này có nghĩa là cảnh sát không thể lục soát bạn hoặc nhà của bạn, hay xe hơi của bạn nếu không có án lệnh hoặc không có nguyên nhân chắc chắn.

- Hỏi: Miller và những người theo chủ nghĩa da trắng cực đoan muốn gì?

- Đáp: Họ muốn đoan chắc sự tồn tại của chủng tộc da trắng, và văn hóa của những nước da trắng. Họ nói rằng người da trắng nên duy trì tình trạng đa số trong những quốc gia có đa số người da trắng, duy trì việc thống trị về chính trị và kinh tế, và văn hóa da trắng phải được thống trị.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Năm, 16 Tháng Tám 2007(Xem: 138896)
Một khi Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn tin tưởng rằng những bằng chứng về sự liên hệ trong những hồ sơ vợ-chồng, hay hôn thê-hôn phu không đủ thuyết phục, họ sẽ quyết định gửi trả đơn bảo lãnh về cơ quan di trú tại Hoa Kỳ và có thể sẽ hủy bỏ. Điều này có nghĩa là những bộ đơn bảo lãnh kém may mắn này sẽ ở cơ quan di trú ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm trước khi họ duyệt xét lại những hồ sơ kể trên.
Thứ Năm, 09 Tháng Tám 2007(Xem: 126998)
Nhiều người tin rằng chỉ cần một chuyến quay trở lại Hoa Kỳ mỗi năm sẽ duy trì tình trạng thường trú nhân, nhưng thực tế cho thấy điều này không đủ chứng minh dự tính duy trì diện cư dân tại Hoa Kỳ. Thường trú nhân phải thực hiện thêm một số việc để có thể duy trì diện cư trú của mình.
Thứ Năm, 02 Tháng Tám 2007(Xem: 125698)
Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do Bắc Mỹ (viết tắt là NAFTA) năm 1993 đã lập ra chiếu khán (visa)  nghiệp vụ TN dành cho các công dân cư ngụ tại Canada và Mễ Tây Cơ. Ngoại kiều có đủ điều kiện xin chiếu khán TN sẽ được làm việc tại Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 26 Tháng Bảy 2007(Xem: 123484)
Một trong những vấn đề lớn đã được đưa ra tranh luận trước Quốc Hội Hoa Kỳ là cải tổ  luật  di trú. Cuộc tranh luận này có nhiều mặt, trong đó phải kể đến sự quan tâm của các công ty Hoa Kỳ đang sử dụng rất nhiều công nhân không có giấy tờ hợp lệ. Các công ty này đang chờ xem luật cải cách di trú sẽ ảnh hưởng thế nào đến công ty họ.
Thứ Sáu, 20 Tháng Bảy 2007(Xem: 123754)
Du học Mỹ đã trở thành một hoài bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Thứ Năm, 12 Tháng Bảy 2007(Xem: 120481)
Du học Mỹ đã trở thành một hoài bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Thứ Năm, 28 Tháng Sáu 2007(Xem: 122020)
Dự luật Cải tổ Di trú Toàn diện được đặt số mới là S-1639, và hy vọng sẽ được đem ra thảo luận tiếp tuc vào tuần lễ cuối tháng 6, 2007, và một số người kỳ vọng dự luật sẽ được thông qua vào trước ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, 4 tháng 7 tới.
Thứ Năm, 21 Tháng Sáu 2007(Xem: 125326)
Dự luật Cải Tổ Di Trú 2007 đang gặp bế tắc tại quốc hội, chương trình chiếu khán (visa) "Y" sẽ bắt đầu cấp phát sau khi biên giới Mễ Tây Cơ - Hoa Kỳ được củng cố về an ninh. Điều này có nghĩa là bức tường biên giới sẽ phải hoàn tất, số nhân viên kiểm soát biên phòng phải được gia tăng, và các phương tiện an ninh kỹ thuật phải được chuẩn bị sẵn sàng.
Thứ Sáu, 15 Tháng Sáu 2007(Xem: 130088)
Chưa rõ các cộng đồng di dân khác phản ứng ra sao, tuy nhiên cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã phản ứng khá mạnh mẽ về những đề nghị cải tổ di trú của Thượng viện liên quan đến việc bảo lãnh đoàn tụ gia đình. Trong vài tuần lễ qua, gần một nửa những liên lạc với Văn phòng Robert Mullins International
Thứ Sáu, 08 Tháng Sáu 2007(Xem: 121294)
Vừa qua, chúng ta đã có dịp nói về Hệ thống Tính điểm cho các loại chiếu khán (visa) di dân đang được bàn thảo tại Quốc hội Hoa Kỳ. Với hệ thống tính điểm này, tất cả đương đơn xin chiếu khán di dân sẽ được duyệt xét dựa trên lý lịch và tiêu chuẩn, và sự hiện diện của người thân ở Hoa Kỳ chỉ được tính 10% số điểm. Điều này cho thấy người thân tại Hoa Kỳ chưa hẳn là người bảo lãnh theo đúng nghĩa của nó như trước đây.