Người Phạm Tội Có Thể Được Cấp Visa Vào Hoa Kỳ Không?

Thứ Tư, 17 Tháng Hai 201000:00(Xem: 106818)
Người Phạm Tội Có Thể Được Cấp Visa Vào Hoa Kỳ Không?
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Liệu Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn có thể cấp chiếu khán (visa) di dân cho một người đã từng phạm tội không? Cây trả lời là còn tùy loại phạm tội và thời gian thọ án trong tù.

Một người bị cấm nhập cảnh (không được phép nhập cảnh Hoa Kỳ) nếu phạm vào một tội ác liên quan đến các vấn đề đạo đức xấu xa. Tội này thường liên quan đến vấn đề tình dục, như mãi dâm chẳng hạn, nhưng cũng có thể là những tội vi phạm công cộng khác.

Nhưng, một tội sẽ không bị ảnh hưởng đến việc nhập cảnh nếu chỉ là một sự vi phạm duy nhất xảy ra trước khi 18 tuổi và đã xảy ra 5 năm trước. Và một người có thể được cấp chiếu khán nếu vi phạm một tội có án tối đa là một năm và chỉ bị phán tội dưới 6 tháng tù.

Vi phạm tội liên quan đến những chất được kiểm soát (chẳng hạn như buôn lậu ma túy, buôn bán ma túy) cũng sẽ bị cấm nhập cảnh.

Vi phạm nhiều hơn một tội và bị án phạt trên 5 năm tù sẽ bị cấm nhập cảnh. Những vi phạm được xem là "thuần túy chính trị" sẽ không bị ảnh hưởng.

Liên hệ đến vấn đề mãi dâm hoặc tội ác được thương mại hóa cũng là một nguyên nhân chính bị cấm nhập cảnh, hoặc những tội liên quan đến việc ngược đãi người khác chỉ vì niềm tin tôn giáo cũng bị cấm nhập cảnh.

Sau cùng, một người không thể được cấp chiếu khán nếu liên hệ đến những vụ buôn lậu con người (tức mua và bán con người).

Vấn đề xác minh của công an về tình trạng phạm tội ở Việt Nam: Nếu một người từng bị tù từ 3 đến 10 năm, hoặc hơn, có thể xin giấy xác nhận của công an ngay sau khi ra khỏi tù, nhưng giấy xác nhận sẽ ghi hồ sơ phạm tội. Sau 5 năm rời khỏi nhà tù, người này có thể có bản xác nhận của công an (hiện nay được gọi là bản Lý Lịch Tư Pháp ở Việt Nam) không ghi hồ sơ phạm tội (hồ sơ tội phạm sẽ được xóa bỏ).

Nhưng, mặc dù một người có thể đợi 5 năm và xin được bản Lý Lịch Tư Pháp "trong trắng" nhưng anh ta sẽ được yêu cầu xác nhận những vi phạm khi nộp đơn xin chiếu khán. Nếu anh ta bị tù trên 5 năm, chắc chắn sẽ không được cấp chiếu khán.

Đôi khi, một người có thể xin miễn trừ sự phạm tội của mình. Thí dụ, những cựu tù nhân chính trị thường được sự miễn trừ, và những vi phạm của thiếu niên hoặc nhỏ cũng sẽ được miễn trừ. Sự miễn giảm sẽ không bao giờ áp dụng cho những người phạm tội giết người, hoặc những tội liên quan đến việc tra tấn người khác.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Nếu một người là dân buôn lậu ma túy nhưng chưa bị buộc tội, liệu anh ta có bị cấm nhập cảnh không?

- Đáp: Những người buôn lậu ma túy đều bị cấm nhập cảnh, mặc dù không bị kết tội, nếu Lãnh sự hay nhân viên di trú có lý do tin rằng người xin di dân liên quan đến những vụ buôn lậu kể trên.

- Hỏi: Một người bị buộc tội mãi dâm có là đối tượng bị cấm nhập cảnh không?

- Đáp: Một người đến Mỹ có liên quan đến mãi dâm, hoặc từng liên quan đến mãi dâm trong vòng 10 năm khi đã có đơn xin nhập cảnh, đều bị cấm nhập cảnh, và những người từng kiếm lợi nhuận từ nghề mãi dâm cũng bi cấm nhập cảnh. Những người bị cưỡng ép hành nghề mãi dâm có thể xin miễn trừ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải cạnh sở di trú đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 24 Tháng Tám 2011(Xem: 113631)
Cơ quan Hành Pháp Obama dự tính sẽ duyệt xét 300.000 hồ sơ đang chờ bị trục xuất, với dự tính cho phép những kiều dân bất hợp pháp được ở lại Hoa Kỳ nếu họ không vi phạm tội ác.
Thứ Năm, 18 Tháng Tám 2011(Xem: 116583)
Quốc hội đã thông qua Đạo Luật CSPA (tức Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em) vào năm 2002 để tránh chia cách con cái với cha mẹ sắp di dân sau thời gian chờ đợi hồ sơ bảo lãnh được duyệt xét kéo dài nhiều năm, và chờ ngày ưu tiên được đáo hạn. Luật này thường áp dụng cho các diện bảo lãnh F-3 và F-4, là những hồ sơ của một công dân Hoa Kỳ đang bảo lãnh cho một gia đình có con cái trên 21 tuổi.
Thứ Tư, 10 Tháng Tám 2011(Xem: 119693)
Hôn nhân có thể thay đổi diện bảo lãnh con của qúy vị rất nhiều, hoặc rất ít. Điều này tùy thuộc diện di trú của người bảo lãnh.
Thứ Tư, 03 Tháng Tám 2011(Xem: 118144)
Mười năm trước, vào tháng 9 năm 2001, Thượng viện Hoa Kỳ đã họp bàn về Dự Luật Ước Mơ. Và mãi cho đến ngày 28 tháng 7 năm 2011 vừa qua, một buổi họp khác về dự luật này mới được thực hiện tại Thương viện Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 27 Tháng Bảy 2011(Xem: 115701)
Liệu nhân viên phỏng vấn của Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể từ chối một hồ sơ chỉ vì đương đơn chỉ trả lời sai một câu hỏi không? Và, câu hỏi nào đã làm cho hồ sơ bị từ chối?
Thứ Năm, 21 Tháng Bảy 2011(Xem: 113260)
Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này.
Thứ Tư, 13 Tháng Bảy 2011(Xem: 110453)
Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này.
Thứ Tư, 06 Tháng Bảy 2011(Xem: 115688)
Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này.
Thứ Năm, 30 Tháng Sáu 2011(Xem: 117960)
Các nhân viên Lãnh sự ở Sài Gòn và nhân viên Sở di trú tại Hoa Kỳ đều có nhiệm vụ quyết định xem những cuộc hôn nhân nào là thật và giả mạo.
Thứ Tư, 22 Tháng Sáu 2011(Xem: 116138)
Một vài người không được cấp chiếu khán (visa) đã than rằng: "Nhân viên lãnh sự đã không ngó ngàng đến bằng chứng của tôi!".