Vấn Đề Bảo Lãnh Anh Chị Em

Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 139854)
Vấn  Đề Bảo Lãnh Anh Chị Em
Trong hầu hết những hồ sơ bảo lãnh diện anh chị em, giấy tờ cần nộp tương đối đơn giản hơn những diện bảo lãnh khác. Người bảo lãnh cần nộp khai sinh va khai sinh của anh, chị, em cho thấy cả hai bên có chung ít nhất tên cha, hoặc tên mẹ. 

Nếu qúy vị và anh, chị, em của mình có cha chung nhưng khác mẹ, qúy vị cần nộp hôn thú của người cha với từng người mẹ và bản sao các giấy tờ cho thấy tất cả những cuộc hôn nhân trước đây của cha, hoặc của mẹ, đã chấm dứt hợp pháp. 

Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam có thể đòi hỏi thêm nhiều giấy tờ hơn Sở di trú. Trong một số trường hợp, họ có thể yêu cầu nộp những hình ảnh cũ, tờ khai gia đình (hoặc hộ khẩu) cũ, hoặc bản sao học bạ, hồ sơ tôn giáo, hay bằng chứng liên lạc. Nếu người bảo lãnh không thể nộp tất cả những yêu cầu của Lãnh sự, vấn đề thử di truyền huyết thống (DNA) có thể được yêu cầu thực hiện. 

Nếu qúy vị và anh, chị, em liên hệ là con nuôi, qúy vị phải nộp bản sao án lệnh nhận con nuôi cho thấy việc nhận con nuôi xảy ra trước anh, chị, em được nhận làm con nuôi lên 16 tuổi. 

Nếu qúy vị muốn bảo lãnh anh, chị, em là con riêng của cha kế, hoặc mẹ kế, thì hôn thú của cha kế, hay mẹ kế và cha ruột, hay mẹ ruột phải được thành lập trước khi anh, chị, em là con riêng lên 18 tuổi. 

Thời gian chờ đợi của hồ bảo lãnh anh, chị, em khoảng 10 năm. Đây có thể là mối lo cho con cái của các anh, chị, em của qúy vị nếu các cháu đang ở tuổi thiếu niên. Nếu các con của người được bảo lãnh đã qúa 20 tuổi khi hồ sơ bảo lãnh đáo hạn để chuẩn bị được phỏng vấn, những người con này có thể không còn hợp lệ để theo cha mẹ di dân sang Mỹ. Nếu con cái của người được bảo lãnh chưa đến tuổi thiếu niên khi qúy vị nộp hồ sơ, thì các cháu có thể hội đủ điều kiện theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA). 

Ba năm trước đây, khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện được đưa ra bàn bạc ở quốc hội, một số dân cử đã muốn loại bỏ diện bảo lãnh anh, chị, em của các công dân Mỹ. Chúng ta có thể sẽ lại thấy vấn đề này nếu dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện lại được đệ trình trước quốc hội. Vì thế, để an tâm, qúy vị không nên trì hoãn việc nộp hồ sơ bảo lãnh anh, chị, em. 

Sau cùng, những đòi hỏi của việc Bảo Trợ Tài Chánh đã làm cho nhiều người do dự nộp hồ sơ bảo lãnh cho các anh, chị, em đã lập gia đình và có con. Trên thực tế, thường ít khi xảy ra vấn đề. Người bảo lãnh chỉ có trách nhiệm hoàn trả tiền cho chính phủ nếu những người trong gia đình của người được bảo lãnh xin Trợ Cấp Xã Hội. Nhưng điều này rất khó xảy ra vì Sở Xã hội sẽ không thể cấp tiền trợ cấp xã hội khi người xin đã có người bảo trợ và phụ bảo trợ tài chánh trước đây. 

Hỏi Đáp Di Trú: 

- Hỏi: Làm sao Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có thể giúp các cháu của tôi đã trên 20 tuổi khi hồ sơ bảo lãnh đáo hạn để được phỏng vấn? 

- Đáp: Điều này tùy thuộc vào thời gian Sở di trú duyệt xét đơn bảo lãnh. Với đơn bảo lãnh anh, chị, em, thời gian được duyệt xét khoảng từ 3 đến 4 năm. Thời gian chờ đợi này có thể được trừ vào số tuổi của các cháu. 

Thí dụ: Nếu hiện nay người cháu 23 tuổi, và thời gian chờ đợi Sở di trú duyệt xét đơn là 3 hoặc 4 năm thì số năm chờ đợi này sẽ được trừ vào số tuổi của các cháu. Điều này có nghĩa là, vì mục đích của di trú, các cháu sẽ chỉ được xem là 19 hoặc 20 tuổi, và sẽ hợp lệ để sang Mỹ cùng với gia đình 

- Hỏi: Còn những người con đã quá tuổi không thể sang Mỹ cùng với gia đình sẽ ra sao? 

- Đáp: Một trong hai cha-mẹ sẽ làm đơn bảo lãnh con sau khi đến Hoa Kỳ. Hồ sơ sẽ cần phải chờ đợi một thời gian mới có thể đáo hạn để được cấp chiếu khán. 

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 15 Tháng Sáu 2006(Xem: 122054)
Những người bảo trợ tài chánh phải chắc chắn rằng họ đã hoàn tất đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 chính xác và đầy đủ, và phải đính kèm theo tất cả giấy khai thuế, các bản phụ đính thuế và những giấy tờ phụ thuộc khác. Hầu hết trở ngại về bộ đơn bảo trợ tài chánh I-864 là không cung cấp đầy đủ giấy tờ phụ thuộc vào lúc phỏng vấn
Thứ Ba, 13 Tháng Sáu 2006(Xem: 122674)
Thông thường, Tổng lãnh sự phải nhận được đơn xin chiếu khán (visa) đã được chấp thuận từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, gọi tắt là NVC), để có thể bắt đầu duyệt xét một hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn. Đôi khi, nếu đơn xin chiếu khán bản chính bị thất lạc,
Thứ Sáu, 02 Tháng Sáu 2006(Xem: 121991)
Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là văn phòng lãnh sự bận rộn   đứng thứ năm trên thế giới, giải quyết khoảng 30.000 đơn mỗi năm. Chính vì thế, một Ban Thông tin đặc biệt đã được lập ra để đáp ứng những vấn đề khiếu nại của các đương đơn. Ban Thông tin này có tám nhân viên trả lời khoảng 8.000 đơn khiếu nại mỗi tháng.
Thứ Năm, 25 Tháng Năm 2006(Xem: 127959)
Tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn (RRS) có nhiệm vụ duyệt xét tất cả hồ sơ liên quan đến người tỵ nạn, kể cả Chương Trình McCain dành cho con cái của các cựu tù nhân từng bị giam cầm trong các trại "cải tạo". Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn cũng giải quyết các hồ sơ diện Trẻ Á Châu Lai Mỹ
Thứ Ba, 23 Tháng Năm 2006(Xem: 123663)
Vấn đề hợp pháp hóa hàng triệu người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đang là đề tài thảo luận gay go tại quốc hội, trong lúc làn sóng người biểu tình của hai nhóm người thuận và chống đang ngày càng tạo áp lực cho các vị dân cử và chính quyền Hoa Kỳ. Phản ứng trước không khí chính trị và xã hội đang căng thẳng này...
Thứ Sáu, 12 Tháng Năm 2006(Xem: 124637)
Chiếu khán (visa) P cho phép người mang chiếu khán được làm việc ở Hoa Kỳ trong một thời gian hạn định. Công ty hoặc một tổ chức nào khác ở Hoa Kỳ có ý định mướn họ cần phải trước tiên nộp mẫu đơn I-129 cho USCIS (Cơ quan di trú Hoa Kỳ) để được phép mướn một công nhân ngoại quốc.
Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2006(Xem: 121755)
Các dự luật đề nghị cải tổ luật di chú của quốc hội Hoa Kỳ đã gây chấn động xã hội, đặc biệt là các nhóm di dân, đưa đến các làn sóng biểu tuần khắp nơi trong thời gian qua. Và ngày 1 tháng 5 mới đây đã được các nhóm ủng hộ việc cải tổ di trú - có lợi cho người di dân nhập cư bất hợp pháp - gọi là "Ngày Không Có Di Dân Tại Hoa Kỳ"
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 120153)
Khi cao trào biểu tình tuần hành khắp nơi trên nước Mỹ của các nhóm cộng đồng và tổ chức đòi hỏi quốc hội phải cải tổ luật di trú mới, đặc biệt là luật đề nghị cho phép hợp pháp hóa các di dân bất hợp pháp, người ta thấy có những tấm bảng của người biểu tình nhấn mạnh đến việc sự thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đến từ các nhóm di dân.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 121718)
Diện chiếu khán (visa) không di dân, gọi là J-1, được cấp để khuyến khích các sinh hoạt trao đổi văn hóa và giáo dục giữa Hoa Kỳ và các nước.  Sinh viên trong diện J-1 đến Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn hạn, qua một chương trình được Bộ Ngoại Giao chấp thuận, để theo học toàn thời tại một trường Đại học 2 năm hay 4 năm.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 126119)
Hiện nay, chúng ta không thể bàn luận về nội dung sau cùng của đạo luật mới này. Nhưng điều chắc chắn mà chúng ta biết là sẽ có nhiều thay đổi sau khi các dân biểu trở lại làm việc sau mùa lễ Phục Sinh. Một số chuyên gia về di trú tiên đoán rằng khó có thể có một đạo luật di trú mới vì quốc hội sẽ không thể tiến đến một thỏa thuận chung