Công Việc Thanh Tra Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Ở Sài Gòn (Phần 1)

Thứ Tư, 22 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 129052)
Công Việc Thanh Tra Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Ở Sài Gòn (Phần 1)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-408-294-3888

Mới đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phổ biến một phần bản báo cáo liên quan đến Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Thực ra, bản báo cáo này không làm ai ngạc nhiên cả. Thực tế cho thấy hầu hết những bản báo cáo tương tự đều tập trung vào những khía cạnh tích cực. Tuy nhiên, bản cáo cáo này cũng cho chúng ta biết thêm quan điểm của Văn Phòng Tổng Thanh Tra liên quan đến Tòa Lãnh sự.

Theo bản báo cáo này, vào thời điểm thanh tra Tòa Lãnh sự, nơi này đã có 17 nhân viên Lãnh sự Hoa Kỳ, và 51 nhân viên người Việt Nam làm việc theo diện Kiều Dân Phục Vụ Nước Ngoài. Hai nhân viên xuất sắc chỉ huy công việc lãnh sự và tác động tinh thần làm việc của tập thể nhân viên Mỹ và Việt Nam. Tổng lãnh sự giám sát một bộ phận lãnh sự lớn đang phải vất vả đối phó với tệ trạng bảo lãnh giả mạo các diện con nuôi, hôn phu-thê và các loại chiếu khán (visa) khác. Nói một cách tổng quát, ban lãnh sự biểu hiện một tinh thần làm việc rất tích cực. Các nhân viên lãnh sự ca ngợi kiến thức chuyên ngiệp của các nhân viên quản lý và rất sẵn lòng trao đổi thông tin, nhưng đã ghi chú rằng việc học hỏi và huấn luyện thêm sẽ giúp nâng cao nghiệp vụ.

Bộ phận chính trị của Tổng lãnh sự thường xuyên báo cáo cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ những vấn đề quan đến nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam. Công giáo, Tin Lành và Phật giáo là những tôn giáo chính ở Việt Nam. Bản báo cáo nói rằng người theo đạo Công giáo tương đối ít có "vấn đề" với nhà cầm quyền, có lẽ vì giáo hội đã có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ 17! Nhà cầm quyền đã gây nhiều rắc rối nhất với những người theo đạo Tin Lành, từng hiện diện ở nước này khoảng 100 năm.

Nếu qúy vị bị bắt ở Việt Nam: Việc thông báo giam giữ rất ít khi nhanh chóng, nhất là những công dân Mỹ gốc Việt. Các nhân viên lãnh sự thường được biết những vụ giam giữ này từ phía thân nhân của người bị bắt hoặc các tổ chức nhân quyền trước khi lãnh sự được chính quyền chính thức thông báo. Việc thông báo này xảy ra sau nhiều tuần lễ hoặc nhiều tháng sau vụ bắt giữ. Việc yêu cầu thăm viếng người bị giam giữ chỉ được thực hiện qua một giấy yêu cầu từ Bộ ngoại giao Mỹ và có thể phải chờ ít nhất ba tháng mới được chấp thuận. Những cuộc trao đổi khi gặp mặt phải là tiếng Việt, dưới sự giám sát của nhân viên cai tù, và phải theo lịch trình đã được sắp xếp. Đôi khi, người bị bắt viết thư cho lãnh sự nhưng không được chuyển đi.

Dịch Vụ Dành Cho Công Dân Hoa Kỳ: Theo bản báo cáo, có khoảng 180.000 công dân Mỹ viếng thăm Việt Nam mỗi năm. Có khoảng 600 các công dân Mỹ, bao gồm cả trẻ em, đã đến nhờ Dịch Vụ Dành Cho Công Dân Mỹ ở Tòa lãnh sự tại Sài Gòn. Trưởng ban Lãnh sự ước lượng có trên 1.600 công dân Mỹ sinh sống tại Việt Nam. Trong tài khóa 2004, Dịch Vụ Dành Cho Công Dân Mỹ tại Sài Gòn đã duyệt xét cấp khoảng 1.600 hồ sơ xin Công dân và Sổ Thông Hành (Hộ Chiếu), và thực hiện khoảng 2.250 dịch vụ thị thực chữ ký.

Vấn đề chiếu khán Phi-di-dân: Có khoảng 42.000 người xin chiếu khán Phi-di-dân tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn trong suốt tài khóa 2005. Khoảng 55% những người xin chiếu khán du lịch lần đầu tiên đã bị từ chối. Trong tài khóa 2009, Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam từ chối 42% đơn xin chiếu khán du lịch. Trong tài khóa 2010, tỷ lệ chiếu khán bị từ chối hạ xuống còn 36% so với 55% trong tài khóa 2004.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi : Trong tài khóa 2010, Lãnh sự chấp thuận 65% đơn xin chiếu khán du lịch, so với tỷ lệ chỉ 45% được chấp thuận trong tài khóa 2004. Tại sao như vậy?

- Đáp: Không có lý do nào được đưa ra liên quan đến sự chấp thuận khác biệt này. Chúng tôi nghĩ rằng các đương đơn xin chiếu khán đã chuẩn bị chu đáo hơn cho các cuộc phỏng vấn. Chúng ta cần cám ơn những văn phòng dịch vụ di trú chuyên nghiệp này.

- Hỏi: Các du khách hoặc người ngoại quốc sinh sống ở Việt Nam làm sao có thể xin đăng ký với Tòa lãnh sự?

- Đáp: Điều này rất dễ thực hiện qua trang nhà điện tử của Tòa Lãnh sự ở địa chỉ: hochiminh.usconsulate.gov


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Năm, 18 Tháng Mười 2007(Xem: 123906)
Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến qúy vị 25 câu hỏi đàu tiên trong số 100 câu hỏi sẽ được áp dụng trong kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ theo phương thức mới. Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới.
Thứ Sáu, 12 Tháng Mười 2007(Xem: 121440)
Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới. Những người xin nhập tịch nếu nộp đơn sau ngày 1 tháng 10 năm 2008 sẽ được thi theo lối mới.
Thứ Sáu, 05 Tháng Mười 2007(Xem: 124715)
Cơ quan chuyên trách các Dịch Vụ Công Dân Hoa Kỳ Và Di Trú (USCIS) vừa loan báo sẽ có 100 câu hỏi và trả lời liên quan đến các vấn đề dân sự trong cách thi quốc tịch mới. Cơ quan di trú USCIS sẽ tiến hành cuộc thi mới này cho các đương đơn xin nhập tịch kể từ tháng 10 năm 2008.
Thứ Năm, 27 Tháng Chín 2007(Xem: 125849)
Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển vừa loan bao Tu chính án mang tên của Thượng Nghị Sĩ John McCain và Dân Biểu Tom Davis đã được Thượng Viện Hoa-Kỳ chấp thuận gia hạn thêm hai năm (2007 - 2009).  Uỷ Ban hi vọng vọng rằng sau một tháng nghỉ hè lưỡng viện Quốc Hội Hoa-Kỳ sẽ cùng thảo luận và chấp thuận tu chính án này trong tháng 9.
Thứ Hai, 24 Tháng Chín 2007(Xem: 128562)
Vào tháng Ba năm 2007 vừa qua, khi nữ tài tử xinh đẹp Angelina Jolie và nam tài tử Brad Pitt nhận một em bé người Việt Nam làm con nuôi, họ đã tạo nên một trong những sự huyên náo lớn nhất của giới truyền thông Việt Nam.
Thứ Năm, 13 Tháng Chín 2007(Xem: 124979)
Theo tin tức được trích dẫn từ trang điện tử di trú Siskind, trong tuần qua, Bộ Nội An Hoa Kỳ loan báo cho những thường trú nhân đang có Thẻ xanh loại không có ngày hết hạn trước đây phải nộp xin gia hạn Thẻ xanh mới. Thông tấn AP cho biết có khoảng 750,000 thường trú nhân đang có loại Thẻ xanh cũ này.
Thứ Năm, 06 Tháng Chín 2007(Xem: 125205)
Hàng năm, một vài nhân vật quốc hội thường đưa ra một dự luật để loại bỏ hoặc giảm bớt vài diện di dân. Cho đến cuối năm ngoái, những dự luật này thường bị "khai tử" âm thầm lặng lẽ vì không đủ số người ủng hộ thành luật chính thức.
Thứ Sáu, 31 Tháng Tám 2007(Xem: 125092)
Hầu hết những lý do thông thường bị từ chối lúc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) xuất cảnh trong những diện bảo lãnh hôn phu-thê, hoặc vợ-chồng là do nhân viên phỏng vấn không nghĩ rằng có đủ chứng minh về quan hệ. Nhữ vậy, thế nào được xem là "đủ"? Vấn đề ở đây là mỗi nhân viên phỏng vấn có thể định nghĩa chữ "đủ" khác nhau.
Thứ Năm, 23 Tháng Tám 2007(Xem: 129757)
Chương trình McCain sẽ chấm dứt vào ngày 30 tháng 9 năm 2007. Sau đó, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ sẽ không chấp thuận cấp chiếu khán (visa) cho bất kỳ ai nộp đơn Chương trình McCain. Tu chính án McCain cứu xét đơn của những người con trai hay gái của các tù nhân cải tạo ở Việt Nam có thể hợp lệ xin tái định cư tại Hoa Kỳ, nếu họ đã trên 20 tuổi và còn độc thân trong thời điểm cha mẹ của họ được chấp thuận chiếu khán sang Hoa Kỳ theo diện H.O.
Thứ Năm, 16 Tháng Tám 2007(Xem: 138755)
Một khi Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn tin tưởng rằng những bằng chứng về sự liên hệ trong những hồ sơ vợ-chồng, hay hôn thê-hôn phu không đủ thuyết phục, họ sẽ quyết định gửi trả đơn bảo lãnh về cơ quan di trú tại Hoa Kỳ và có thể sẽ hủy bỏ. Điều này có nghĩa là những bộ đơn bảo lãnh kém may mắn này sẽ ở cơ quan di trú ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm trước khi họ duyệt xét lại những hồ sơ kể trên.