Duy Trì Tình Trạng Thường Trú Hợp Lệ Tại Hoa Kỳ

Chủ Nhật, 19 Tháng Hai 202323:29(Xem: 6000)
Duy Trì Tình Trạng Thường Trú Hợp Lệ Tại Hoa Kỳ
Nguồn: Sở di trú Hoa Kỳ

Sở di trú Hoa Kỳ đã phát hành một tập cẩm nang bằng tiếng Việt hướng dẫn cho người di dân mới đến Hoa Kỳ.  Nhận thấy có nhiều thông tin hữu ích cho người Việt mới định cư, bao gồm những thường trú nhân có điều kiện muốn duy trì quy chế thường trú, chúng tôi trích ra những mục hướng dẫn hữu dụng cho quý vị cùng chia sẻ.

Trách nhiệm tiêu biểu của thường trú nhân:
  • Không rời khỏi Hoa Kỳ trong thời gian dài. Nếu vắng mặt tại Hoa Kỳ 1 năm trở lên, quý vị không thể sử dụng Thẻ Thường Trú Nhân để vào Hoa Kỳ.
  • Phải khai thuế thu nhập với Sở Thuế Vụ (IRS) cũng như Cục thuế tiểu bang, Cục thuế thành phố hoặc địa phương nếu được yêu cầu.
  • Phải ghi danh với Sở Quân Vụ (Selective Service) nếu quý vị là nam giới từ 18 đến 26 tuổi.
  • Cung cấp địa chỉ mới của quý vị cho Sở Di trú & Nhập tịch Hoa Kỳ trong vòng 10 ngày mỗi khi chuyển nhà.

Một số người nhập cư nghĩ rằng họ có thể sống ở nước ngoài và giữ tình trạng Thường trú nhân miễn là họ trở về Hoa Kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần. Điều này không đúng.

Trở về Hoa Kỳ mỗi năm 1 lần chưa đủ để duy trì tình trạng thường trú nhân của quý vị. Thường trú nhân có thể đi ra ngoài Hoa Kỳ, và các chuyến đi tạm thời hoặc ngắn ngày thường không ảnh hưởng tới tình trạng thường trú nhân. Nếu quý vị rời nước này quá lâu hoặc cho thấy rõ là quý vị không có ý định xem Hoa Kỳ là nơi định cư của mình, thì chính phủ Hoa Kỳ có thể xác định rằng quý vị đã từ bỏ tình trạng thường trú nhân của quý vị.

Nếu có dự định đi ra ngoài Hoa Kỳ hơn 12 tháng, quý vị nên xin giấy phép tái nhập cảnh (re-entry permit) trước khi rời khỏi Hoa Kỳ, bằng cách nộp Mẫu Đơn I-131

Giấy phép tái nhập cảnh có giá trị tối đa 2 năm. Quý vị có thể xuất trình giấy phép tái nhập cảnh, thay cho chiếu khán hoặc Thẻ Thường Trú Nhân tại cảng nhập cảnh. Có giấy phép tái nhập cảnh vẫn không bảo đảm là quý vị sẽ được nhập cảnh khi trở về Hoa Kỳ, nhưng giấy phép này có thể dễ dàng chứng minh rằng quý vị trở về từ một chuyến du lịch tạm thời ở nước ngoài.

Cũng nên lưu ý rằng, bất kể quý vị có từ bỏ tình trạng Thường Trú Nhân hay không, quý vị cũng phải chấp nhận trải qua các bước kiểm tra nhập cảnh toàn diện như là người đệ đơn xin vào Hoa Kỳ nếu quý vị ở ngoài Hoa Kỳ ít nhất 181 ngày, hoặc trong những trường hợp khác được nêu rõ trong luật nhập cư.

Nếu Quý Vị Là Thường Trú Nhân Có Điều Kiện

Quý vị được coi là thường trú nhân có điều kiện (Conditional Resident, hay CR) nếu quý vị kết hôn với một công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ dưới 2 năm kể từ khi quý vị được chấp thuận tình trạng thường trú nhân. Một số nhà đầu tư nhập cư cũng là thường trú nhân có điều kiện.

Thường trú nhân có điều kiện (CR) có quyền lợi và trách nhiệm giống như thường trú nhân. Thường trú nhân có điều kiện phải nộp Mẫu Đơn I-751, và nhà đầu tư nhập cư phải nộp Mẫu Đơn I-829, Đơn Xin Loại Bỏ các Điều Kiện Thường Trú của Doanh Nhân (Petition by Entrepreneur to Remove Conditions), trong vòng hai năm kể từ ngày tình trạng thường trú nhân có điều kiện được chấp thuận. Ngày này thường là ngày hết hạn ghi trên Thẻ Thường Trú Nhân. Quý vị nên nộp các mẫu đơn này trong vòng 90 ngày trước khi đến thời hạn hai năm kể từ ngày quý vị có tình trạng thường trú nhân có điều kiện. Nếu không làm như vậy, quý vị có thể mất tình trạng nhập cư.

Nộp Mẫu Đơn I-751 cùng với Chồng Hoặc Vợ Nếu là thường trú nhân có điều kiện và quý vị đã nhập cư dựa trên việc kết hôn với một công dân hoặc thường trú nhân, quý vị và người phối ngẫu phải cùng nộp Mẫu Đơn I-751 để quý vị có thể loại bỏ các điều kiện áp dụng cho tình trạng thường trú nhân của mình. Trong một số trường hợp, quý vị không phải nộp Mẫu Đơn I-751 cùng với chồng hoặc vợ của mình. Nếu không còn kết hôn với người phối ngẫu nữa, hoặc nếu người phối ngẫu đã ngược đãi quý vị thì quý vị có thể tự mình nộp Mẫu Đơn I-751. Quý vị cũng có thể tự nộp Mẫu Đơn I-751 nếu việc bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ sẽ đặt quý vị vào tình trạng khó khăn, ngặt nghèo. Nếu không đứng đơn chung với người phối ngẫu, quý vị có thể nộp Mẫu Đơn I-751 bất cứ lúc nào sau khi trở thành thường trú nhân có điều kiện.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 129309)
Điều này sẽ xảy ra nếu văn bản của dự thảo luật HR 4337 hiện nay trở thành đạo luật chính thức. Đây là một trong những đạo luật di trú khắt khe nhất đã được thông qua tại Hạ Viện Hoa Kỳ. Dự thảo luật này được sự chấp thuận của hầu hết các nhà làm luật của đảng Cộng Hòa và ngược lại, dự luật này bị hầu hết các dân biểu thuộc đảng Dân Chủ
Thứ Ba, 24 Tháng Giêng 2006(Xem: 158592)
The new K-3 Visa (spouse of Amcit) is not available yet. INS is developing the Special Petition needed for this. K-3/K-4 applicants must be beneficiaries of an unapproved I-130 and also beneficiaries of a K-3/K-4 petition filed AND approved by INS-US.
Thứ Ba, 24 Tháng Giêng 2006(Xem: 169334)
Eligibility: Spouse (V-1): Beneficiary of an I-130 visa petition filed by PRA spouse. Petition must have been filed before 22 Dec 2000, and Beneficiary must have been waiting for an interview date for at least three years. Beneficiary can file for V status even if the petition has not been approved yet by INS
Thứ Ba, 24 Tháng Giêng 2006(Xem: 157365)
All files that were at the ODP office in Bangkok were transferred to the new Consulate General. There was no interruption of processing. No active files were destroyed. The Consulate in Saigon continues to work on current immigrant visa cases.
Thứ Tư, 18 Tháng Giêng 2006(Xem: 133563)
Người Việt Nam tại hải ngoại đang chuẩn bị đón mừng năm mới Bính Tuất năm 2006. Một năm trôi qua với quá nhiều biến cố, đặc biệt là tình hình an ninh tại Hoa Kỳ và thiên tai
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 97559)
Không ai ngạc nhiên về công việc rất bận rộn của Tỏa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Trong năm 2005, Tòa tổng lãnh sự đã cấp khoảng 17.000 chiếu khán (visa) cho công dân Việt Nam. Điều này có nghĩa là số đương đơn được cấp chiếu khán tại Việt Nam chiếm 10% tổng số chiếu khán di dân tại Á Châu. Ngoại trừ Phi Luật Tân nhiều hơn Việt Nam một chút
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 109740)
Trong chương trình hội thoại hôm nay, chúng ta sẽ bàn đôi điều về những đòi hỏi liên quan đến việc Bảo Trợ Tài Chánh cho các hồ sơ di dân và phi di dân. Chiếu khán "phi di dân" dành cho những người muốn đến Hoa Kỳ để du lịch, du học hoặc vì nghiệp vụ
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 114883)
Khi một nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ chưa hài lòng các chứng từ mà người được bảo lãnh nộp lúc phỏng vấn, họ sẽ yêu cầu phải nộp thêm các bằng chứng khác. Điều quan trọng nhất mà qúy vị cần ghi nhớ là tất cả những chứng từ được nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ đòi hỏi phải được nộp một lần. Nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ không đủ thì giờ để duyệt xét một hồ sơ nhiều lần
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 142981)
Khi một nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ chưa hài lòng các chứng từ mà người được bảo lãnh nộp lúc phỏng vấn, họ sẽ yêu cầu phải nộp thêm các bằng chứng khác. Điều quan trọng nhất mà qúy vị cần ghi nhớ là tất cả những chứng từ được nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ đòi hỏi phải được nộp một lần. Nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ không đủ thì giờ để duyệt xét một hồ sơ nhiều lần
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 135430)
Sau khi Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn, thuộc Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, loan báo mở ra Chương Tái Định Cư Nhân Đạo (HR), tiếp nối Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP) đã chấm dứt vào tháng 9 năm 1994, đã mang lại niềm hy vọng của nhiều người hội đủ điều kiện còn ở lại Việt Nam