Ngày Đáo Hạn Chiếu Khán Di Dân Bị Lùi Lại Từ Tháng 1/2011

Thứ Tư, 15 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 213670)
Ngày Đáo Hạn Chiếu Khán Di Dân Bị Lùi Lại Từ Tháng 1/2011
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 408-294-3888

Đơn của một công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho vợ/chồng, con nhỏ và cha/mẹ luôn luôn đáo hạn. Điều này có nghĩa là những hồ sơ này không có lịch trình chờ đợi và được duyệt xét cấp chiếu khán (visa) ngay. Những diện bảo lãnh còn lại đều có thời gian chờ đợi và thời gian bao lâu còn tùy vào bảng lịch trình đáo hạn được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phổ biến hàng tháng. Ngày đáo hạn ấn định thời gian hồ sơ bảo lãnh hợp lệ để được duyệt xét cấp chiếu khán di dân.

Chiếu khán chỉ được cấp khi đơn bảo lãnh được nộp bất cứ khi nào trước ngày đáo hạn. Thí dụ: trong tháng 12-2010 hiện nay, ngày đáo hạn cho diện bảo lãnh F1 dành cho con trên 21 tuổi, độc thân của công dân Mỹ là ngày 15 tháng 2 năm 2006. Điều này có nghĩa là sở di trú đã nhận được đơn bảo lãnh này trước ngày 15 tháng 2 năm 2006 và đơn bảo lãnh này đã hợp lệ để được duyệt xét cấp chiếu khán. Những đơn bảo lãnh diện này nếu được nộp vào ngày 15 tháng 2 năm 2006, hoặc sau đó, đều phải đợi cho đến khi ngày đáo hạn được gia tăng.

Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu số chiếu khán được cấp cho diện bảo lãnh gia đình là 226.000 chiếu khán mỗi năm. Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú cũng nói rằng mỗi quốc gia có thể nhận tối đa 7% tổng số chiếu khán kể trên, hay 25.620 chiếu khán mỗi năm.

Thêm vào đó, đạo luật còn đưa ra mức giới hạn chiếu khán dành cho từng diện bảo lãnh trên toàn thế giới. Diện bảo lãnh F1, dành cho con độc thân, trên 21 tuổi, của công dân Mỹ, là 23.400 chiếu khán mỗi năm. Giới hạn chiếu khán dành cho vợ/chồng và con độc thân, dưới 21 tuổi, của các Thường trú nhân là 114.200 chiếu khán.

Trong tháng Bảy năm 2010, ngày đáo hạn đã tiến lên phía trước nhanh đến mức độ chưa từng có trước đây. Ba trong số bốn diện bảo lãnh, ngày đáo hạn đã tăng từ 4 đến 24 tháng. Việc này đã làm rất nhiều người vui mừng nhưng kết quả đưa đến việc số chiếu khán có sẵn đã được sử dụng quá nhanh và quá nhiều. Chính vì thế, trong thời điểm này, số lượng người được bảo lãnh đang chờ phỏng vấn quá đông và ngày đáo hạn đã phải trở lui như tình trạng sáu tháng trước đây.

Vào tháng Giêng 2011, diện bảo lãnh F1, dành cho con độc thân, trên 21 tuổi, bị lui lại một năm đến tháng Giêng 2005. Trong tháng tới, ngày đáo hạn của diện vợ/chồng và các con độc thân, dưới 21 tuổi, sẽ bị lui lại hơn 2 năm. Diện bảo lãnh F3, dành cho con có gia đình, sẽ bị lui lại 6 tháng trong tháng Giêng 2011.

Ngay cả Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng không thể tiên đoán nổi ngày đáo hạn sẽ gia tăng như thế nào. Điều này tùy thuộc vào con số chính xác những người sẽ nộp đơn xin chiếu khán và bao nhiêu người được chấp thuận chiếu khán. Họ chỉ có thể nói rằng có lẽ vào giữa năm 2011, ngày đáo hạn sẽ gia tăng và trở lại ngày đáo hạn được công bố trong tháng 12 năm 2010 hiện nay.

Kết quả của thông báo không vui này là nhiều đơn bảo lãnh hiện nay đã đáo hạn nhưng sẽ không-đáo hạn trong tháng Giêng sắp tới. Điều này có nghĩa là những người được bảo lãnh sẽ phải đợi cho đến khi đơn bảo lãnh đáo hạn một lần nữa trong năm 2011. Điều này cũng có nghĩa là ngày phỏng vấn của họ trong tháng Giêng 2011 sẽ bị hủy bỏ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Đơn bảo lãnh của con trai tôi hiện nay đã đáo hạn, nhưng vẫn chưa có ngày phỏng vấn. Tôi có thể xin Lãnh sự Hoa Kỳ sắp lịch phỏng vấn cho cháu ngay trong tháng 12 này được không?

- Đáp: Lịch phỏng vấn tại Tòa Lãnh sự đã quá đầy trong tháng 12 này. Lãnh sự không còn nguồn nhân lực nào để có thể giải quyết thêm số người phỏng vấn trong tháng 12.

- Hỏi: Con gái tôi và gia đình của cháu đã được phỏng vấn trong tuần qua. Nhưng cháu ngoại tôi cần điều trị y tế vì thế hồ sơ của con tôi vẫn chưa được chấp thuận. Điều gì sẽ xảy ra cho gia đình con tôi?

- Đáp: Nếu chiếu khán không được cấp trước tháng Giêng, và nếu đơn bảo lãnh trở thành không-đáo hạn trong tháng Giêng, họ sẽ phải đợi cho đến khi ngày đáo hạn được tăng lại theo ngày ưu tiên của đơn bảo lãnh.

- Hỏi: Tôi vừa nộp đơn I-485 cho sở di trú, để chuyển diện xin Thẻ Xanh theo diện là con của cha mẹ tôi (được hợp lệ theo luật Bảo Vệ Tuổi Của Trẻ Em). Cha mẹ tôi đã đến Mỹ theo diện F3, ngày ưu tiên của đơn bảo lãnh là tháng 9/2001. Liệu ngày phỏng vấn của tôi có bị ảnh hưởng trong tháng Giêng khi ngày đáo hạn bị trở lui hay không?

- Đáp: Sự hợp lệ của anh tùy vào ngày ưu tiên của đơn bảo lãnh. Điều này có nghĩa là đơn I-485 xin Thẻ Xanh của anh có thể được chấp thuận trong tháng 12 này, nhưng trong tháng Giêng, ngày ưu tiên trên đơn bảo lãnh bị trở lui và anh có thể sẽ phải chờ ít nhất từ 6 đến 9 tháng sau tháng Giêng, cho đến khi đơn bảo lãnh đáo hạn một lần nữa.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 2007(Xem: 110967)
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ cho biết, theo ký giả Melissa Trujillo của Thông tấn AP, chính phủ Liên Bang vừa ra thông báo cho hay trong nỗ lực tạo ý nghĩa cho các kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ, những người đi thi có thể được miễn trả lời một số vấn đề lịch sử, chẳng hạn như hỏi tên quê hương của các tổng thống, nhưng các ứng viên sẽ bị thử thách bởi các câu hỏi về dự án
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 115419)
Việc Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu đơn I-864) hiện nay chỉ đòi hỏi năm thuế lợi tức mới nhất, và cách tính về số người trong gia đình cũng đã thay đổi. Tương tự, mẫu đơn mới I-864EZ dành cho những người chỉ bảo lãnh một thân nhân. Sau hết, mẫu đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 không còn cần thiết phải thị thực chữ ký nữa.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 113791)
Chính phủ Trung Quốc khẳng định người Gia Nã Đại gốc Hoa bị bắt giữ tại Bắc Kinh vì tội khủng bố thì sẽ bị xét xử theo luật pháp trong nước vì vẫn là công dân Trung Quốc. Luật  ở Việt Nam cũng qui định như vậy đối với người Việt cư ngụ ở hải ngoại. Vấn đề song tịch từng được giới ngoại giao Hoa Kỳ và Gia Nã Đại nhắc nhở
Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 118397)
Một vài tháng trước đây, chúng tôi đã có dịp nói về những giấy tờ cần thiết khi qúy vị du lịch ở ngoài Hoa Kỳ. Có tin đòn cho rằng kể từ đàu năm 2007, qúy vị không thể du lịch ngoài Hoa Kỳ nếu không có một sổ thông hành (passport). Điều này không đúng. Và nếu tin đòn này đúng sự thật thì sẽ cản trở thường trú nhân, kiều dân chi có Thẻ Xanh, không thể du lịch nước ngoài.
Thứ Năm, 07 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 120052)
Một bản tin gây xôn xao trong lãnh vực di trú và an ninh Hoa Kỳ liên quan đến một số lượng hồ sơ di trú rất lớn bị thất lạc. Theo đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), nếu qúy vị chờ hoài mà không thấy hồ sơ qúy vị bảo lãnh thân nhân có hồi đáp nào mới... thì có thể là hồ sơ của qúy vị đã bị thất lạc.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128863)
Càng ngày người Mỹ càng nhận thêm con nuôi từ nước ngoài. Năm 1989 chỉ có 8.000 trẻ từ nước ngoài được nhận vào nước Mỹ qua thủ tục xin con nuôi. Đến năm 2005, con số này đã lên tới gần 23.000 em.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 2006(Xem: 122301)
Bộ Nội An Hoa Kỳ loan báo, ngày 22/11/2006, tất cả các du khách nhập cảnh Hoa Kỳ bằng đường hàng không đều phải trình sổ thông hành (passport).
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123161)
Các nhân viên diện H-1B có thể xin thay đổi chủ nhân khác nhưng chủ nhân mới phải nộp đơn mới cho nhân viên của mình.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123720)
Sau một năm nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân chính thức (có giá trị 10 năm), người mẹ hợp lệ nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128126)
Khi cơ quan di trú tái-chấp-thuận đơn bảo lãnh đã bị Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam trả về, đơn bảo lãnh này sau đó sẽ được gửi ngược về Sài Gòn để chờ đợi một cuộc phỏng vấn mới.