Sở Di Trú Tuyên Bố Sứ Mệnh Mới “Tôn Trọng” và “Hoan Nghênh” Di Dân

Thứ Hai, 14 Tháng Hai 202200:44(Xem: 8757)
Sở Di Trú Tuyên Bố Sứ Mệnh Mới “Tôn Trọng” và “Hoan Nghênh” Di Dân
(Robert Mullins International) Tuần này, Sở di Trú Hoa Kỳ đã công bố lời Tuyên bố sứ mệnh mới. Lời tuyên bố mới bổ túc các từ ‘tôn trọng’ và ‘hoan nghênh’. Đây là những từ đã thiếu của chính quyền Nhà Trắng trước đây, khi chính phủ kiên quyết chống đối người di dân.

Lời tuyên bố mới nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ "là một quốc gia của sự  hoan nghênh và có khả thi" đối với những người di dân, và nói rõ Hoa Kỳ là "một quốc gia của những người di dân."

Chính quyền trước luôn cố gắng hạ bớt những đóng góp quý giá mà những người di dân đã đóng góp cho Hoa Kỳ. Nhưng thực tế là Hoa Kỳ đã, đang và sẽ tiếp tục là một Quốc gia của những người di dân.

Lời tuyên bố sứ mệnh mới của cơ quan này như sau: "Sở Di Trú Hoa Kỳ giữ vững lời hứa của Hoa Kỳ, là một quốc gia của sự hoan nghênh (welcome) và có khả thi (possibility), cùng với sự công bằng, liêm chính, và tôn trọng tất cả những gì chúng tôi phục vụ."

Cải tổ chính sách di trú luôn gặp nhiều khó khăn, bất kể những lời hứa của ông Biden khi ông nhậm chức. Tổng thống Bush và Obama cũng đều không thành công trong việc cải tổ di trú.

Giám đốc Sở Di Trú nói rằng, tuyên bố sứ mệnh mới phản ánh đặc tính bao hàm của cả đất nước chúng tôi và Sở Di Trú. Hoa Kỳ sẽ luôn là một quốc gia chào đón, mở rộng vòng tay với những người từ khắp nơi trên thế giới mà tìm kiếm cho việc đoàn tụ gia đình, công việc làm hoặc cơ hội nghề nghiệp, và bảo hộ nhân đạo.

Hy vọng những lời tốt đẹp của Sở Di Trú, trong lời tuyên bố sứ mệnh, sẽ đem lại một hệ thống di trú tốt hơn cho Hoa Kỳ.

Làm thế nào mà hai tiểu bang lại quá khác biệt như thế?

California: California dẫn đầu quốc gia với các chính sách ủng hộ người di dân, đã tạo ra những thay đổi làm đổi thay trên toàn quốc, bao gồm mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục bậc cao, chăm sóc y tế và lợi ích công, tăng cường bảo hộ người lao động di dân, hỗ trợ sinh viên nhập cư, cải thiện cơ hội dịch chuyển kinh tế, và cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho cả những người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp.

Trong đại dịch COVID-19, California đã tiến hành xét nghiệm và điều trị COVID-19 miễn phí cho tất cả người dân California, bất kể tình trạng bảo hiểm hay tình trạng di trú của họ. Tiểu bang cũng ưu tiên vắc xin COVID-19 cho các khu vực lân cận có nguy cơ cao, tiếp cận nhiều cộng đồng có số lượng người di dân cao.

Tennessee: Trong khi đó, ở bang Tennessee, các tổ chức ủng hộ người di dân bị tổn thương bởi ba dự luật được các chính trị gia của đảng Cộng hòa đưa vào cơ quan lập pháp của bang.

Một dự luật là sẽ không cho trẻ em di dân bất hợp pháp được đi học ở trường công. Nhưng trên thực tế, vào năm 1982, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã ra phán quyết rằng, các bang không được từ chối học sinh được hưởng nền giáo dục công lập miễn phí, bất kể tình trạng nhập cư của họ là gì.

Dự luật thứ hai được đề xuất là muốn đem những người không có giấy tờ đến một nơi nào đó bên ngoài Tennessee.  Dự luật thứ ba là thúc giục Quốc hội hoàn thành bức tường giữa Hoa Kỳ và Mexico.

Hỏi-Đáp: Thường Trú Du Lịch Ngoài Hoa Kỳ

Luật Di trú của Hoa Kỳ cho rằng một người với tư cách là di dân được nhận vào Hoa Kỳ sẽ sống ở Hoa Kỳ vĩnh viễn. Ở bên ngoài Hoa Kỳ hơn 12 tháng có thể bị mất tư cách thường trú nhân.

Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi ở ngoài Hoa Kỳ hơn sáu tháng?
Đáp: Bạn không bắt buộc phải có Giấy phép tái nhập cảnh (Re-entry Permit), nhưng ở ngoài Hoa Kỳ hơn 6 tháng mà dưới một năm, có nghĩa là bạn sẽ có thể bị thẩm vấn tại phi cảng khi bạn trở lại Hoa Kỳ.

Hỏi: Tôi đã rời Hoa Kỳ hơn một năm. Tôi có thể trở lại Hoa Kỳ không?
Đáp:  Nếu bạn đã ra khỏi Hoa Kỳ hơn một năm mà không có Giấy phép Tái nhập cảnh (Re-entry Permit),  bạn nên liên hệ với Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán Hoa Kỳ để thảo luận về tình hình của bạn và xem liệu bạn có cần chiếu khán hồi cư (visa SB-1) hay không.

Hỏi: Ai cần Giấy phép tái nhập cảnh (Re-entry Permit)?
Đáp: Nếu bạn có ý định ở bên ngoài Hoa Kỳ từ một năm trở lên, bạn sẽ cần Giấy phép tái nhập cảnh (Re-entry Permit). Bạn nộp đơn xin Giấy phép tái nhập cảnh với Mẫu đơn I-131, Application for Travel Document. Bạn không thể xin Giấy phép tái nhập cảnh khi ở ngoài Hoa Kỳ. Bạn phải nộp đơn I-131 và lấy dấu vân tay trước khi rời Hoa Kỳ. Sau đó, bạn có thể rời khỏi Hoa Kỳ và Giấy phép tái nhập cảnh sẽ được gửi cho bạn. Giấy phép Tái nhập cảnh có giá trị lên đến 2 năm và không thể gia hạn.

Hỏi: Thẻ xanh của tôi đã hết hạn và thời điểm này, tôi chưa thể có con dấu I 551 tạm thời từ Sở Di Trú Hoa Kỳ. Tôi có thể đi du lịch nước ngoài không?
Đáp:  Đi du lịch nước ngoài với thẻ xanh hết hạn không được khuyến khích. Trong một số trường hợp, các hãng hàng không có thể từ chối cho bạn lên máy bay với thẻ đã hết hạn sử dụng. Bạn nên liên hệ với Sở Di Trú, để xem có cách nào họ có thể giải quyết nhanh việc yêu cầu đóng dấu I 551 tạm thời cho bạn hay không. Bạn phải lấy hẹn trước khi đến văn phòng Sở Di Trú. Để biết thêm thông tin hoặc trợ giúp, vui lòng liên hệ với Trung tâm Liên hệ Sở Di Trú. Số điện thoại miễn phí của Trung tâm Liên hệ Sở Di Trú là 1-800-375-5283.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Thứ Ba, 13 Tháng Sáu 2006(Xem: 122609)
Thông thường, Tổng lãnh sự phải nhận được đơn xin chiếu khán (visa) đã được chấp thuận từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, gọi tắt là NVC), để có thể bắt đầu duyệt xét một hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn. Đôi khi, nếu đơn xin chiếu khán bản chính bị thất lạc,
Thứ Sáu, 02 Tháng Sáu 2006(Xem: 121906)
Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là văn phòng lãnh sự bận rộn   đứng thứ năm trên thế giới, giải quyết khoảng 30.000 đơn mỗi năm. Chính vì thế, một Ban Thông tin đặc biệt đã được lập ra để đáp ứng những vấn đề khiếu nại của các đương đơn. Ban Thông tin này có tám nhân viên trả lời khoảng 8.000 đơn khiếu nại mỗi tháng.
Thứ Năm, 25 Tháng Năm 2006(Xem: 127894)
Tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn (RRS) có nhiệm vụ duyệt xét tất cả hồ sơ liên quan đến người tỵ nạn, kể cả Chương Trình McCain dành cho con cái của các cựu tù nhân từng bị giam cầm trong các trại "cải tạo". Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn cũng giải quyết các hồ sơ diện Trẻ Á Châu Lai Mỹ
Thứ Ba, 23 Tháng Năm 2006(Xem: 123510)
Vấn đề hợp pháp hóa hàng triệu người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đang là đề tài thảo luận gay go tại quốc hội, trong lúc làn sóng người biểu tình của hai nhóm người thuận và chống đang ngày càng tạo áp lực cho các vị dân cử và chính quyền Hoa Kỳ. Phản ứng trước không khí chính trị và xã hội đang căng thẳng này...
Thứ Sáu, 12 Tháng Năm 2006(Xem: 124551)
Chiếu khán (visa) P cho phép người mang chiếu khán được làm việc ở Hoa Kỳ trong một thời gian hạn định. Công ty hoặc một tổ chức nào khác ở Hoa Kỳ có ý định mướn họ cần phải trước tiên nộp mẫu đơn I-129 cho USCIS (Cơ quan di trú Hoa Kỳ) để được phép mướn một công nhân ngoại quốc.
Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2006(Xem: 121605)
Các dự luật đề nghị cải tổ luật di chú của quốc hội Hoa Kỳ đã gây chấn động xã hội, đặc biệt là các nhóm di dân, đưa đến các làn sóng biểu tuần khắp nơi trong thời gian qua. Và ngày 1 tháng 5 mới đây đã được các nhóm ủng hộ việc cải tổ di trú - có lợi cho người di dân nhập cư bất hợp pháp - gọi là "Ngày Không Có Di Dân Tại Hoa Kỳ"
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 119994)
Khi cao trào biểu tình tuần hành khắp nơi trên nước Mỹ của các nhóm cộng đồng và tổ chức đòi hỏi quốc hội phải cải tổ luật di trú mới, đặc biệt là luật đề nghị cho phép hợp pháp hóa các di dân bất hợp pháp, người ta thấy có những tấm bảng của người biểu tình nhấn mạnh đến việc sự thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đến từ các nhóm di dân.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 121566)
Diện chiếu khán (visa) không di dân, gọi là J-1, được cấp để khuyến khích các sinh hoạt trao đổi văn hóa và giáo dục giữa Hoa Kỳ và các nước.  Sinh viên trong diện J-1 đến Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn hạn, qua một chương trình được Bộ Ngoại Giao chấp thuận, để theo học toàn thời tại một trường Đại học 2 năm hay 4 năm.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 125831)
Hiện nay, chúng ta không thể bàn luận về nội dung sau cùng của đạo luật mới này. Nhưng điều chắc chắn mà chúng ta biết là sẽ có nhiều thay đổi sau khi các dân biểu trở lại làm việc sau mùa lễ Phục Sinh. Một số chuyên gia về di trú tiên đoán rằng khó có thể có một đạo luật di trú mới vì quốc hội sẽ không thể tiến đến một thỏa thuận chung
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 116770)
Trong những buổi hội luận của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International trong thời gian qua, chúng tôi đã có nhiều dịp trình bày về chủ đề du học tại Hoa Kỳ. Để có thêm nhiều thông tin khác liên quan đến diện du học lý thú này, chúng tôi xin trích dẫn một bài phỏng vấn đặc biệt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do