Phải Làm Gì Sau Khi Sở Di Trú Tái Chấp Thuận Đơn Bảo Lãnh Đã Bị Từ Chối

Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 200600:00(Xem: 128282)
Phải Làm Gì Sau Khi Sở Di Trú Tái Chấp Thuận Đơn Bảo Lãnh Đã Bị Từ Chối

(VNC) Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495


Khi cơ quan di trú tái-chấp-thuận đơn bảo lãnh đã bị Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam trả về, đơn bảo lãnh này sau đó sẽ được gửi ngược về Sài Gòn để chờ đợi một cuộc phỏng vấn mới. Tiến trình này có thể kéo dài vài tháng khi đơn bảo lãnh gửi đến Tòa Lãnh sự, và sẽ kéo dài thêm vài tháng nữa trước khi ngày phỏng vấn mới được thông báo.

Thông thường, cơ quan di trú chỉ tái-chấp-thuận một đơn bảo lãnh nếu người bảo lãnh có thể cung cấp các chứng từ áp đảo những lý do mà Tổng lãnh sự đưa ra để bác đơn bảo lãnh. Đôi lúc, đơn bảo lãnh bị Tòa Lãnh sự gửi trả về chỉ vì họ không đồng ý về những chứng minh liên hệ khả tín. Nếu người bảo lãnh đã nộp đầy đủ những chứng minh để thuyết phục cơ quan di trú, điều này cho thấy họ có thể lạc quan về kết quả phỏng vấn lần thứ hai tại Tòa Lãnh sự.

Tuy nhiên, có một loại hồ sơ đặc biệt rất khó được chấp thuận bởi Tòa Lãnh sự , mặc dù cơ quan di trú đã tái-chấp-thuận đơn bảo bảo lãnh. Chúng tôi muốn nói đến những hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng mà khởi đầu đã được cơ quan di trú tại Hoa Kỳ chấp thuận, mặc dù người bảo lãnh không có mặt tại Việt Nam vào ngày giấy hôn thú được đăng bộ, hay vào ngày giấy hôn thú được cấp phát. Điều này đã xảy ra ở một vài thành phố ở Việt Nam, nơi mà giới chức địa phương áp dụng luật không quá cứng nhắc. Và điều này gây trở ngại rất lớn cho hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng.

Các nhân viên lãnh sự thường chiếu theo luật ở Việt Nam và họ không chấp thuận bất cứ sự ngoại lệ nào. Trong trường hợp này, người xin chiếu khán trong lần phỏng vấn thứ nhì rất khó được chấp thuận. Điều có thể giúp được phần nào là nên nộp một lá thư góp ý về pháp luật của một luật sư Việt Nam được xem là chuyên gia về luật về hôn nhân và gia đình.

Điều này cũng có thể giúp cho những hồ sơ khác được xem là hợp lệ nhưng không theo đúng tiến trình thực thi luật pháp bình thường ở Việt Nam.

Song song với việc đưa ra tất cả những bằng chứng mới đã có vào lúc được phỏng vấn lần thứ hai, điều sẽ giúp ích thêm là thái độ rất tự tin và cứng rắn của người được bảo lãnh, để minh chứng về sự liên hệ chân thật của mình với người bảo lãnh. Và như chúng tôi luôn luôn khuyến khích người được bảo lãnh là không bảo giờ ký tên vào bất cứ giấy tờ gì có nội dung thú nhận sự giả dối của mình hoặc tự nguyệnh rút lại đơn xin bảo lãnh. Đây là cách khai tử tất cả những đơn xin chiếu khán (visa) của họ trong tương lai.


Hỏi 1: Sau khi cơ quan di trú tái-chấp-thuận đơn bảo lãnh, họ có gửi hồ sơ đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) để tiến hành những thủ tục đã từng làm trước đây không?

Đáp 1: Không. Cơ quan di trú sẽ gửi đơn bảo lãnh được tái-chấp-thuận đến thẳng Tòa Lãnh sự. NVC không còn liên hệ đến hồ sơ này nữa.

Hỏi 2: Bên cạnh nhiều bằng chứng khác nhau cần chứng minh, điều gì cần có thêm để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn lần thứ hai?

Đáp 2: Người bảo lãnh nên cập nhật tất cả những giấy tờ bảo trợ tài chánh, chẳng hạn như thư ngân hàng, giấy xác nhận việc làm, bảo sao chi phiếu lương bổng mới nhất và bản khai thuế Liên bang mới nhất.

Hỏi 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu người bảo lãnh mất việc làm sau cuộc phỏng vấn đầu tiên, hoặc bị thất nghiệp ngay vào lúc có cuộc phỏng vấn lần thứ hai?

Đáp: Người bảo lãnh cần tìm một người phụ bảo trợ tín nhiệm để điền mẫu đơn I-864.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Năm, 20 Tháng Ba 2008(Xem: 107490)
Trước đây, vào thời gian phỏng vấn ở Việt Nam, Lãnh Sự Hoa Kỳ muốn người được bảo lãnh phải nộp một số đơn và giấy tờ cần thiết. Thủ tục này đã thay đổi và hiện nay Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) tại Hoa Kỳ sẽ là nơi có trách nhiệm thu nhận những giấy tờ quan trọng này.
Thứ Năm, 13 Tháng Ba 2008(Xem: 106801)
Vài năm trước đây, chúng ta đã có dịp nói về một số công việc của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Sự thay đổi người có trách nhiệm cao nhất tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, cũng như Tổng lãnh sự và nhân viên lãnh sự tại Sài Gòn trong thời gian qua cũng phản ảnh khá nhiều sự thay đổi công việc thường ngày ở nơi này.
Thứ Sáu, 07 Tháng Ba 2008(Xem: 108962)
Như mọi năm, Phòng Công Chứng Liên Bang đã phổ biến bảng quy định mới về mức lợi tức tối thiểu cho năm 2008, và sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 23 tháng 3 năm 2008. Xin lưu ý rằng những chỉ tiêu mới này sẽ áp dụng cho những người bảo lãnh đang sinh sống ở 48 tiểu bang và Quận District Columbia trên đất Mỹ .
Thứ Sáu, 29 Tháng Hai 2008(Xem: 110688)
Trong lần hội thoại trước, Văn Phòng Tham Vãn Di Trú Robert Mullins International đã giới thiệu phần đầu bài viết "Biện Hộ Chống Trục Xuất" của Luật sư Steve Lopez, nói về những nguyên nhân đưa đến việc trục xuất các ngoại kiều vi phạm luật hình sự và di trú tại Hoa Kỳ, cũng như nói về sự quan trọng của một văn phòng luật sư chuyên nghiệp
Thứ Năm, 21 Tháng Hai 2008(Xem: 109615)
"Trong những năm gần đây, mọi người đều nhận thấy một chiến dịch trục xuất những người không có quốc tịch bị phạm tội trên toàn nước Mỹ. Sự việc "mạnh dạn" này được sự cổ xúy đồng tình của giới truyền thông, và áp lực của những nhóm chống di dân lậu như "Minute Man Project", cũng như những buổi hội luận trên tinh thần bảo thủ
Thứ Năm, 14 Tháng Hai 2008(Xem: 112035)
Bản hiệp định mới đây của của chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam nói về một số người Việt Nam đang định cư ở Mỹ có thể bị trục xuất về Việt Nam nếu họ đã nhận được bản quyết định tối hậu từ cơ quan di trú Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong tuần lễ này, chúng tôi được biết rằng hiệp định trục xuất sẽ không ảnh hưởng đến một số người mà một số dư luận lầm tưởng lúc đầu.
Thứ Ba, 12 Tháng Hai 2008(Xem: 113113)
Năm Đinh Hợi 2007 vừa qua, về lãnh vực di trú, cộng đồng Việt Nam chúng ta nhận hai tin không vui: Thứ nhất, quốc hội Hoa Kỳ bàn về dự thảo luật mới, trong các vấn đề được đề nghị là sẽ hủy bỏ chính thức bốn diện bảo lãnh di dân. Và tin không vui thứ hai là bản hiệp định trục xuất vừa được chính phủ Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 01 Tháng Hai 2008(Xem: 118200)
Trong thời gian vừa qua, cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ đã xôn xao trước nguồn tin hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam. Thông báo của Tòa Đại Sứ Mỹ nêu rõ là những người Việt Nam đến Hoa Kỳ bất hợp pháp, hoặc bị chính phủ Mỹ ra lệnh trục xuất vì vi phạm hình sự và luật di trú vào ngày 12 tháng 7 năm 1995, hoặc sau ngày này, là đối tượng bị trả về Việt Nam.
Thứ Năm, 24 Tháng Giêng 2008(Xem: 114077)
Nhiều hãng thông tấn Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản tin quan trọng đang gây xôn xao trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Đó là hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.
Thứ Năm, 17 Tháng Giêng 2008(Xem: 110653)
Theo nguyên tắc, Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể giữ một hồ sơ bảo lãnh bị từ chối trong một năm sau ngày phỏng vấn để cho phép đương đơn nộp bổ túc các bằng chứng được yêu cầu. Tuy nhiên, Tòa Lãnh sự thường không phải chờ đợi lâu trước khi trả hồ sơ về cho Sở di trú. Thực ra đây có thể là điều tốt.