Bảo Lãnh Con Nuôi Tại Việt Nam - Thay Đổi Phương Thức Duyệt Xét Sau Ngày 29 Tháng 10 Năm 2007

Thứ Năm, 15 Tháng Mười Một 200700:00(Xem: 115769)
Bảo Lãnh Con Nuôi Tại Việt Nam - Thay Đổi Phương Thức Duyệt Xét Sau Ngày 29 Tháng 10 Năm 2007

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Ngày 25/10/2007 vừa qua, Phòng Công Dân Hoa Kỳ và Dịch Vụ Di Trú (tức cơ quan USCIS) chính thức loan báo trên trang nhà của họ về sự thay đổi phương thức duyệt xét hồ sơ bảo lãnh con nuôi tại Việt Nam. Theo nội dung bản thông báo này, văn phòng USCIS tại thành phố Sài Gòn, Việt Nam, sẽ được toàn quyền duyệt xét các mẫu đơn I-600, tức Đơn Bảo Lãnh Trẻ Mồ Côi Được Phân Loại Như Người Thân Trực Hệ, đã được nộp để bảo lãnh một đứa trẻ Việt Nam vào ngày, hay sau ngày 29 tháng 10 năm 2007.

Trước những sự quan tâm ngày càng gia tăng liên quan đến các phương pháp bất quy tắc đã được dùng để xác nhận lý lịch các đứa trẻ được nhân nuôi ở Việt Nam, và do những khó khăn trong việc phân loại những đứa trẻ mồ côi này nên cơ quan di trú USCIS sẽ tập trung việc duyệt xét các mẫu dơn I-600 tại thành phố Sài Gòn. Cơ quan di trú USCIS khuyến khích các cha mẹ nuôi tương lai nộp đơn I-600 trực tiếp với cơ quan di trú USCIS tại thành phố Sài Gòn trước khi đến Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho các nhân viên của cơ quan di trú USCIS hay Bộ Ngoại Giao có thể thẩm định nếu một đứa trẻ được xác nhận lý lịch trong đơn có hội đủ tiêu chuẩn là một đứa trẻ mồ côi hay không, chiếu theo Điều luật 101(b)(1)(F) của Đạo luật Di Trú và Quốc Tịch. Đây là điều rất quan trọng vì những sự việc bất quy tắc có thể ảnh hưởng đến sự hợp lệ của đứa trẻ khi được phân loại trẻ mồ côi đã trở nên quá phổ biến, ngay sau khi việc nhận con nuôi xảy ra và trong khi cha mẹ nuôi và trẻ nuôi đang phải chờ đợi kết quả tại Việt Nam. Những tình huống này đã chứng minh những người liên hệ trong hồ sơ khó có thể vượt qua những vấn đề trước mặt.

Các cha mẹ nuôi tương lai được khuyến khích nộp đơn I-600 với những bằng chứng hỗ trợ được yêu cầu, cùng với chứng chỉ nhận con nuôi hay bảo dưỡng, đến cơ quan di trú USCIS tại Sài Gòn, theo điạ chỉ sau đây:

- Gửi qua bưu điện Hoa Kỳ:
United States Consulate General
Ho Chi Minh City
PSC 461 Box 500
FPO AP 96521-0002
Attn: DHS/USCIS

- Gửi nhanh (qua các công ty chuyển vận tư, hoặc Expressmail của bưu điện Hoa Kỳ)
United States Consulate General
4 Le Duan Street
District 1
Ho Chi Minh City, Vietnam
Attn: DHS/USCIS

Người bảo lãnh sẽ nhận được biên nhận khi văn phòng di trú USCIS tại Sài Gòn nhận được đơn I-600 và các bằng chứng đính kèm. Cơ quan USCIS sẽ duyệt xét đơn và các bằng chứng hỗ trợ để thẩm định đứa trẻ có thuộc diện mồ côi hay không. Trong một vài trường hợp, cơ quan này có thể gửi thư yêu cầu nộp thêm các chứng từ hành chánh khác để có thể quyết định. Cơ quan USCIS có thể có quyết định trong vòng 60 ngày.

Sau khi có quyết định, cơ quan USCIS sẽ thông báo cho người bảo lãnh và người này có thể trở về Việt Nam để xúc tiến những thủ tục cần thiết khác để nhận con nuôi. Trong trường hợp đứa trẻ được xem là không hợp lệ trở thành con nuôi, người bảo lãnh sẽ có cơ hội giải thích những khúc mắc do tiến trình duyệt xét hồ sơ tìm thấy.

Cơ quan di trú USCIS sẽ chuyển tất cả đơn I-600 đã nhận được từ nội địa Hoa Kỳ vào ngày, hoặc sau ngày 29 tháng 10 năm 2007 đến văn phòng USCIS ở Việt Nam.

Sau ngày 16 tháng 11 năm 2007, cơ quan di trú USCIS sẽ không giải quyết nhanh việc duyệt xét đơn I-600 nếu người bảo lãnh đang ở Việt Nam. Nếu người bảo lãnh chọn cách về Việt Nam để nộp đơn I-600 sau ngày 16 tháng 11 năm 2007, thì đơn và các bằng chứng hỗ trợ sẽ được duyệt xét giống như những đơn bảo lãnh con nuôi nhận được qua bưu điện.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Năm, 21 Tháng Sáu 2007(Xem: 125391)
Dự luật Cải Tổ Di Trú 2007 đang gặp bế tắc tại quốc hội, chương trình chiếu khán (visa) "Y" sẽ bắt đầu cấp phát sau khi biên giới Mễ Tây Cơ - Hoa Kỳ được củng cố về an ninh. Điều này có nghĩa là bức tường biên giới sẽ phải hoàn tất, số nhân viên kiểm soát biên phòng phải được gia tăng, và các phương tiện an ninh kỹ thuật phải được chuẩn bị sẵn sàng.
Thứ Sáu, 15 Tháng Sáu 2007(Xem: 130143)
Chưa rõ các cộng đồng di dân khác phản ứng ra sao, tuy nhiên cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã phản ứng khá mạnh mẽ về những đề nghị cải tổ di trú của Thượng viện liên quan đến việc bảo lãnh đoàn tụ gia đình. Trong vài tuần lễ qua, gần một nửa những liên lạc với Văn phòng Robert Mullins International
Thứ Sáu, 08 Tháng Sáu 2007(Xem: 121437)
Vừa qua, chúng ta đã có dịp nói về Hệ thống Tính điểm cho các loại chiếu khán (visa) di dân đang được bàn thảo tại Quốc hội Hoa Kỳ. Với hệ thống tính điểm này, tất cả đương đơn xin chiếu khán di dân sẽ được duyệt xét dựa trên lý lịch và tiêu chuẩn, và sự hiện diện của người thân ở Hoa Kỳ chỉ được tính 10% số điểm. Điều này cho thấy người thân tại Hoa Kỳ chưa hẳn là người bảo lãnh theo đúng nghĩa của nó như trước đây.
Thứ Sáu, 01 Tháng Sáu 2007(Xem: 116276)
Điều duy nhất mà chúng ta biết được hiện nay về những dự luật cải tổ di trú tại quốc hội là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi cho đến khi những dự luật sau cùng được trình Tổng thống phê chuẩn vào tháng Tám năm nay. Mọi viễn ảnh của các dự luật này vẫn còn đang được tranh luận, nhiều vấn đề còn gay gắt đến độ Thượng viện phải ngưng hẳn một tuần để giảm không khí căng thẳng.
Thứ Sáu, 25 Tháng Năm 2007(Xem: 115656)
Dự luật cải tổ di trú được đệ trình bởi Thượng viện Hoa Kỳ tuần qua cho thấy có vẻ như phía đảng Dân Chủ muốn dọn đường cấp Thẻ Xanh cho khoảng 12 triệu ngoại kiều cư ngụ bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, và phía đảng Cộng Hòa chuộng việc di trú dựa trên hệ thống có giá trị, hơn là những ràng buộc gia đình.
Thứ Sáu, 18 Tháng Năm 2007(Xem: 123097)
Đầu tiên là sự kiện giá xây dựng trồi sụt tùy số lượng di dân bất hộp pháp nhập cảnh. Ngành xây cất ở Hoa Kỳ là nơi chứa chấp nhiều người Mễ Tây Cơ nhập cư lậu vào Mỹ, nhiều nhứt. Người Mễ Tây Cơ nhập cư lậu dễ kiếm việc và kiếm được tiền. Những chủ thầu kiến trúc dễ kiếm công nhân lao động phổ thông, trả tiền công rẻ.
Thứ Năm, 10 Tháng Năm 2007(Xem: 114500)
Cãu trúc sau cùng của Đạo luật Cải tổ Di trú Toàn diện còn tùy vào các yếu tố chính trị. Khi các vị dân biểu quyết định về luật di trú mới, họ cũng sẽ nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra liên quan đến cơ hội thắng các cuộc bầu cử năm 2008.
Thứ Năm, 03 Tháng Năm 2007(Xem: 114822)
Những hồ sơ xin chiếu khán di dân đều cần những bằng chứng chính và phụ. Trong các hồ sơ diện kết hôn, giấy hôn thú là bằng chứng chính xác nhận hôn nhân hợp pháp của hai người. Nhưng chứng minh này vẫn chưa đủ. Điều quan trọng không kém là các bằng chứng phụ phải thể hiện sự thành thật trong quan hệ vợ chồng.
Thứ Năm, 26 Tháng Tư 2007(Xem: 114076)
Cả triệu người Việt tìm cách thoát khỏi Việt Nam, trở thành những người di dân "bất hợp pháp" đối với chế độ Cộng Sản Việt Nam, nhưng họ là những người di dân đầy lòng can đảm và tự trọng đối với các dân tộc tự do trên thế giới. Hàng trăm ngàn người Việt đã không thể đến bến bờ tự do và phải "định cư" vĩnh viễn trên biển Thái Bình.
Thứ Sáu, 20 Tháng Tư 2007(Xem: 119600)
Trong đề tài kỳ trước, chúng ta đã nói về vấn đề chi phí du học tại Hoa Kỳ. Một trong những vấn đề quan trọng khác là bảo hiểm y tế. Các trường học ở Hoa Kỳ muốn biết liệu tất cả sinh viên của nhà trường có thể thanh toán các chi phí y tế cần thiết hay không. Trong bài viết lần này, Văn phòng Robert Mullins International xin trích dẫn bài viết của thông tín viên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) Nancy Steinbach trình bày về vấn đề bảo hiểm y tế đối với sinh viên ngoại quốc theo học tại các đại học Mỹ.