Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (nvc)

Thứ Tư, 08 Tháng Bảy 200900:00(Xem: 113442)
Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (nvc)
Sau khi sở di trú chấp thuận một đơn bảo lãnh, công việc của họ được xem là hoàn tất. Sở di trú sẽ Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Sau khi sở di trú chấp thuận một đơn bảo lãnh, công việc của họ được xem là hoàn tất. Sở di trú sẽ chuyển đơn bảo lãnh này đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) tại tiểu bang New Hamshire. Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia có trách thu thập tất cả những đơn từ và giấy tờ cần thiết, và lập thời khóa biểu ngày phỏng vấn chiếu khán (visa) tại Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.

Kể từ khi Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia liên lạc với qúy vị lần đầu tiên, qúy vị có thời gian một năm để hoàn tất các yêu cầu của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia. Nếu qúy vị không liên lạc với Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia trong vòng một năm (bằng e-mail, điện thoại hay thư từ), tất cả lệ phí và giấy tờ sẽ được xem là quá hạn. Sau đó, các lệ phí và giấy tờ sẽ phải nộp lại để được tiếp tục duyệt xét hồ sơ xin di dân.

Đôi khi vẫn có một vài người bảo lãnh muốn trì hoãn việc duyệt xét hồ sơ của họ vì gặp  trở ngại tài chánh. Điều này có thể được chấp thuận nếu họ đã nộp tất cả lệ phí và giấy tờ với yêu cầu xin trì hoãn thủ tục duyệt xét. Nếu họ không trả lời những yêu cầu của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia, hồ sơ có thể bị đóng.

Khi hồ sơ bảo lãnh đáo hạn, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia bắt đầu gửi cho qúy vị hóa đơn yêu cầu đóng lệ phí chiếu khán cho tất cả những người trong hồ sơ xin di dân, và hóa đơn đóng lệ phí duyệt xét giấy Bảo Trợ Tài Chánh.. Các lệ phí này có thể đóng trên mạng điện tử với sự hướng dẫn của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia.

Kế đến, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia sẽ yêu cầu qúy vị hoàn tất một số đơn và giấy tờ khác. Các đơn này là Bảo Trợ Tài Chánh và DS-230. Tất cả người bảo lãnh đều phải hoàn tất đơn Bảo Trợ Tài Chánh. Nếu người bảo lãnh không đủ lợi tức theo tiêu chuẩn được đòi hỏi, họ cần người đồng bảo trợ hay phụ bảo trợ.

DS-230 là đơn khai lý lịch cá nhân và có hai phần. Phần thứ hai sẽ không được ký tên cho đến khi có mặt trong ngày phỏng vấn chiếu khán.

Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia cũng sẽ yêu cầu nộp một số giấy tờ - giống như giấy tờ đã nộp chung với đơn bảo lãnh trước đây, nhưng sẽ là bản sao được trích lục và được xác nhận bởi chính quyền hoặc là bản sao được xác nhận là "sao y bản chính". Qúy vị cũng sẽ được yêu cầu nộp thêm giấy xác nhận "Lý Lịch Tư Pháp" (tức lý lịch về án tích) và bản sao sổ thông hành Việt Nam. Qúy vị chỉ nên nộp bản sao có thị thực cho Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia. Không bảo giờ nộp "bản chính", ngoại trừ được yêu cầu. Vì qúy vị cần phải trình "bản chính" những giấy tờ này khi được phỏng vấn tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ.

Có đôi lúc Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia lại yêu cầu qúy vị nộp cho họ những giấy tờ mà qúy vị đã gửi đi. Lý do là Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia phải mất một hai tháng mới có thể xếp giấy tờ vào hồ sơ. Họ có hàng trăm ngàn hồ sơ tại Trung Tâm Chiếu Kkán Quốc Gia. Nếu cần hỏi về giấy tờ hoặc tiến trình duyệt xét hồ sơ, qúy vị có thể liên lạc bằng email: NVCinquiry@state.gov, hoặc có thể gọi điện thoại số: (603) 334-0700.

Sau khi tất cả tiến trình duyệt xét đơn hoàn tất tại Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia, họ sẽ gửi thư thông báo ngày phỏng vấn chiếu khán tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ. Thông thường, họ gửi thư báo ngày phỏng vấn trước một tháng, nhưng có lúc chỉ trước ngày hẹn phỏng vấn... một tuần lễ.

Người được bảo lãnh ở Việt Nam sẽ cầm thư hẹn phỏng vấn đến bệnh viện Chợ Rẫy để khám y khoa tổng quát trước ngày phỏng vấn.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Tôi đang bảo lãnh con tôi. Năm ngoái, con tôi đã lập gia dình và hiện đang có một đứa con mới sinh, và cháu đã đổi địa chỉ mới. Tôi nên liên lạc với sở di trú, Trung Tâm Chiếu Kkán Quốc Gia, hay Tổng lãnh sự Hoa Kỳ để thông báo về những sự thay đổi này?

- Đáp: Qúy vị nên gửi bản sao giấy hôn thú và khai sinh của người vợ đến Trung Tâm Chiếu Kkán Quốc Gia và cập nhật địa chỉ mới. Họ sẽ thực hiện đầy đủ những sự thay đổi này.

- Hỏi: Tôi vừa nhận được Lá Thư Thông Báo Sự Quá Hạn (tức Term Letter) của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia. Họ nói rằng đã hai lần gửi thư yêu cầu trong năm qua, nhưng thực tế là tôi không hề nhận được bất cứ thư từ nào của họ. Bây giờ họ muốn hủy bỏ hồ sơ của tôi. Tôi phải làm sao?

- Đáp: Qúy vị cần tìm một vài cách nào đó chứng minh với Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia là bưu điện đã chuyển thư họ đến địa chỉ không đúng, hoặc ai đó đã gây trở ngại việc chuyển thư.

Để tránh hồ sơ bị hủy bỏ vì thư tín không chuyển được, người bảo lãnh nên giữ liên lạc với Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia để kiểm tra tình trạng hồ sơ. Nếu có thay đổi địa chỉ, người bảo lãnh nên gửi thư cho Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia bằng thư bảo đảm, hay bằng email hay điện thư (fax).

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

đơn bảo lãnh này đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) tại tiểu bang New Hamshire.
Thứ Tư, 17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 122022)
Trong tháng Sáu vừa qua, một người bảo lãnh công dân Mỹ gốc Việt, trong một hồ sơ diện hôn phu-thê, đã đệ đơn trước một Tòa Án Quận Hoa Kỳ ở tiểu bang Oregon, thưa Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, thưa Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134976)
Chiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 03 Tháng Mười Một 2010(Xem: 144602)
Mới đây, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư hỏi như sau: "Tôi là một sinh viên hiện đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) du học F1. Tôi muốn ở lại và nộp đơn xin Thẻ Xanh. Xin qúy vị cho biết cách tốt nhất để thực hiện điều này".
Thứ Tư, 27 Tháng Mười 2010(Xem: 129261)
Đạo Luật Di Trú Bảo Lãnh Gia Đình cho phép người thân trong gia đình kế quyền một hồ sơ bảo lãnh gia đình khi người bảo lãnh qua đời, với mục đích hoàn tất hồ sơ Bảo Trợ Tài Chánh I-864.
Thứ Tư, 20 Tháng Mười 2010(Xem: 124259)
Sở di trú Hoa Kỳ đang có một trang mới trên trang nhà điện tử, có tên là "Trung Tâm Cung Cấp Thông Tin Quốc Tịch". Qúy vị có thể vào trang nhà chính thức của Sở di trú qua địa chỉ: http://uscis.gov.
Thứ Tư, 13 Tháng Mười 2010(Xem: 119551)
Vài tháng trước đây, chúng tôi đã có dịp tường trình sự việc Văn Phòng Chiếu Khán của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhận được rất nhiều thư than phiền từ nhiều nơi liên quan đến việc từ chối đơn xin chiếu khán (visa) diện hôn thê - hôn phu (tức diện fiancée).
Thứ Tư, 06 Tháng Mười 2010(Xem: 119590)
Trong năm 2002, các chính giới thuộc đảng Dân Chủ đã đệ trình một đạo luật có tên gọi là HR-5600, tức Đạo Luật Được Hưởng Sự Hợp Pháp Hóa và Đoàn Tụ Gia Đình. Đạo luật này sẽ cho cho phép những học sinh không có giấy tờ hợp lệ, dưới 25 tuổi, học trung học, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân.
Thứ Tư, 29 Tháng Chín 2010(Xem: 119087)
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa điều chỉnh một số luật lệ liên quan đến sự rối loạn về tinh thần hay thể chất có thể cản trở một người được cấp chiếu khán (visa) vào Hoa Kỳ. Những sự thay đổi luật lệ này nhằm vào tình trạng rối loạn tinh thần hay thể chất với hành vị gây nguy hại, và nhằm vào tình trạng rối loạn vì lạm dụng hóa chất.
Thứ Tư, 22 Tháng Chín 2010(Xem: 122789)
Nếu một đứa trẻ được sinh ra ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ và một trong cha mẹ là công dân Mỹ thì đứa con thường được chấp nhận là công dân Mỹ. Nhưng nếu cả hai che mẹ vẫn là Thường Trú Nhân thì chuyện gì sẽ xảy ra? Làm sao đứa trẻ có thể đi Mỹ được?
Thứ Tư, 15 Tháng Chín 2010(Xem: 118953)
- Gồm công dân của các nước Việt Nam, Phi Luật Tân, Cam Bốt, Mã Lai, Nam Dương và Nhật Bản