Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình

Thứ Tư, 07 Tháng Mười 200900:00(Xem: 103814)
Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình

Mục di trú  và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495 

 

Trước khi quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình, thân nhân đang làm đơn bảo lãnh phải sống cho đến khi chiếu khán (visa) được cấp cho người thân được bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh qua đời bất cứ lúc nào trong thời gian hồ sơ vẫn còn duyệt xét, luật bấy giờ nói rằng đơn xin chiếu khán di dân phải bị hủy bỏ ngay thời điểm người bảo lãnh qua đời. Không có cách nào để người thân được bảo lãnh có thể di cư sang Hoa Kỳ trong trường hợp hồ sơ bị hủy bỏ. 

Quốc hội Hoa Kỳ  nhận thấy rằng điều này đã gây ra thảm cảnh cho rất nhiều hồ sơ bảo lãnh, đặc biệt là người được bảo lãnh là người thân duy nhất còn sống ở ngoại quốx, và đang hy vọng đoàn tụ với các thành viên gia đình khác ở Hoa Kỳ. Sau cùng, Quốc hội Hoa Kỳ đã ra tay "cứu độ" và thông qua Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình. 

Luật mới này cho phép việc kế quyền của bất cứ thân nhân gần gũi nào trong gia đình người bảo lãnh, nếu thân nhân bảo lãnh qua đời. Thân nhân kế quyền trong gia đình có thể là người phối ngẫu, cha mẹ, cha mẹ chồng hay hay mẹ vợ, anh chị em, con trên 18 tuổi, con dâu, con rể, các trẻ em trên 18 tuổi, ông bà nội, ông bà ngoại, hoặc các cháu nội ngoại trên 18 tuổi. 

Có ba điều kiện hợp lệ trong Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình: 

Thứ nhất, thân nhân bảo lãnh qua đời SAU khi đơn bảo lãnh được sở di trú chấp thuận. Nói cách khác, nếu việc qua đời xảy ra trước khi đơn bảo lãnh được chấp thuận thì luật mới này không áp dụng. 

Thứ hai, bất cứ  thân nhân nào trong gia đình theo danh sách kể trên phải làm đơn bảo trợ tài chánh cho người được bảo lãnh, bao gồm thuế lợi tức trong ba năm qua, giấy báo cáo ngân hàng và thư xác nhận việc làm từ chủ nhân. 

Thứ ba, Tổng trưởng Tư pháp của chính phủ Hoa Kỳ phải xác nhận rằng vì những lý do nhân đạo, sẽ không công bằng nếu hủy bỏ đơn bảo lãnh, và vì thế, đơn bảo lãnh phải được phục hồi. 

Thêm vào đó, không có mẫu đơn nào chính thức nào được dùng để xin kế quyền. Đơn xin kế quyền có thể viết trên giấy bình thường với tất cả những thông tin được kiểm chứng, chẳng hạn như số hồ sơ, ngày nộp đơn và ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận, ngày của người bảo lãnh qua đời và những bằng chứng liên hệ hợp lệ với người xin kế quyền.

Hỏi  Đáp Di Trú

 

- Hỏi: Theo Đạo Luật Di Trú Về  Người Bảo Lãnh Gia Đình, thân nhân kế quyền có thể nhờ người phụ bảo trợ tài chánh nếu lợi tức không đủ không? 

- Đáp: Điều tốt hơn là nên nhờ một thân nhân khác có đủ khả năng tài chánh. 

- Hỏi: Sở  di trú có thường chấp thuận đơn xin kế quyền không? 

- Đáp: Thực tế cho thấy sở di trú ít khi chấp thuận dơn xin kế quyền, ngoại trừ người được bảo lãnh là thân nhân cuối cùng ở ngoài Hoa Kỳ, hoặc ngoại trừ có những lý do nhân đạo vì tình trạng y khoa chẳng hạn. 

Quý  độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email:info@rmiodp.com. 

Thứ Năm, 09 Tháng Hai 2012(Xem: 108588)
Dân biểu David Rivera, thuộc đảng Cộng Hòa tại tiểu bang Florida, vừa đệ trình một dự luật mới chỉ dành cho lính nằm trong dự luật "Ước Mơ" (tức DREAM Act) đã được nói đến từ thời gian qua nhưng chưa thành luật chính thức. Dự luật mới này được mang tên H.R. 3823: Adjusted Residency for Military Service Act (gọi tắt là ARMS Act) và tạm dịch là "H.R 3823: Dự Luật Điều Chỉnh Tình Trạng Cư Trú Cho Người Phục Vụ Trong Quân Đội".
Thứ Tư, 01 Tháng Hai 2012(Xem: 115299)
Mới đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phổ biến một số thông tin đáng chú ý liên quan đến Thẻ Thông Hành bỏ túi, Chương Trình Thử Nghiệm Chiếu Khán và việc cấp phát chiếu khán loại H2A và H2B cho những quốc gia mới.
Thứ Tư, 25 Tháng Giêng 2012(Xem: 122262)
Hỏi: Tôi là một công dân Mỹ. Tôi đã bảo lãnh vợ tôi và cô ấy đã nhận được Thẻ Xanh tạm thời có giá trị hai năm. Vợ tôi theo dự tính sẽ nộp đơn xin Thẻ Xanh thường trú chính thức trước khi Thẻ Xanh tạm thời hết hạn hai năm, nhưng chúng tôi đã ly thân và sẽ ly dị chính trong tương lai. Tôi có bổn phận tiếp tục bảo lãnh để vợ tôi có Thẻ Xah thường trú nhân chính thức hay không mặc dù chúng tôi đang ly dị? Liệu tôi sẽ tiếp tục bổn phận bảo trợ tài chánh sau khi hôn nhân chấm dứt hay không?
Thứ Tư, 18 Tháng Giêng 2012(Xem: 116070)
Một số dân biểu Hoa Kỳ hay muốn làm khó những đương đơn xin chiếu khán (visa) phi di dân. Một bản nghiên cứu mới đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Di Trú sẽ giải thích tại sao họ cảm thấy như vậy.
Thứ Tư, 11 Tháng Giêng 2012(Xem: 123145)
Với dự tính thắng số phiếu của cư tri gốc Latinh mà không cần săn tay áo đôi co với Quốc hội, Tổng thống Obama đang tiến lên bằng... cửa sau để giải quyết phần nào kế hoạch cải tổ di trú mà ông đã hứa bốn năm trước nhưng chẳng làm được gì.
Thứ Tư, 04 Tháng Giêng 2012(Xem: 114721)
Thông tin đầu tiên trong đề tài hôm nay liên quan đến một loai chiếu khán (visa) mới của Gia Nã Đại. Chính phủ Gia Nã Đại hiện nay đã cung cấp loại "Chiếu Khán Thượng Hạng" (tức Super Visa"cho cha mẹ và ông bà của công dân hoặc thường trú nhân Gia Nã Đại.
Thứ Ba, 27 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 111935)
Cũng giống như năm 2010, Quốc hội đã thất bại trong việc ban hành bất cứ luật di trú nào có ý nghĩa trong năm 2011, và còn để lại một hệ thống di trú chưa hoàn chỉnh đã mang lại một số phương hướng xấu trong ngành di trú hiện nay.
Thứ Tư, 21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 104471)
Trong tiến trình bảo lãnh, đơn của những người bảo lãnh sẽ được các trung tâm di trú ở Hoa Kỳ chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và sau khi hoàn tất một số thủ tục sau cùng, Trung Tâm này sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ đến các Tòa Lãnh sự liên hệ. Những người được bảo lãnh thuộc nhiều diện khác nhau có số lượng chiếu khán (visa) giới hạn được đăng ký trong danh sách chờ đợi chiếu khán.
Thứ Tư, 14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 111497)
Nhiều cặp vợ chồng không có con đã nghĩ đến việc nhận con nuôi. Khi nghiên cứu tiến trình thực hiện điều này, họ nhận thấy rằng việc nhận con nuôi, ở Hoa Kỳ hoặc ở ngoại quốc, rất tốn kém, mất nhiều thời gian và thủ tục dễ mang lại sự thất vọng. Hơn nữa, vào thời điểm này không thể xin con nuôi ở Việt Nam.
Thứ Năm, 08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 117501)
Đạo luật H.R.3012, tức Đạo Luật Công Bằng Cho Người Di Dân Có Năng Khiếu Cao (The Fairness for High-Skilled Immigrants Act), vừa được Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua và đã được chuyển lên Thương Viện vào ngày 30/11/2011 vừa qua. Đạo luật HR 3012 sẽ tăng số chiếu khán (visa) giới hạn của mỗi quốc gia từ 7% lên 15% trong tổng số chiếu khán dành cho diện bảo lãnh gia đình.