Cập Nhật Chiếu Khán K-3

Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 200800:00(Xem: 100602)
Cập Nhật Chiếu Khán K-3

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Bảy năm trước, chiếu khán (visa) K-3 được thành lập. Chiếu khán K-3 được dành cho người hôn phối và con cái dưới vị thành niên của các công dân Hoa Kỳ, nếu người bảo lãnh đã nộp đơn bảo lãnh chiếu khán di dân và nếu đơn này chưa được sở di trú chấp thuận. Người bảo lãnh cũng phải nộp thêm đơn I-129F trong tiến trình nộp đơn diện chiếu khán K-3.

Chiếu khán K-3 cho phép những người được bảo lãnh đến Hoa Kỳ và đợi ở đây cho đến khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh di dân đầu tiên. Sau đó, họ có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh. Xin lưu ý rằng người bảo lãnh không cần phải nộp đơn diện K-3 nếu họ không muốn. Người bảo lãnh có thể đợi sở di trú hoàn tất việc duyệt xét đơn.

Chiếu khán K-3 có vẻ là một sự chọn lựa tốt cho những cặp vợ chồng không muốn đợi sở di trú hoàn tất tiến trình duyệt xét đơn bảo lãnh diện vợ chồng, bởi vì hơn bảy năm trước, tiến trình duyệt xét đơn bảo lãnh diện vợ chồng mất một thời gian lâu hơn hiện nay. Nhưng sự chọn lựa này có thật tốt hay không? Có thể là không!

Trước hết, theo sở di trú, hiện nay thời gian duyệt xét đơn bảo lãnh diện vợ chồng và đơn diện K-3 ở tiểu bang California hoàn toàn bằng nhau, khoảng 8 tháng. Vì thế, lợi điểm trong việc nộp đơn K-3 không còn hiện hữu nữa.

Và có một điểm bất lợi quan trọng khi làm đơn K-3. Diện K-3 dựa trên đơn bảo lãnh diện vợ chồng đang chờ đợi sở di trú chấp thuận. Vì thế, Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn không biết sở di trú có sẽ chấp thuận hay từ chối đơn bảo lãnh diện vợ chồng. Kết quả là Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ sẽ xem xét các hồ sơ K-3 rất kỹ lưỡng, và kết quả từ chối các hồ sơ K-3 cao hơn những hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng không nộp đơn diện K-3.

Thêm một lý do thực tế khác khiến Lãnh sự ngần ngại chấp thuận các hồ sơ K-3 là vấn đề Bảo Trợ Tài Chánh vốn không bị ràng buộc nhiều về mặt pháp lý.

Vì thế, theo sự quan sát của chúng tôi, việc chọn lựa nộp đơn diện K-3 trong thời điểm này cho các hồ sơ diện vợ chồng không phải là sự chọn lựa tốt nhất.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ từ chối đơn xin chiếu khán K-3, điều gì sẽ xảy ra cho hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng đang nằm ở sở di trú tại Hoa Kỳ?

- Đáp: Nếu hồ sơ K-3 bị từ chối vì thiếu các chứng cứ hoặc bị rắc rối về tài chánh, thì vẫn còn cơ hội được phỏng vấn lần nữa sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh diện vợ chồng. Tuy nhiên, nếu hồ sơ K-3 bị từ chối vì bị nghi ngờ giả mạo thì đơn bảo lãnh vợ chồng sẽ không được Tổng lãnh sự Hoa Kỳ duyệt xét.

- Hỏi: Để tiết kiệm thời gian, tôi có thể nộp đơn K-3 cho sở di trú cùng lúc với việc nộp đơn bảo lãnh chiếu khán di dân cho vợ tôi không?

- Đáp: Bạn phải đợi cho đến khi nộp đơn xin chiếu khán di dân (đơn I-130) và nhận được biên nhận của sở di trú. Sau đó bạn có thể nộp đơn K-3.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

=END=

Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 129934)
Năm 2005 sắp trôi qua với nhiều thay đổi về luật lệ và phương thức duyệt xét các hồ sơ di trú. Ngoài vấn đề quan trọng và ưu tiên hàng đầu là việc bảo vệ an ninh ngăn chận các hành động khủng bố tại Hoa Kỳ, cơ quan di trú và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã nỗ lực ngăn ngừa các dịch vụ bảo lãnh "không trong sáng". Mới đây, cơ quan di trú loan báo
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 151577)
Như Văn phòng Robert Mullins International đã loan báo trước đây trong các buổi hội thoại phát thanh và trên báo chí, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã chính thức thông báo chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam chấp thuận việc tái cứu xét quy chế tỵ nạn cho những người hội đủ điều kiện theo Chương