Di Dân Việt Nam Ở Hoa Kỳ

Thứ Năm, 28 Tháng Tư 201100:00(Xem: 130750)
Di Dân Việt Nam Ở Hoa Kỳ
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-408-294-3888

"Quốc Hội California ghi nhận những đau khổ, thảm kịch và mất mát về sinh mạng rất lớn trong Chiến Tranh Việt Nam. Tuần lễ từ 24 tháng Tư năm 2011 đến ngày 30 tháng Tư năm 2011 được tuyên cáo là Tuần Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen. Đây là thời gian đặc biệt để người dân California dành riêng tưởng nhớ đến vô số nhân mạng bị mất trong chiến tranh Việt Nam, và hy vọng sẽ đem lại một cuộc sống công bằng, hạnh phúc và nhân đạo hơn cho người dân Việt Nam...".

Ở trên là một phần nội dung được tóm lược từ Nghị Quyết ACR-40 của Quốc Hội Tiểu Bang California thông qua ngày 04 tháng Tư năm 2011 tại thủ phủ Sacramento, nhằm đánh dấu 36 năm, kể từ ngày 30 tháng Tư năm 1975, miền Nam Việt Nam Tự Do rơi vào thảm hoạ của chủ nghĩa cộng sản. Cũng kể từ tháng Tư bi thảm này, hàng trăm ngàn người Việt đã liều thân tìm tự do trên những hải trình đầy sóng dữ, hoặc trên những chuyến bộ hành đầy hiểm nguy vượt biên giới. 36 năm nhìn lại đã hai thế hệ nối tiếp trôi qua. 36 năm nhìn lại, những di dân Việt Nam đã thành hình những cộng đồng Việt ngày càng đông đảo, vững mạnh khắp nơi trên thế giới. Hơn thế nữa, riêng tại Hoa Kỳ, như nội dung Nghị Quyết ACR-40 đã nhấn mạnh: "Quốc Hội Tiểu Bang California quyết định rằng Tháng Tư năm 2011 sẽ được công nhận là Tháng Của Người Mỹ Gốc Việt Nam' - để vinh danh một cộng đồng đã đóng góp rất nhiều vào đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội, và các lãnh vực khác...".

Không giống như các nhóm di dân khác đến từ Á Châu, di dân Việt Nam đến Hoa Kỳ phần lớn là những người tỵ nạn và tạm dung vì lý do chính trị trong các thập niên 70 và 80. Trong năm 1980, có 230.000 di dân Việt ở Hoa Kỳ, nhưng đến năm 1990, con số tăng lên gấp đôi, 540.000 người. Tổng cộng trong năm 2000, số di dân Việt tăng gần 990.000 người, và đến năm 2008 là 1.140.000 người.

Đến hôm nay, di dân Việt Nam là nhóm di dân lớn đứng hàng thứ năm tại Hoa Kỳ, sau các nhóm di dân gốc Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân, Ấn Độ và Trung Hoa. Hơn một nửa số di dân Việt sinh sống tại hai tiểu bang California và Texas, và gần một phần năm (1/5) trong số này sống tại khu thị tứ Los Angeles.

Di dân Việt chiếm hơn 10% trong tổng số di dân trong ba vùng thị tứ: Đó là vùng thị tứ New Orleans thuộc tiểu bang Louisiana; vùng thị tứ liên thành phố San Jose-Sunnyvale-Santa Clara thuộc tiểu bang California; và vùng thị tứ Oklahoma City thuộc tiểu bang Oklahoma.

Hơn một phần ba (1/3) di dân Việt Nam đến Hoa Kỳ trong thập niên 1990. Hơn một nửa (1/2) di dân Việt sống tại Hoa Kỳ trong năm 2008 là phụ nữ (chiếm 51,7%).

Gần 40.000 Thường trú nhân gốc Việt đã nhập quốc tịch Mỹ trong năm 2008. Tổng cộng, có đến ba phần tư (3/4) số di dân Việt đã trở thành công dân Mỹ trong năm 2008, so với 43% trong tổng số người di dân ở Hoa Kỳ. Theo dõi thống kê về số người quốc tịch hóa, điều ngạc nhiên là có đến 67% di dân Việt nói rằng họ nói tiếng Anh "không lưu loát cho lắm". Có lẽ đây là do truyền thống khiêm tốn của nền văn hóa Á Châu.

Trong một nghiên cứu cho thấy cứ 3 trong 10 người di dân Việt "đã sống trong hoàn cảnh được cho là nghèo túng". Điều này có nghĩa là lợi tức trong gia đình của họ thấp hơn 200% bảng tiêu chuẩn nghèo đói được ấn định bởi chính phủ Hoa Kỳ. Cũng trong viễn cảnh này, chúng ta cũng cần để ý là 29% - gần một phần ba (1/3) - người dân sinh ở Mỹ cũng "đã sống trong mức được cho là nghèo túng". Và, trong những nhóm di dân khác, số phần trăm được cho là "đã sống trong hoàn cảnh được cho là nghèo túng" cao hơn 6% so với di dân Việt.

Di dân Việt Nam làm chủ căn nhà của mình nhiều hơn so với các nhóm di dân khác. Trong năm 2008, 70% di dân Việt Nam làm chủ căn nhà mà họ đang sống, so với 57% của các nhóm di dân khác.

Trong số năm người di dân Việt Nam thì có hơn một người không có bảo hiểm sức khỏe trong năm 2008, so với 13% của người dân sinh đẻ ở Mỹ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Di dân Việt Nam sống nhiều nhất ở đâu trên nước Mỹ?

- Đáp: Vùng thị tứ liên thành phố Los Angeles - Long Beach - Santa Ana thuộc tiểu bang California có số di dân Việt sinh sống đông nhất, với 220.000 người hay 19%. Kế đến là khu thị tứ liên thành phố San Jose - Sunnyvale - Santa Clara, cũng thuộc tiểu bang California, với 93.000 người hay chiếm 8% di dân Việt trên nước Mỹ, và sau đó là liên thành phố Houston - Sugarland - Baytown thuộc tiểu bang Texas có 63.853 người, và kế tiếp là liên thành phố San Francisco - Oakland - Fremont thuộc tiểu bang California với 62.420 di dân Việt Nam.

- Hỏi: Về thống kê giáo dục đại học của di dân Việt Nam ra sao?

- Đáp: Trong năm 2008, có đến 24% di dân gốc Việt tuổi từ 25 trở lên có bằng cử nhân (4 năm đại học) hoặc cao hơn, so với 27% trong tổng số 32 triệu người lớn sinh ở ngoại quốc, và 28% của tất cả số người lớn sinh đẻ ở Hoa Kỳ. Thống kê này rất đáng quan tâm vì chỉ còn vài phần trăm điểm, người di dân Việt có bằng đại học sẽ tương đương với người Mỹ có bằng đại học, sinh đẻ ở Hoa Kỳ, nói tiếng Anh từ lúc lọt lòng.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 30 Tháng Ba 2011(Xem: 128489)
Mỗi loại chiếu khán (visa) đều có mục đích riêng biệt. Chiếu khán di dân được cấp để cho phép người di dân được quyền ở lại nước Mỹ thường xuyên.
Thứ Tư, 23 Tháng Ba 2011(Xem: 138439)
Vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, Văn phòng Di Trú của chính phủ Hoa Kỳ sẽ ngưng nhận đơn và sẽ chính thức đóng cửa Văn phòng Di Trú vào ngày 31 tháng 3 năm 2011.
Thứ Năm, 17 Tháng Ba 2011(Xem: 125128)
Trong chủ đề di trú hôm nay, chúng ta sẽ nói về một bài viết đặc biệt của Giáo sư Vivek Wadhwa, hiện là giảng sư các trường đại học nổi tiếng tại UC-Berkeley, Harvard Law School, Duke University and Emory University.
Thứ Tư, 09 Tháng Ba 2011(Xem: 137226)
Trong bất cứ hồ sơ xin chiếu khán (visa) phi-di-dân bị từ chối, các nhân viên Lãnh sự được yêu cầu cấp cho đương đơn một "Giấy Ghi Nhận Sự Từ Chối". Nhiều sự từ chối cấp chiếu khán này dựa trên điều luật 221(g) của Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú.
Thứ Bảy, 05 Tháng Ba 2011(Xem: 134146)
Thẻ mới trông giống như Thẻ Được Phép Làm Việc hiện nay nhưng sẽ có thêm dòng chữ "Dùng như Giấy I-512 Tạm Dung".
Thứ Năm, 24 Tháng Hai 2011(Xem: 125501)
Người di dân thường sống trong hoàn cảnh đặc biệt không thể tự vệ vì nhiều người không nói tiếng Anh giỏi, và thường sống xa gia đình và bạn bè thân thiết, và họ có thể không hiểu biết nhiều về luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 16 Tháng Hai 2011(Xem: 133241)
Nhiều thính giả và độc giả của Văn phòng Robert Mullins International luôn theo dõi rất sát thời gian các loại chiếu khán di dân đến ngày đáo hạn. Thời gian đáo hạn chiếu khán đã gia tăng khá nhanh trong suốt năm 2010, nhưng cũng đã trở lui rất nhanh từ tháng Giêng năm 2011.
Thứ Tư, 09 Tháng Hai 2011(Xem: 141078)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Chủ Nhật, 30 Tháng Giêng 2011(Xem: 142984)
Việc ban hành luật di trú tai Quốc Hội trong năm 2010 đã chấm trong sự thất vọng. Đạo luật Ước Mơ từng được Hạ Viện thông qua khá sít sao thì bị Thượng viện bác bỏ vì không đủ 60 số phiếu cần thiết. Đạo luật cải tổ di trú đã không được đưa ra bầu bán lần nào trong năm ngoái.
Thứ Tư, 26 Tháng Giêng 2011(Xem: 137423)
Trong tháng vừa qua, sở di trú Hoa Kỳ đã điều chỉnh chính sách liên quan đến việc duyệt xét những đơn bảo lãnh sau khi người bảo lãnh qua đời. Trong những năm trước, Văn Phòng Dịch Vụ Và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) nói rằng luật di trú không cho phép người được bảo lãnh đang xin chiếu khán (visa) có sự chấp thuận đơn bảo lãnh nếu người bảo lãnh qua đời trong khi hồ sơ đang chờ đợi duyệt xét.