Viễn Ảnh Di Trú Trong Năm 2006

Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 200500:00(Xem: 114182)
Viễn Ảnh Di Trú Trong Năm 2006
* Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495 Trong lãnh vực di trú liên quan đến việc bảo lãnh gia đình, năm 2006 có vẻ giữ nguyên trạng như năm 2005. Số lượng cấp chiếu khán (visa) cho thân nhân của công dân Hoa Kỳ và Thường trú nhân sẽ giống như năm cũ. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý một số điểm như sau: Chính phủ Hoa Kỳ vẫn cho rằng có một khuynh hướng khá mạnh mẽ trong việc bảo lãnh diện vợ/chồng và hôn thê/hôn phu giả mạo ở Việt Nam. Vài tháng trước đây ở Hoa Kỳ, cơ quan di trú đã câu lưu một số người liên can đến các hồ sơ di trú giả mạo của người Việt Nam. Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn rất cảnh giác về vấn đề giả mạo này và đã thành lập một Ban Đặc Nhiệm Chống Giả Mạo thuộc Tổng lãnh sự Hoa Kỳ. Trong nhiều trường hợp, Tổng lãnh sự hiện nay đòi hỏi khá gắt gao về các bằng chứng về sự liên hệ. Họ yêu cầu nộp bằng chứng liên hệ trước khi hai người kết hôn hay đính hôn; cũng như các bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa hai người vẫn tiếp tục cho đến này phỏng vấn. Thông thường, những hồ sợ bị từ chối chiếu khán vì người bảo lãnh dùng thẻ điện thoại (khó chứng minh ai là người gọi và người được gọi là ai), hoặc không gửi nhiều thư hay thư email, hay bởi vì người bảo lãnh chọn cách tiết kiệm tiền bạc cho tương lai, thay vì thực hiện thêm các chuyến về Việt Nam thăm người thân. Thái độ của Quốc hội Hoa Kỳ không tỏ ra chống đối việc di trú hợp pháp. Thay vào đó, họ muốn thông qua các đạo luật tránh các kiều dân bất hợp pháp và trục xuất những di dân đang sống bất hợp lệ ở Hoa Kỳ. Một thí dụ điển hình là Dự luật về Biên giới (HR 4337) hiện đang được duyệt xét tại Quốc hội. Trong dự luật này, chúng ta thấy một số thành viên Quốc hội muốn câu lưu những người sống quá hạn chiếu khán du lịch, và muốn xây một hàng rào dài giữa biên giới hai nước Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ. Mỗi một ý kiến của Dự luật về Biên giới này đều nhắm đến việc chống lại việc di dân bất hợp pháp. Không có đạo luật nào đề nghị thay đổi việc di dân dựa trên yếu tố bảo lãnh gia đình. Các hồ sơ nào được hỗ trợ bởi những bằng chứng liên hệ mạnh mẽ đều có nhiều cơ may được chấp thuận. Hỏi Đáp Di Trú Hỏi: Nên làm gì khi Tổng lãnh sự từ chối hồ sơ và cho biết họ sẽ trả lại đơn bảo lãnh về cho cơ quan di trú tại Hoa Kỳ? Đáp: Điều chắc chắn là Tổng lãnh sự sẽ không chấp nhận thêm các bằng chứng sau khi họ đã quyết định trả đơn bảo lãnh về lại cơ quan di trú. Bước kế tiếp, người bảo lãnh nên chuẩn bị kháng cáo cơ quan di trú và giữ liên lạc với cơ quan di trú để biết rằng khi nào họ nhận được đơn bị trả về từ Tổng lãnh sự. Hỏi: Em tôi kết hôn với một công dân Mỹ đã trở thành một tên nghiện rượu và phạm tội hình sự. Anh ta đã nộp hồ sơ bảo lãnh cho em tôi nhưng anh ta đang bị giam tại Hoa Kỳ và có thể bị kết án vài năm tù. Có cách nào làm cho hồ sơ của em tôi được chấp thuận không? Đáp: Tổng lãnh sự sẽ không kiểm tra việc người bảo lãnh có đang tù tội hay không. Nhưng trong trường hợp người bảo lãnh không thể làm đơn Bảo trợ Tài chánh trong tương lai thì chắc chắn Tổng lãnh sự sẽ đóng hồ sơ. Em của anh nên nghĩ đến việc ly dị. Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 06 Tháng Tư 2011(Xem: 130409)
Đối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện.
Thứ Tư, 30 Tháng Ba 2011(Xem: 128486)
Mỗi loại chiếu khán (visa) đều có mục đích riêng biệt. Chiếu khán di dân được cấp để cho phép người di dân được quyền ở lại nước Mỹ thường xuyên.
Thứ Tư, 23 Tháng Ba 2011(Xem: 138437)
Vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, Văn phòng Di Trú của chính phủ Hoa Kỳ sẽ ngưng nhận đơn và sẽ chính thức đóng cửa Văn phòng Di Trú vào ngày 31 tháng 3 năm 2011.
Thứ Năm, 17 Tháng Ba 2011(Xem: 125125)
Trong chủ đề di trú hôm nay, chúng ta sẽ nói về một bài viết đặc biệt của Giáo sư Vivek Wadhwa, hiện là giảng sư các trường đại học nổi tiếng tại UC-Berkeley, Harvard Law School, Duke University and Emory University.
Thứ Tư, 09 Tháng Ba 2011(Xem: 137225)
Trong bất cứ hồ sơ xin chiếu khán (visa) phi-di-dân bị từ chối, các nhân viên Lãnh sự được yêu cầu cấp cho đương đơn một "Giấy Ghi Nhận Sự Từ Chối". Nhiều sự từ chối cấp chiếu khán này dựa trên điều luật 221(g) của Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú.
Thứ Bảy, 05 Tháng Ba 2011(Xem: 134145)
Thẻ mới trông giống như Thẻ Được Phép Làm Việc hiện nay nhưng sẽ có thêm dòng chữ "Dùng như Giấy I-512 Tạm Dung".
Thứ Năm, 24 Tháng Hai 2011(Xem: 125500)
Người di dân thường sống trong hoàn cảnh đặc biệt không thể tự vệ vì nhiều người không nói tiếng Anh giỏi, và thường sống xa gia đình và bạn bè thân thiết, và họ có thể không hiểu biết nhiều về luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 16 Tháng Hai 2011(Xem: 133240)
Nhiều thính giả và độc giả của Văn phòng Robert Mullins International luôn theo dõi rất sát thời gian các loại chiếu khán di dân đến ngày đáo hạn. Thời gian đáo hạn chiếu khán đã gia tăng khá nhanh trong suốt năm 2010, nhưng cũng đã trở lui rất nhanh từ tháng Giêng năm 2011.
Thứ Tư, 09 Tháng Hai 2011(Xem: 141077)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Chủ Nhật, 30 Tháng Giêng 2011(Xem: 142981)
Việc ban hành luật di trú tai Quốc Hội trong năm 2010 đã chấm trong sự thất vọng. Đạo luật Ước Mơ từng được Hạ Viện thông qua khá sít sao thì bị Thượng viện bác bỏ vì không đủ 60 số phiếu cần thiết. Đạo luật cải tổ di trú đã không được đưa ra bầu bán lần nào trong năm ngoái.