Tôi Có Thể Trở Về Việt Nam Xin Thẻ Xanh Không?

Thứ Tư, 08 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 134633)
Tôi Có Thể Trở Về Việt Nam Xin Thẻ Xanh Không?
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-408-294-3888

Đây là câu hỏi dành cho những người đang ở Hoa Kỳ hợp pháp nhưng là phi-di-dân, và đang có một hồ sơ bảo lãnh đáo hạn. Đây là những hồ sơ thường là con cái hoặc anh chị em của một công dân Mỹ đã đến Hoa Kỳ như một sinh viên - học sinh du học hay du khách.

Thí dụ: Bạn đã nộp đơn bảo lãnh cho một người anh ruột 10 năm trước. Và hiện nay hồ sơ bảo lãnh này đã đáo hạn và người anh của bạn đang ở Hoa Kỳ như một du khách. Anh ấy có thể chọn cách nộp đơn xin Thẻ Xanh khi đang ở Hoa Kỳ. Cách này gọi là xin Điều Chỉnh Tình Trạng Cư Trú. Anh ấy không cần trở về Việt Nam phỏng vấn tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ.

Nói cách khác, nếu qúy vị đang hợp lệ ở Hoa Kỳ khi đơn bảo lãnh xin chiếu khán (visa) của qúy vị đáo hạn, qúy vị không cần thiết phải trở về Việt Nam để nộp đơn xin quy chế Thường Trú Nhân.

Văy thì cách nào tốt hơn? Chọn cách duyệt xét của Lãnh sự hay xin Chuyển Diện ở Hoa Kỳ? Nếu muốn có Thẻ Xanh sớm, qúy vị nên quay về Việt Nam để phỏng vấn. Qúy vị sẽ nhận được Thẻ Xanh qua đường bưu điện khoảng từ hai đến ba tháng sau khi nhập cảnh Hoa Kỳ.

Ngược lại, qúy vị có thể lưu lại Hoa Kỳ, nộp đơn xin Chuyển Diện Cư Trú, và hy vọng sẽ nhận được Thẻ Xanh trong thời gian từ 8 đến 12 tháng, nếu không bị yêu cầu phải nộp thêm những giấy tờ bổ túc phức tạp khác.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu hồ sơ bảo lãnh của qúy vị đã đáo hạn nhưng qúy vị nhập cảnh Hoa Kỳ không qua thủ tục xét hỏi của nhân viên di trú ở các cửa khẩu, hoặc qúy vị nhập cảnh Hoa Kỳ hợp lệ nhưng diện chiếu khán đã mất hiệu lực? Nếu qúy vị là con cái còn độc thân, dưới 21 tuổi; là vợ/chồng; hoặc là cha/mẹ của người bảo lãnh công dân Mỹ, thì sẽ không gặp trở ngại, mặc dù qúy vị có thể phải đóng số tiền phạt là 1.000 Mỹ kim.

Nếu người bảo lãnh của qúy vị là Thường Trú Nhân, để có xin Chuyển Diện Thường Trú tại Hoa Kỳ, qúy vị phải nhập cảnh hợp pháp và phải duy trì diện chiếu khán hợp lệ kể từ khi nhập cảnh Hoa Kỳ. Nếu không thỏa những điều kiện kể trên, qúy vị phải trở về Việt Nam trước kỳ hạn tạm cư trú để chờ tiến trình duyệt xét hồ sơ xin chiếu khán của Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu đơn bảo lãnh của tôi đang ở Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC), tôi nên làm gì để xin Chuyển Diện Cư Trú tại Hoa Kỳ?

- Đáp: Bạn nên liên lạc với NVC và cho họ biết bạn muốn nộp đơn xin quy chế Thường Trú Nhân trong khi ở Hoa Kỳ.

- Hỏi: Hầu hết những người trong tình trạng đang tạm ở Hoa Kỳ và có một hồ sơ bảo lãnh đáo hạn, thường thích chọn cách nộp đơn xin Thẻ Xanh ngay lúc còn ở Hoa Kỳ, hay chọn cách trở về Việt Nam đợi phỏng vấn cấp chiếu khán?

- Đáp: Hầu hết thường chọn ở lại Hoa Kỳ xin điều chỉnh tình trạng cư trú, vì kết quả duyệt xét đơn phỏng vấn ở Việt Nam đôi lúc không chắc chắn.

* Một vài thông tin đáng quan tâm từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ:

Trong tài khóa năm 2009, Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam đã bác 42% đơn xin chiếu khán xin du lịch.

Trong tài khóa năm 2010, chỉ số đơn bị từ chối giảm xuống còn 36%.

Hiện chưa có lý do nào cho biết tại sao số đơn xin chiếu khán du lịch được chấp thuận đã tăng 15% !

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 22 Tháng Chín 2010(Xem: 122849)
Nếu một đứa trẻ được sinh ra ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ và một trong cha mẹ là công dân Mỹ thì đứa con thường được chấp nhận là công dân Mỹ. Nhưng nếu cả hai che mẹ vẫn là Thường Trú Nhân thì chuyện gì sẽ xảy ra? Làm sao đứa trẻ có thể đi Mỹ được?
Thứ Tư, 15 Tháng Chín 2010(Xem: 119006)
- Gồm công dân của các nước Việt Nam, Phi Luật Tân, Cam Bốt, Mã Lai, Nam Dương và Nhật Bản
Thứ Tư, 08 Tháng Chín 2010(Xem: 137308)
Những cuộc bầu cử sắp diễn ra trong tháng 11 năm nay và một trong những vấn đề sẽ được các ứng cử viên bàn thảo đó là quyền của những đứa trẻ sinh ở Mỹ đương nhiên là công dân Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 01 Tháng Chín 2010(Xem: 117191)
Sở di trú Hoa Kỳ vừa phổ biến một thông báo lưu ý những du khách muốn xin học ở Hoa Kỳ. Điểm chính của bản thông báo nhắc nhở này là du khách không được phép nhập học trong khi vẫn còn nằm trong diện chiếu khán (visa) công việc hoặc chiếu khán du khách B-1 hay B-2.
Thứ Tư, 25 Tháng Tám 2010(Xem: 114247)
H ôn nhân có thể thay đổi diện bảo lãnh con của qúy vị rất nhiều, hoặc rất ít. Điều này tùy thuộc diện di trú của người bảo lãnh.
Thứ Tư, 11 Tháng Tám 2010(Xem: 141961)
G iấy Phép Tái Nhập Cảnh : Một số Thường trú nhân tại Hoa Kỳ đã trở về Việt Nam với ý định chỉ ở lại vài tuần lễ. Nhưng, một vấn đề gia đình hoặc công việc nào đó đã buộc họ phải lưu lại Việt Nam trong một gian khá dài. Liệu họ có gặp trở ngại khi trở về Hoa Kỳ hay không?
Thứ Tư, 04 Tháng Tám 2010(Xem: 118230)
C hương trình Cải Tổ Di Trú Toàn Diện là một vấn đề rất nhiều cảm tính và đầy tính chính trị. Đây cũng là một vấn đề rất phức tạp. Liệu có nên cho 11 triệu ngoại kiều đang sống bất hợp pháp ở Hoa kỳ được hưởng ân xá không?
Thứ Tư, 21 Tháng Bảy 2010(Xem: 112257)
T rong tháng Tư năm nay, một luật sư ở tiểu bang California đã đệ đơn khởi kiện chính phủ Hoa Kỳ. Người ta kỳ vọng chính phủ sẽ trả lời vụ kiện này vào ngày 16 tháng Tám sắp tới.
Thứ Tư, 14 Tháng Bảy 2010(Xem: 109153)
N gười cô của Tổng thống Obama, xuất thân từ miền Đông Châu Phi, đã trở thành tin tức trên các cơ quan truyền thông vì bà đang hy vọng đơn xin tỵ nạn chính trị của bà được tái cứu xét.
Thứ Sáu, 09 Tháng Bảy 2010(Xem: 109916)
V ào ngày 24 tháng sáu năm 2010, một người Việt Nam bảo lãnh diện hôn thê (fiancée) đã nộp một đơn kiện ở Tòa Án Quận Hoa Kỳ thuộc tiểu bang Oregon.