Những Câu Hỏi Mới Trong Kỳ Thi Quốc Tịch Hoa Kỳ (phần 3)

Thứ Năm, 25 Tháng Mười 200700:00(Xem: 117722)
Những Câu Hỏi Mới Trong Kỳ Thi Quốc Tịch Hoa Kỳ (phần 3)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến qúy vị 50 câu hỏi đàu tiên trong số 100 câu hỏi sẽ được áp dụng trong kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ theo phương thức mới. Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới. Những người xin nhập tịch nếu nộp đơn sau ngày 1 tháng 10 năm 2008 sẽ được thi theo lối mới. Đối với những người nộp đơn trước ngày 1 tháng 10 năm 2008 nhưng chưa được phỏng vấn cho đến sau ngày 1 tháng 10 năm 2008 (nhưng trước 1 tháng 10 năm 2009) có quyền chọn cách thi cũ hoặc phương thức thi mới.

Những câu hỏi thi về dân sự (gồm đề tài lịch sử và cơ cấu chính phủ) sẽ được văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International chuyển dịch để qúy vị có thể tham khảo. Một số câu hỏi có hơn một cách giải đáp để đương đơn dễ dàng trả lời. Mặc dù cơ quan USCIS rất mong muốn các đương đơn có thể học trọn vẹn nội dung, nhưng họ chỉ cần trả lời một câu trả lời mà thôi, ngoại trừ những câu đòi hỏi phải trả lời nhiều hơn một giải đáp. Thí dụ như câu hỏi phải trả lời nhiều hơn một giải đáp ở câu hỏi số 36. Đó là câu hỏi "Cho biết hai chức vụ ở cấp Bộ trưởng?", và đây là loại câu hỏi mà đương đơn phải trả lời cho nhân viên di trú bất cứ hai câu giải đáp nào cũng được. Qúy vị có thể tìm thấy 100 câu hỏi và trả lời bằng Anh ngữ trên nhà nhà điện tử của cơ quan di trú USCIS: www.uscis.gov <http://www.uscis.gov>

Sau đây là phần tiếp theo các câu hỏi thi quốc tịch Hoa Kỳ:


51. Xin cho biết 2 quyền lợi của mọi người sống trong nước Mỹ?
- Tự do phát biểu ý kiến.
- Tự do ngôn luận.
- Tự do hội họp.
- Tự do thỉnh nguyện chính phủ.
- Tự do tín ngưỡng.
- Được quyền mang vũ khí.
What are two rights of everyone living in the United States?
 -  freedom of expression
 -  freedom of speech
 -  freedom of assembly
 -  freedom to petition the government
 -  freedom of worship
 -  the right to bear arms


52. Chúng ta phải chứng tỏ sự trung thành với điều gì, khi ta đọc Lời Tuyên Thệ Trung Thành?
- (Trung thành với) Nước Mỹ.
- (Trung thành) với Quốc Kỳ.
What do we show loyalty to when we say the Pledge of Allegiance?
 -  the United States
 -  the flag

53. Một trong những lời bạn hứa, khi bạn trở thành công dân Mỹ, là gì?
- Không được trung thành với các quốc gia khác.
- Bảo vệ Hiến Pháp và luật lệ của Hoa Kỳ.
- Tuân theo luật lệ của Hoa Kỳ.
- Phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ (nếu cần thiết).
- Phục vụ (công việc quan trọng) cho quốc gia (nếu cần thiết).
- Trung thành với nước Mỹ.
What is one promise you make when you become a United States citizen?
 -  give up loyalty to other countries
 -  defend the Constitution and laws of the United States
 -  obey the laws of the United States
 -  serve in the U.S. military (if needed)
 -  serve (do important work for) the nation (if needed)
 -  be loyal to the United States

54. Bao nhiêu tuổi thì công dân mới được đi bầu Tổng Thống?*
- Từ 18 tuổi trở lên.
How old do citizens have to be to vote for President?*
 -  eighteen (18) and older


55. Hai cách để người Mỹ tham gia vào nền dân chủ là gì?
- Bầu cử.
- Tham gia một đảng phái chính trị.
- Giúp việc vận động bầu cử.
- Tham gia vào một hội đoàn dân sự.
- Tham gia vào một cộng đồng.
- Nêu ý kiến của mình về 1 vấn đề cho 1 viên chức được chọn.
- Gọi cho Thượng nghị sĩ và Dân biểu.
- Ủng hộ hoặc chống lại một cách công khai về một ý kiến hay một chính sách.
- Ra ứng cử.
- Viết cho một tờ báo.
What are two ways that Americans can participate in their democracy?
 -  vote
 -  join a political party
 -  help with a campaign
 -  join a civic group
 -  join a community group
 -  give an elected official your opinion on an issue
 -  call Senators and Representatives
 -  publicly support or oppose an issue or policy
 -  run for office
 -  write to a newspaper

56. Ngày cuối cùng trong năm mà bạn phài Khai Thuế? *
- Ngày 15 tháng Tư.
When is the last day you can send in federal income tax forms?*
 -  April 15

57. Khi nào đàn ông phải ghi danh Tuyển Quân?
- Bắt đầu 18 tuổi.
- Trong hạn tuổi từ 18 đến 26.
When must all men register for the Selective Service?
 -  at age eighteen (18)
 -  between eighteen (18) and twenty-six (26)


Lịch Sử Hoa Kỳ
AMERICAN HISTORY

A: Thời Kỳ Thuộc Địa và Độc Lập
     Colonial Period and Independence

58. Một lý do những người thực dân đến nước Mỹ?
- Tự do.
- Tự do chính trị.
- Tự do tôn giáo.
- Cơ hội thương mại.
- Thực hành tôn giáo của họ.
- Chạy trốn sự ngược đãi.
What is one reason colonists came to America?
 -  freedom
 -  political liberty
 -  religious freedom
 -  economic opportunity
 -  practice their religion
 -  escape persecution

59. Ai sống trên Châu Mỹ trước khi người Âu Châu đến?
- Thổ dân Mỹ.
- Người da đỏ Mỹ.
Who lived in America before the Europeans arrived?
 -  Native Americans
 -  American Indians

60. Nhóm người nào bị bắt đem đến Châu Mỹ và bị bán như những nô lệ?
- Người Phi Châu.
- Người đến từ châu Phi.
What group of people was taken to America and sold as slaves?
 -  Africans
 -  people from Africa

61. Tại sao những người dân thuộc địa chống lại người Anh?
- Vì thuế quá cao (việc đánh thuế không có đại diện)
- Vì binh sĩ Anh ở trong nhà của họ (ở trọ, đóng quân).
- Vì họ không có chính phủ riêng.
Why did the colonists fight the British?
 -  because of high taxes (taxation without representation)
 -  because the British army stayed in their houses (boarding, quartering)
 -  because they didn't have self-government

62. Ai đã viết Bản Tuyên Ngôn Độc Lập?
- Ông (Thomas) Jefferson.
Who wrote the Declaration of Independence?
 -  (Thomas) Jefferson

63. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được chính thức công nhận vào ngày nào?
- Ngày 4 tháng Bảy năm 1776.
When was the Declaration of Independence adopted?
 -  July 4, 1776

64. Có 13 tiểu bang đầu tiên. Hãy kể ra 3 trong số đó:
- New Hampshire.
- Massachusetts.
- Rhode Island.
- Connecticut
- New York.
- New Jersey.
- Pennsylvania.
- Delaware.
- Maryland.
- Virginia.
- North Carolina.
- South Carolina.
- Georgia.
There were 13 original states.  Name three.
 -  New Hampshire
 -  Massachusetts
 -  Rhode Island
 -  Connecticut
 -  New York
 -  New Jersey
 -  Pennsylvania
 -  Delaware
 -  Maryland
 -  Virginia
 -  North Carolina
 -  South Carolina
 -  Georgia

65. Chuyện gì xảy ra tại Đại Hội Hiến Pháp?
- Bản Hiến Pháp được viết ra.
- Những Nhà Sáng Lập viết Bản Hiến Pháp.
What happened at the Constitutional Convention?
 -  The Constitution was written.
 -  The Founding Fathers wrote the Constitution.

66. Bản Hiến Pháp được viết khi nào?
- Năm 1787.
When was the Constitution written?
 -  1787

67. Hãy kể tên 1 trong số những người theo Chủ nghĩa Liên bang đã ủng hộ cho việc thông qua Bản Hiến Pháp.
- (James) Madison.
- (Alexander) Hamilton.
- (John) Jay.
- Publius.
The Federalist Papers supported the passage of the U.S. Constitution.  Name one of the writers.
 -  (James) Madison
 -  (Alexander) Hamilton
 -  (John) Jay
 -  Publius

68. Hãy kể ra 1 điểm đã làm cho Benjamin Franklin nổi tiếng?
- Một nhà ngoại giao Hoa Kỳ.
- Người lớn tuổi nhất cùa Đại Hội Hiến Pháp.
- Tổng Giám Đốc Bưu Điện đầu tiên của Hoa Kỳ.
- Viết quyển "Poor Richard's Almanac".
- Đã thành lập những thư viện tự do đầu tiên.
What is one thing Benjamin Franklin is famous for?
 -  U.S. diplomat
 -  oldest member of the Constitutional Convention
 -  first Postmaster General of the United States
 -  writer of ỀPoor Richard's AlmanacỂ
 -  started the first free libraries

69. Ai là "Người Sáng Lập Đất Nước Chúng Ta"?
- (George) Washington.
Who is the "Father of Our Country"?
 -  (George) Washington

70. Ai là vị Tổng Thống đầu tiên? *
- (George) Washington.
Who was the first President?*
 -  (George) Washington


B: Những Năm 1800
     1800s

71. Hoa Kỳ mua phần đất nào từ nước Pháp năm 1803?
- Phần đất Louisiana.
- Louisiana.
What territory did the United States buy from France in 1803?
 -  the Louisiana Territory
 -  Louisiana 

72. Kể tên 1 cuộc chiến mà Hoa Kỳ đã đánh trong những năm 1880.
- Cuộc chiến năm 1812.
- Cuộc chiến Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ.
- Cuộc Nội Chiến.
- Cuộc chiến Hoa Kỳ-Tây Ban Nha.
Name one war fought by the United States in the 1800s.
 -  War of 1812
 -  Mexican-American War
 -  Civil War
 -  Spanish-American War

73. Kể tên cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ xảy ra giữa miền Bắc và miền Nam.
- Cuộc Nội Chiến.
- Cuộc chiến giữa các Tiểu Bang.
Name the U.S. war between the North and the South.
 -  the Civil War
 -  the War between the States

74. Kể 1 trong những lý do dẫn đến Cuộc Nội Chiến.
- Chế độ Nô lệ.
- Những lý do thương mại.
- Những quyền lợi của các tiểu bang.
Name one problem that led to the Civil War.
 -  slavery
 -  economic reasons
 -  states' rights

75. Hãy kể ra 1 điều quan trọng mà ông Abraham Lincoln đã làm? *
- Đem lại tự do cho những người nô lệ (Bản Tuyên Ngôn Giải Phóng).
- Cứu nguy (hay bảo tồn)  nước Mỹ.
- Lãnh đạo Hoa Kỳ trong Cuộc Nội Chiến.
What was one important thing that Abraham Lincoln did?*
 -  freed the slaves (Emancipation Proclamation)
 -  saved (or preserved) the Union
 -  led the United States during the Civil War

(* Ghi chú những câu có ghi dấu * : Nếu qúy vị từ 65 tuổi trở lên và từng sống thường trú hợp lệ tại Hoa Kỳ trên 20 năm, qúy vị chỉ cần học những câu hỏi có ghi dấu * )

Vì thời gian có hạn, chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày về những câu hỏi và giải đáp phần thi quốc tịch theo cách mới trong kỳ tới.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Hai, 11 Tháng Chín 2023(Xem: 4509)
(Robert Mullins International) Luật gánh nặng xã hội thời chính quyền trước đã có tác động lớn đến người di dân ở Hoa Kỳ. Theo luật đó, người di dân có thể bị từ chối thẻ xanh nếu họ sử dụng một số phúc lợi công cộng nhất định. Khi họ nghe về Luật gánh nặng xã hội này, nhiều gia đình di dân bắt đầu rút tên ra khỏi danh sách các phúc lợi công cộng mà họ và những đứa con sinh ra ở Hoa Kỳ của họ từng có đủ điều kiện được hưởng. Khi ông Biden trở thành tổng thống, ông đã bãi bỏ chính sách của chính quyền trước. Nói cách khác, Luật gánh nặng xã hội của chính quyền trước hiện không còn tồn tại. Nó đã đi và sẽ không trở lại. Người di dân không phải lo lắng về điều đó. Sở Di Trú Hoa Kỳ đã quay trở lại Luật gánh nặng xã hội cũ của năm 1999. Luật đó thoáng và nhân đạo hơn nhiều so với luật của chính quyền trước.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4723)
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây. Ở một số quận của các bang phía tây, nếu tỷ lệ người da trắng miền Nam tăng lên, thì những quận đó có nhiều khả năng ủng hộ ông Donald Trump, phản đối phá thai, xây dựng nhà thờ Tin lành, nghe nhạc đồng quê và thậm chí thích gà nướng hơn pizza.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4533)
(Robert Mullins International) Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan.
Thứ Hai, 21 Tháng Tám 2023(Xem: 4621)
(Robert Mullins International) Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ. Điều này đã được quan sát thấy trong quá trình di dân của người miền Nam da trắng ở Hoa Kỳ, cũng như trong số những người di dân từ nước ngoài.
Thứ Ba, 15 Tháng Tám 2023(Xem: 4471)
(Robert Mullins International) Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan. Những người xin chiếu khán không di dân từ tất cả các quốc gia khác ở châu Á sẽ phải trả từ 5,000 đến 15,000 Mỹ kim dưới dạng tiền đặt cọc hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền đó sau đó sẽ được trả lại cho họ, nếu họ rời khỏi Hoa kỳ theo các điều khoản của chiếu khán, hoặc nếu khi họ trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 08 Tháng Tám 2023(Xem: 4676)
(Robert Mullins International) Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không? Việc sử dụng AI tiếp tục mở rộng ở các chính phủ trong và ngoài nước, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng đó không phải là giải pháp một thứ dùng được chung cho tất cả. Trên thực tế, nó có thể không hoàn toàn phù hợp với các chương trình đầu tư định cư như EB5. Thật vậy, sử dụng AI mà không chú ý đến bối cảnh có thể là một sai lầm lớn. Việc duyệt xét chương trình EB-5 tại Sở Di trú liên quan đến các quy trình rất phức tạp đối với những người duyệt xét không phải là con người. Hiện tại, AI không có khả năng xem xét tất cả các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định hợp lệ. Việc đánh giá các hồ sơ di dân là rất chủ quan và chỉ một số yêu cầu của đơn xin có thể được AI đảm trách thỏa đáng.
Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy 2023(Xem: 5319)
(Robert Mullins International) Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này. Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu không phải là chiếu khán. Đó là một quy trình ghi danh trực tuyến đơn giản và việc chấp thuận sẽ được gửi qua email cho du khách. Du khách sẽ chỉ cần điền vào mẫu đơn trực tuyến với các thông tin cá nhân cơ bản, kế hoạch du lịch và lịch sử du lịch, cùng với các câu hỏi bảo mật.
Thứ Hai, 24 Tháng Bảy 2023(Xem: 5055)
(Robert Mullins International) Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ. Sáu mươi tám phần trăm cử tri người Mỹ gốc Việt từ 50 tuổi trở lên được xác định là thuộc Đảng Cộng hòa, 58% cử tri gốc Việt trẻ tuổi được xác định là thuộc Đảng Dân chủ. Nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ lớn tuổi có chung một lịch sử di dân duy nhất mà việc này có tác động mạnh mẽ đến tình cảm chính trị của họ. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, hàng trăm ngàn người di cư cảm thấy bị đe dọa bởi chế độ Cộng sản đã chạy sang Mỹ.
Thứ Hai, 17 Tháng Bảy 2023(Xem: 4797)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ luôn là một xã hội có nhiều cộng đồng người di dân. Nhưng di trú vẫn còn là một chủ đề được tranh luận và chưa được hiểu rõ. Khi các chính trị gia nói về di dân, bình luận của họ thường dựa trên những chuyện tưởng tượng, thay vì thực tế. Dưới đây là một số tưởng tượng hoặc quan niệm sai lầm: Lầm tưởng số 1: Người di dân không muốn học tiếng Anh. Hoa Kỳ là nơi có nhiều người di dân quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Gần 20% tổng số người di dân toàn cầu cư trú tại Hoa Kỳ. Ngày nay, người di dân và con cái của họ học tiếng Anh với tốc độ tương đương với người Ý, người Đức và người Đông Âu di cư vào đầu những năm 1800. Và từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ người di dân có thể nói tiếng Anh “rất tốt” đã tăng từ 57% lên 62%.
Chủ Nhật, 09 Tháng Bảy 2023(Xem: 5225)
(Robert Mullins International) Theo luật hiện hành, nếu những đương đơn xin Điều chỉnh Tình trạng (Thẻ Xanh) đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ mà không có Giấy tái nhập cảnh tạm thời (Advance Parole), Sở Di Trú coi như đơn của họ bị từ bỏ. Kết quả là lãng phí thời gian, tiền bạc và cần phải bắt đầu lại quy trình cấp thẻ xanh từ đầu. Hơn nữa, để có được Giấy tái nhập cảnh tạm thời có thể là một quá trình khó khăn. Thời gian chờ đợi để được phê duyệt Giấy tái nhập cảnh tạm thời đã bị kéo dài lên đến 9, 10 và thậm chí là hơn 24 tháng. Chính sách này đã cản trở những đương đơn xin Điều chỉnh đi thăm người thân bị bệnh hoặc tham dự các sự kiện gia đình quan trọng ở nước ngoài. Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế.