Tăng lệ phí chiếu khán không định cư từ ngày 30 tháng 5

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 202317:47(Xem: 5662)
Tăng lệ phí chiếu khán không định cư từ ngày 30 tháng 5
(Robert Mullins International) Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang tăng lệ phí xin chiếu khán để hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng và các hoạt động lãnh sự của mình. Để đáp ứng cho các nhu cầu hoạt độngthì cần phải dựa vào lệ phí của người dùng. Lần cập nhật lệ phí gần đây nhất là vào năm 2012 và 2014.

Vào ngày 30 tháng 5 năm 2023, phí  duyệt đơn xin chiếu khán diện không định cư (NIV) sẽ tăng. Tất cả những người xin chiếu khán phải trả số tiền lệ phí có hiệu lực vào ngày nộp thanh toán của họ.

Các thay đổi chính về lệ phí được thực hiện theo quy định như sau:
  • Các đơn xin chiếu khán NIV, loại không dựa trên đơn bảo lãnh như B1-2 và F-1 sinh viên, sẽ tăng từ $160 lên $185
  • L-1 và chiếu khán làm việc tôn giáo không định cư sẽ tăng từ $190 lên $205
  • Chiếu khán loại E dành cho các nhà đầu tư sẽ tăng từ $205 lên $315

Do đó, bất kỳ công dân nước ngoài nào có kế hoạch nộp đơn xin chiếu khán diện không định cư ở nước ngoài nên có kế hoạch thanh toán lệ phí NIV tương ứng càng sớm càng tốt, trước khi có thay đổi vào ngày 30 tháng 5 năm 2023.

Loại Bỏ Đóng Dấu Vào Sổ Thông Hành Gây Phức Tạp Cho Du Khách

Khách du lịch quốc tế dựa vào việc đóng dấu vào sổ thông hành khi vào một quốc gia để ghi lại việc nhập cảnh của họ. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) muốn đơn giản hóa quy trình nhập cảnh và loại bỏ đóng dấu nhập cảnh hộ chiếu kiểu cũ. Mặc dù quá trình số hóa của CBP có vẻ hiệu quả nhưng nó có thể gây khó khăn hơn cho một số du khách nước ngoài.

Công nghệ là một điều tốt, nhưng việc loại bỏ đóng dấu vào hộ chiếu gây ra một số khó khăn và trở ngại cho người nước ngoài, đặc biệt là những người muốn nhập cảnh bằng chiếu khánngắn hạn (không định cư).

Kể từ tháng 10 năm 2022, chương trình không đóng dấu khi nhập cảnh này đã có hiệu lực tại các sân bay ở Houston, Los Angeles, San Francisco và một số nơi khác.

Bằng chứng về việc được nhập cảnh hợp pháp vào Hoa Kỳ là điều cần thiết đối với tất cả người nước ngoài. Điều này đặc biệt đúng đối với những người nhập cảnh bằng chiếu khán không định cư (ngắn hạn) để làm việc, học tập hoặc các mục đích khác, chẳng hạn như đi công tác hoặc du lịch. Những người nước ngoài này cần phải chứng minh rằng họ đang duy trì tình trạng được phép khi họ nhập cảnh.

Ngoài việc chấm dứt đóng dấu nhập cảnh vào sổ thông hành, vài năm trước CPB cũng đã loại bỏ mẫu I-94  giấy và thay thế bằng mẫu trực tuyến. Với biểu mẫu điện tử, công dân nước ngoài phải nhớ – sau khi nhập cảnh –cần lấy bản sao I-94 trực tuyến và kiểm tra tính chính xác của nó.

Một mối quan tâm khác là lỗi thường gặp với mẫu I-94 điện tử. Mẫu I-94 điện tử đôi khi phân loại diện không định cư không đúng, điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho người nước ngoài. Ví dụ: nếu một người có chiếu khán làm việc bị phân loại sai là khách du lịch, thì người đó không thể được tuyển dụng cho đến khi lỗi đó được sửa chữa. Sau khi rời khỏi nơi nhập cảnh, những lỗi I-94 này có thể được sửa chữa, nhưng điều này sẽ khó khăn hơn khi không có con dấu đóng trong hộ chiếu.

Việc loại bỏ đóng dấuvào sổ thông hành cũng ảnh hưởng đến các thường trú nhân. Mặc dù họ không có I-94, nhưng có thể có những lúc các thường trú nhân cần chứng minh sự hiện diện của họ tại Hoa Kỳ. Ví dụ: khi nộp Đơn xin Nhập tịch N-400, thường trú nhân phải chứng minh rằng họ đã ở Hoa Kỳ trong thời gian ít nhất 50 phần trăm của ba năm hoặc năm nămđể đủ điều kiện theo áp dụng hiện hành. Nếu không có I-94 hoặc con dấu trong sổ thông hành, những người nộp đơn N-400 sẽ cần phải lưu giữ các hồ sơ khác để chứng minh việc họ nhập cảnh và tiếp tục hiện diện tại Hoa Kỳ.

Nên làm gì khi đến phi trường?

Người sử dụng lao động nên hỗ trợ và khuyến khích người lao động diện không định cư làm những việc sau đây sau khi họ trở lại Hoa Kỳ:
  • Yêu cầu nhân viên CBP đóng dấu vào hộ chiếu của họ khi nhập cảnh. CBP đã nói rằng các viên chức có thể tiếp tục đóng dấu hộ chiếu theo yêu cầu, mặc dù đôi khi nhân viên của CPB có thể không biết điều này.
  • Ngay sau khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ, những người có chiếu khán diện không định cư nên lấy Mẫu I-94 điện tử từ trang web của CBP, kiểm tra tính chính xác và cố gắng sửa hết bất kỳ lỗi nào.

Thường trú nhân nên làm như sau:
  • Yêu cầu nhân viên CBP đóng dấu vào sổ thông hành của họ khi nhập cảnh.
  • Thu thập và lưu giữ các hồ sơ khác chứng minh họ đã nhập cảnh và hiện diện liên tục tại Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Thứ Năm, 06 Tháng Chín 2007(Xem: 125317)
Hàng năm, một vài nhân vật quốc hội thường đưa ra một dự luật để loại bỏ hoặc giảm bớt vài diện di dân. Cho đến cuối năm ngoái, những dự luật này thường bị "khai tử" âm thầm lặng lẽ vì không đủ số người ủng hộ thành luật chính thức.
Thứ Sáu, 31 Tháng Tám 2007(Xem: 125208)
Hầu hết những lý do thông thường bị từ chối lúc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) xuất cảnh trong những diện bảo lãnh hôn phu-thê, hoặc vợ-chồng là do nhân viên phỏng vấn không nghĩ rằng có đủ chứng minh về quan hệ. Nhữ vậy, thế nào được xem là "đủ"? Vấn đề ở đây là mỗi nhân viên phỏng vấn có thể định nghĩa chữ "đủ" khác nhau.
Thứ Năm, 23 Tháng Tám 2007(Xem: 130001)
Chương trình McCain sẽ chấm dứt vào ngày 30 tháng 9 năm 2007. Sau đó, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ sẽ không chấp thuận cấp chiếu khán (visa) cho bất kỳ ai nộp đơn Chương trình McCain. Tu chính án McCain cứu xét đơn của những người con trai hay gái của các tù nhân cải tạo ở Việt Nam có thể hợp lệ xin tái định cư tại Hoa Kỳ, nếu họ đã trên 20 tuổi và còn độc thân trong thời điểm cha mẹ của họ được chấp thuận chiếu khán sang Hoa Kỳ theo diện H.O.
Thứ Năm, 16 Tháng Tám 2007(Xem: 139043)
Một khi Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn tin tưởng rằng những bằng chứng về sự liên hệ trong những hồ sơ vợ-chồng, hay hôn thê-hôn phu không đủ thuyết phục, họ sẽ quyết định gửi trả đơn bảo lãnh về cơ quan di trú tại Hoa Kỳ và có thể sẽ hủy bỏ. Điều này có nghĩa là những bộ đơn bảo lãnh kém may mắn này sẽ ở cơ quan di trú ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm trước khi họ duyệt xét lại những hồ sơ kể trên.
Thứ Năm, 09 Tháng Tám 2007(Xem: 127135)
Nhiều người tin rằng chỉ cần một chuyến quay trở lại Hoa Kỳ mỗi năm sẽ duy trì tình trạng thường trú nhân, nhưng thực tế cho thấy điều này không đủ chứng minh dự tính duy trì diện cư dân tại Hoa Kỳ. Thường trú nhân phải thực hiện thêm một số việc để có thể duy trì diện cư trú của mình.
Thứ Năm, 02 Tháng Tám 2007(Xem: 125836)
Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do Bắc Mỹ (viết tắt là NAFTA) năm 1993 đã lập ra chiếu khán (visa)  nghiệp vụ TN dành cho các công dân cư ngụ tại Canada và Mễ Tây Cơ. Ngoại kiều có đủ điều kiện xin chiếu khán TN sẽ được làm việc tại Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 26 Tháng Bảy 2007(Xem: 123633)
Một trong những vấn đề lớn đã được đưa ra tranh luận trước Quốc Hội Hoa Kỳ là cải tổ  luật  di trú. Cuộc tranh luận này có nhiều mặt, trong đó phải kể đến sự quan tâm của các công ty Hoa Kỳ đang sử dụng rất nhiều công nhân không có giấy tờ hợp lệ. Các công ty này đang chờ xem luật cải cách di trú sẽ ảnh hưởng thế nào đến công ty họ.
Thứ Sáu, 20 Tháng Bảy 2007(Xem: 123917)
Du học Mỹ đã trở thành một hoài bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Thứ Năm, 12 Tháng Bảy 2007(Xem: 120620)
Du học Mỹ đã trở thành một hoài bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Thứ Năm, 28 Tháng Sáu 2007(Xem: 122087)
Dự luật Cải tổ Di trú Toàn diện được đặt số mới là S-1639, và hy vọng sẽ được đem ra thảo luận tiếp tuc vào tuần lễ cuối tháng 6, 2007, và một số người kỳ vọng dự luật sẽ được thông qua vào trước ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, 4 tháng 7 tới.