Sinh Viên Du Học Muốn Trở Thành Thường Trú Nhân

Thứ Tư, 03 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 144674)
Sinh Viên Du Học Muốn Trở Thành Thường Trú Nhân
Sinh Viên Du Học Muốn Trở Thành Thường Trú Nhân

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-408-294-3888

Mới đây, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư hỏi như sau: "Tôi là một sinh viên hiện đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) du học F1. Tôi muốn ở lại và nộp đơn xin Thẻ Xanh. Xin qúy vị cho biết cách tốt nhất để thực hiện điều này".

Chính phủ Hoa Kỳ luôn kỳ vọng các sinh viên du học sẽ trở về quê hương sau khi hoàn tất việc học, để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình cho quê hương của họ. Tuy nhiên, có nhiều hồ sơ của các du học sinh muốn ở lại Hoa Kỳ vì những 1ý do cá nhân, sự nghiệp hay gia đình. Họ có thể làm gì để ở lại Hoa Kỳ hợp lệ?

Cách thông thường nhất để một sinh viên ngoại quốc có thể xin được Thẻ Xanh là qua cách bảo lãnh của chủ nhân công ty. Người sinh viên du học sau khi tốt nghiệp, với thẻ cho phép đi làm, sẽ làm việc có thể lên đến một năm cho một công ty trong lãnh vực của họ nằm trong một chương trình có tên là "Huấn Luyện Thực Dụng Tự Chọn". Trong thời gian làm việc, người chủ nhân có thể nộp đơn bảo lãnh người sinh viên ngoại quốc này chuyển diện di trú sang diện chiếu khán H-1B. Đây là loại chiếu khán dành cho những người có những khả năng rất đặc biệt trong nhiều lãnh vực. Mặc dù là loại chiếu khán phi-di-dân nhưng người sinh viên ngoại quốc vẫn có thể bày tỏ sự mong muốn xin Thẻ xanh để có thể ở lại Hoa Kỳ.

Sau đó, người chủ nhân sẽ phải trải qua thủ tục xin Chứng Chỉ Lao Động để chứng minh rằng không có công nhân Mỹ nào đủ tiêu chuẩn với công việc này. Khi Bộ Lao Động chấp thuận đơn xin, người chủ nhân sẽ nộp đơn bảo lãnh di dân theo diện chiếu khán EB-2 hay EB-3. Đây cũng là diện chiếu khán dành cho những người ngoại quốc có khả năng và trình độ kiến thức cao, những vẫn phải chờ theo thứ tự chiếu khán ưu tiên.

Tùy theo loại chiếu khán mà đương đơn nộp và tùy theo quốc gia gốc của họ, những đương đơn này sẽ phải đợi lịch trình duyệt xét chiếu khán của họ đáo hạn. Sau đó, họ có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh. Thủ tục duyệt xét thường phải chờ ít nhất một năm và thường là phải chờ đến 5 năm hoặc lâu hơn.

Một cách thông thường khác để có thể xin Thẻ Xanh là được bảo lãnh bởi một người hôn phối là Thường trú nhân hoặc công dân Mỹ. Nếu người sinh viên ngoại quốc kết hôn với một Thường trú nhân, đương đơn phải chờ một thời gian cho đến khi hồ sơ đáo hạn được duyệt xét xin Thẻ Xanh. Nếu người sinh viên ngoại quốc kết hôn với một công dân Mỹ thì họ không có thời gian chờ đợi.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Nếu một sinh viên ngoại quốc kết hôn với một Thường trú nhân ở Hoa Kỳ, người sinh viên này có thể ở lại hợp pháp để chờ đợi xin Thẻ Xanh hay không?

- Đáp: Kết hôn với một Thường trú nhân không cho người sinh viên quyền được ở lại Hoa Kỳ. Nếu người sinh viên vẫn còn quy chế sinh viên du học F1 trong thời gian kết hôn, họ có thể ở lại Hoa Kỳ khi diện sinh viên còn hiệu lực. Ngược lại, người sinh viên phải trở về Việt Nam và đợi cho đến khi hợp lệ xin chiếu khán di dân.

- Hỏi: Liệu sẽ có gặp rắc rối với Sở di trú Hoa Kỳ hay Lãnh sự Hoa Kỳ không, nếu một sinh viên du học nộp đơn xin Thẻ Xanh trong khi vẫn còn diện du học F1?

- Đáp: Sẽ không gặp rắc rối nào hết. Bất cứ ai sống hợp pháp ở Hoa Kỳ đều có thể xin quy chế thường trú nhân.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 120199)
Khi cao trào biểu tình tuần hành khắp nơi trên nước Mỹ của các nhóm cộng đồng và tổ chức đòi hỏi quốc hội phải cải tổ luật di trú mới, đặc biệt là luật đề nghị cho phép hợp pháp hóa các di dân bất hợp pháp, người ta thấy có những tấm bảng của người biểu tình nhấn mạnh đến việc sự thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đến từ các nhóm di dân.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 121773)
Diện chiếu khán (visa) không di dân, gọi là J-1, được cấp để khuyến khích các sinh hoạt trao đổi văn hóa và giáo dục giữa Hoa Kỳ và các nước.  Sinh viên trong diện J-1 đến Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn hạn, qua một chương trình được Bộ Ngoại Giao chấp thuận, để theo học toàn thời tại một trường Đại học 2 năm hay 4 năm.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 126203)
Hiện nay, chúng ta không thể bàn luận về nội dung sau cùng của đạo luật mới này. Nhưng điều chắc chắn mà chúng ta biết là sẽ có nhiều thay đổi sau khi các dân biểu trở lại làm việc sau mùa lễ Phục Sinh. Một số chuyên gia về di trú tiên đoán rằng khó có thể có một đạo luật di trú mới vì quốc hội sẽ không thể tiến đến một thỏa thuận chung
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 116918)
Trong những buổi hội luận của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International trong thời gian qua, chúng tôi đã có nhiều dịp trình bày về chủ đề du học tại Hoa Kỳ. Để có thêm nhiều thông tin khác liên quan đến diện du học lý thú này, chúng tôi xin trích dẫn một bài phỏng vấn đặc biệt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 115507)
Vài tháng trước đây, trong chương trình hội thoại của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International, chúng tôi đã nói về Dự thảo luật Biên giới (HR-4437). Vào thời điểm đó, dự luật này bao gồm một số điều khoản được đưa ra nhằm cắt giảm tình trạng nhập cư bất hợp pháp và tăng cường an ninh quốc gia.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 120321)
Trong những buổi hội luận của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International trong thời gian qua, chúng tôi đã có nhiều dịp trình bày về chủ đề du học tại Hoa Kỳ. Để có thêm nhiều thông tin khác liên quan đến diện du học lý thú này, chúng tôi xin trích dẫn một bài phỏng vấn đặc biệt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 121670)
Đương đơn muốn xin chiếu khán (visa) nghiệp vụ phải xin hẹn phỏng vấn trực tiếp. Trước hết, đương đơn phải đến ngân hàng Citibank trong khu Sun Wah Tower trên đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn, để trả 100 Mỹ kim lệ phí nộp đơn xin chiếu khán xuất cảnh và được cho biết ngày hẹn để phỏng vấn.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 117529)
Không ai ngạc nhiên về công việc rất bận rộn của Tỏa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Trong năm 2005, Tòa tổng lãnh sự đã cấp khoảng 17.000 chiếu khán (visa) cho công dân Việt Nam. Điều này có nghĩa là số đương đơn được cấp chiếu khán tại Việt Nam chiếm 10% tổng số chiếu khán di dân tại Á Châu.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 119094)
Trong một bản thông tin liên phòng của Phòng Công Dân Và Các Dịch Vụ Di Trú (gọi tắt là USCIS), ông Michael Aytes, Phụ tá Giám đốc, đã trả lời những khúc mắc về vấn đề hôn nhân được lợi dụng nhằm vi phạm các luật di trú. Những đôi vợ/chồng ở trên nước Mỹ có thể nộp mẫu đơn I-751 xin huỷ bỏ các điều kiện về tình trạng thường trú.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 120870)
Năm nay, Phòng Công Chứng Liên Bang đã phổ biến sớm bảng quy định mới về mức lợi tức tối thiểu cho năm 2006, và sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 26 tháng 3 năm 2006. Những con số trên bảng quy định mới này cho thấy con số đã tăng từ 400 đến 500 Mỹ kim gần giống như năm 2005 .