Sở Di Trú Cho Rằng Hôn Nhân Không Đòi Hỏi Phải.... Ân Ái ! LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN THÁNG 3-2010

Thứ Tư, 24 Tháng Hai 201000:00(Xem: 102953)
Sở Di Trú Cho Rằng Hôn Nhân Không Đòi Hỏi Phải.... Ân Ái ! LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN THÁNG 3-2010
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Khi Lãnh sự Hoa Kỳ hoặc Sở di trú nghi ngờ một cuộc hôn nhân gian dối, họ có thể từ chối cấp chiếu khán (visa) hoặc Thẻ Xanh nếu họ nghĩ rằng hai người này không sống chung như vợ chồng, hoặc sống riêng biệt quá lâu. Nhưng bây giờ chúng ta cũng biết ít nhất trong một hồ sơ, Sở di trú quyết định rằng một cuộc hôn nhân có thể là một cuộc hôn nhân chân thật, dù rằng không hề có chuyện... ân ái.

Một phụ nữ ở Nam Mỹ đã kết hôn với một công dân Mỹ. Sau đó, người chồng ngược đãi vợ và họ ly dị nhau. Người phụ nữ xin Sở di trú cho phép bà tự nộp đơn xin Thẻ Xanh chính thức mà không cần có sự can dự của người chồng.

Sở di trú đã mời người phụ nữ đến phỏng vấn. Họ muốn đoan chắc đây là một cuộc hôn nhân chân thật nên đã hỏi bà đã có liên hệ ân ái với chồng của bà hay không. Và câu trả lời cũng rất chân thật là "Không".

Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có chuyện không hề có ân ái trong cuộc sống hôn nhân? Người phụ nữ nói rằng chồng của bà lớn tuổi hơn bà và sức khỏe có một số vấn đề làm cho ông không thể có liên hệ chăn gối với bà được. Nhưng còn một nguyên nhân khác làm cho họ không thể có liên hệ ân ái, và đây cũng có thể là nguyên nhân chính: Người chồng cũ của bà có một con chó và đã cho con chó ngủ chung giường với hai vợ chồng. Người phụ nữ gốc miền Nam Mỹ đã rất ngạc nhiên, và có thể nói là kinh hoàng về việc này. Vì điều này không bao giờ xảy ra ở quốc gia của bà.

Vậy thì tại sao Sở di trú lại chấp thuận đơn xin Thẻ Xanh của bà? Vì đã có đủ bằng chứng cho thấy cặp vợ chồng này đã từng thật sự có ý muốn chung sống với nhau như vợ chồng, và ý muốn này cũng đủ để đơn xin Thẻ Xanh của bà được chấp thuận.

Người phụ nữ đã nộp bằng chứng là những email được trao đổi trong vài năm trước khi bà đến Hoa Kỳ. Thêm vào đó, người chồng cũ đã gửi cho bà nhiều lá thư tình ướt át và hình ảnh, và ông ta cũng đến Nam Mỹ thăm viếng và ở chung với bà và gia đình bà. Vì thế, Sở di trú được thuyết phục rằng vào một lúc nào đó, đã có một cuộc tình thơ mộng chân thật, mặc dù những bất đồng và không hạnh phúc xảy ra ở cuối đường hôn nhân.

Kết luận của Sở di trú có nghĩa là: Đó là một cuộc hôn nhân trong sáng, mặc dù không có sự ân ái, người phụ nữ vẫn được cấp Thẻ Xanh.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 3-2010

A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)

B- Ưu tiên F1-1: Xét đến 22-06-2004 (Tăng 3 tuần)

C- Ưu tiên F2-A: Xét đến 01-04-2006 (Tăng 04 tuần)

D- Ưu tiên F2-B: Xét đến 01-02-2002 (Tăng 04 tuần)

E- Ưu tiên F3: Xét đến 22-05-2001 (Tăng 0 tuần)

F- Ưu tiên F4: Xét đến 15-01-2000 (Tăng 8 tuần)

G- Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Có bao giờ Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn hỏi người vợ/hay chồng chuyện ân ái của họ không?

- Đáp: Chúng tôi chưa hề nghe nói về trường hợp này, nhưng có một vài hồ sơ bị từ chối vì họ không có bằng chứng đã từng sống chung với nhau sau khi kết hôn.

- Hỏi: Lãnh sự thường đòi hỏi những bằng chứng sống chung nào?

 - Đáp: Bằng chứng sống chung có thể là những hóa đơn thuê khách sạn, hay đơn xin tạm trú cho thấy hai người đã ở chung với nhau sau khi kết hôn.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải cạnh Sở di trú đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 2006(Xem: 122502)
Bộ Nội An Hoa Kỳ loan báo, ngày 22/11/2006, tất cả các du khách nhập cảnh Hoa Kỳ bằng đường hàng không đều phải trình sổ thông hành (passport).
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123421)
Các nhân viên diện H-1B có thể xin thay đổi chủ nhân khác nhưng chủ nhân mới phải nộp đơn mới cho nhân viên của mình.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123926)
Sau một năm nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân chính thức (có giá trị 10 năm), người mẹ hợp lệ nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128423)
Khi cơ quan di trú tái-chấp-thuận đơn bảo lãnh đã bị Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam trả về, đơn bảo lãnh này sau đó sẽ được gửi ngược về Sài Gòn để chờ đợi một cuộc phỏng vấn mới.
Thứ Sáu, 27 Tháng Mười 2006(Xem: 121059)
Những chuyến du lịch gia hạn có thể ảnh hưởng đến tình trạng thường trú nhân hợp lệ, hoặc gây vấn đề khi nộp đơn nhập tịch không ?
Thứ Hai, 23 Tháng Mười 2006(Xem: 121810)
Đứa cháu gái 11 tuổi của tôi muốn sống tại Hoa Kỳ vì cha mẹ của cháu muốn cháu có đời sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi có thể nhận cháu làm con nuôi không?
Thứ Bảy, 14 Tháng Mười 2006(Xem: 120861)
Mới đây, văn phòng chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận được một số thắc mắc từ những độc giả thuộc diện Người Tạm Dung Vì Lợi Ích Công Cộng (PIP).
Thứ Ba, 03 Tháng Mười 2006(Xem: 118109)
Trong chủ đề hội thoại hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời hai câu hỏi đã gửi cho Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International, liên quan đến vấn đề du lịch ngoài Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 23 Tháng Chín 2006(Xem: 116075)
Văn phòng chúng tôi thường nhận được những câu hỏi tham vấn về các diện chiếu khán (visa) chưa thể tới tay các thường dân tại Việt Nam. Trong chủ đề kỳ này, chúng tôi sẽ bàn về một số diện chiếu khán này.
Thứ Năm, 21 Tháng Chín 2006(Xem: 112699)
Vào ngày thứ tư, 6 tháng 9 vừa qua, Quỹ Dân Số Thế Giới đã tổ chức hội thảo và phát hành tài liệu báo cáo về tình trạng của những phụ nữ di dân ngày nay ở các nước phát triển. Đây là một công trình rất quan trọng vì nó nói lên những bất công mà phụ nữ di dân đang phải gánh chịu.