Nhìn Lại Hiệp Định Trục Xuất Giữa Hoa Kỳ Và Việt Nam

Thứ Tư, 25 Tháng Tư 201200:00(Xem: 141871)
Nhìn Lại Hiệp Định Trục Xuất Giữa Hoa Kỳ Và Việt Nam
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Gần đây có một số tin tức thời sự liên quan đến việc trục xuất những người có án tích từ Hoa Kỳ về Việt Nam, nên nhiều độc giả yêu cầu văn phòng Robert Mullins international cung cấp chi tiết về bản hiệp định trục xuất đã được thỏa thuận giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam vào đầu năm 2008.

Trước hết, chúng ta cần bạch hóa rằng những người Việt Nam có quốc tịch Hoa Kỳ sẽ không bị ảnh hưởng bởi hiệp định trục xuất. Tương tự, những người Việt Nam đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 sẽ không bị ảnh hưởng bởi hiệp định này.
 
Hiệp định trục xuất vừa ký kết sẽ bao gồm khoảng 1,500 người Việt Nam đang ở Hoa Kỳ, trong các trường hợp như sau:
 
- những người đến Hoa Kỳ vào ngày, hoặc sau ngày 12 tháng 7 năm 1995, và
- những người đã nhận được lệnh trục xuất vì vi phạm luật pháp (bao gồm những vi phạm về hình sự và vi phạm di trú), và
- những người không là công dân Mỹ, hoặc không là công dân những nước khác không phải Việt Nam, và
- những người hiện không là thường trú nhân ở các nước khác.

Có những người vi phạm luật pháp nhập cảnh trước tháng Bảy 1995, nhưng tại sao Ban Thi Hành Luật Hải Quan và Di Trú (ICE) lại dọa đưa họ lên máy bay trở về Việt Nam?
 
Có thể Ban Thi Hành Luật Hải Quan và Di Trú ghi nhận sai lầm trên máy điện toán hay có thể họ thi hành sai chính sách. Kết quả là ICE đã gửi Thư Thông Báo Trình Diện cho tất cả những người Việt Nam với lệnh trục xuất, mặc dù những người này đã đến Mỹ trước tháng Bảy năm 1995.
 
Qúy vị nên làm gì nếu ICE nói rằng qúy vị chuẩn bị sẵn sàng trở về Việt Nam? Ngưng làm việc? Từ giã gia đình và bạn bè? Bán nhà? Không. Qúy vị không nên làm những việc kể trên. Nếu qúy vị nhận được Thư Thông Báo Trình Diện, điều đầu tiên cần làm là liên lạc với một luật sư - nhưng không phải là bất cứ luật sư nào cũng được. Qúy vị nên chọn một luật sư bào chữa trục xuất nhiều kinh nghiệm. Luật sư chống trục xuất sẽ xem xét nếu có thể nộp một Lệnh Ngưng Quyền Giam Giữ tại tòa án liên bang. Lệnh này sẽ đòi hỏi ICE phải chứng minh tại sao họ lại có quyền trục xuất qúy vị. Nếu qúy vị đến Mỹ trước tháng Bảy năm 1995, và nếu qúy vị được lệnh phải trình diện Ban Thi Hành Luật Hải Quan và Di Trú để bị trục xuất, một Lệnh Ngưng Quyền Giam Giữ có thể được nộp để yêu cầu trả tự do cho qúy vị, với lý do là hiệp ước về trục xuất không áp dụng cho trường hợp của qúy vị.

Tuy nhiên, nếu qúy vị nào đã từng có lệnh trục xuất thì không thể hợp lệ xin vào quốc tịch Mỹ được.
 
Nếu qúy vị nào không có lệnh bị trục xuất và muốn có quốc tịch nhưng đã có lý lịch phạm tội hình sự, qúy vị nên tham vấn với một luật sư di trú trước khi nộp đơn. Xin qúy vị ghi nhớ rằng không phải tất cả luật sư đều có kiến thức về luật di trú. Nếu qúy vị có những câu hỏi về các trường hợp đặc biệt, qúy vị nên tìm một luật sư di trú hiểu biết tường tận về vấn đề trục xuất. Văn phòng chúng tôi có thể thu xếp thời khóa biểu để qúy vị gặp gỡ một luật sư có uy tín, có nhiều kinh nghiệm về các hồ sợ trục xuất.

Luật về trục xuất đã thay đổi và những người chưa là công dân Mỹ sẽ không được bảo vệ hoàn toàn như các công dân Mỹ được hưởng quyền này. Những người không phải công dân Mỹ, bao gồm các thường trú nhân, có thể bị trục xuất nếu phạm một số tội hình sự, dù là những tội nhỏ, như trộm cắp ở các tiệm mua sắm, tàng trữ ma túy số lượng nhỏ, hoặc ký chi phiếu "ma".... Họ có thể bị trục xuất mặc dù họ đã phạm tội từ nhiều năm trước và đã thọ án đầy đủ theo phán quyết của tòa.
 
Theo luật hiện hành, các vị chánh án di trú không quan tâm đến những yếu tố nhân đạo.
Những người chưa phải là công dân Hoa Kỳ có thể bị trục xuất ngay nếu họ phạm một số tội hình sự cụ thể nào dó, mặc dù họ đang sống đúng luật và có gia đình đang nương nhờ sự giúp đỡ của họ.

Hỏi Đáp Di Trú:
 
- Hỏi: Nếu tôi có lệnh bị trục xuất nhưng tôi đến Mỹ theo diện tỵ nạn trước ngày 12 tháng 7 năm 1995, liệu tôi có thể nộp đơn xin quốc tịch Mỹ để tránh bị trục xuất trong tương lai không?
 
- Đáp: Hiệp định trục xuất không áp dụng với những người đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995, mặc dù qúy vị đã nhận được lệnh trục xuất. Vì thế, qúy vị sẽ không bị trục xuất nhưng nếu đã từng có một lệnh trục xuất, qúy vị không hợp lệ xin nhập tịch Hoa Kỳ.

- Hỏi: Điều gì sẽ xảy nếu một người Việt Nam đến Mỹ với Thẻ Xanh từ Canada và sau đó được lệnh trục xuất?
 
- Đáp: Hiệp định trục xuất nói rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ cố gắng trả người này về Canada, hoặc sẽ xét đến việc cho phép người này ở lại Hoa Kỳ trước khi yêu cầu trục xuất về Việt Nam.

- Hỏi: Nếu tôi nhận được Thư Thông Báo Trình Diện nhưng tôi đã đến Mỹ trước tháng Bảy năm 1995, liệu nhân viên chính phủ có nhận ra lỗi lầm của họ và ngưng việc trục xuất tôi không?
 
- Đáp: Qúy vị không nên tin vào việc chính phủ sẽ tìm ra lỗi lầm của họ và ngưng lệnh trục xuất. Qúy vị cần một luật sư để áp lực chính phủ phải nhìn ra là họ đã gây nhầm lẫn trong hồ sơ của qúy vị.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM , trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 24 Tháng Tám 2011(Xem: 113650)
Cơ quan Hành Pháp Obama dự tính sẽ duyệt xét 300.000 hồ sơ đang chờ bị trục xuất, với dự tính cho phép những kiều dân bất hợp pháp được ở lại Hoa Kỳ nếu họ không vi phạm tội ác.
Thứ Năm, 18 Tháng Tám 2011(Xem: 116610)
Quốc hội đã thông qua Đạo Luật CSPA (tức Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em) vào năm 2002 để tránh chia cách con cái với cha mẹ sắp di dân sau thời gian chờ đợi hồ sơ bảo lãnh được duyệt xét kéo dài nhiều năm, và chờ ngày ưu tiên được đáo hạn. Luật này thường áp dụng cho các diện bảo lãnh F-3 và F-4, là những hồ sơ của một công dân Hoa Kỳ đang bảo lãnh cho một gia đình có con cái trên 21 tuổi.
Thứ Tư, 10 Tháng Tám 2011(Xem: 119709)
Hôn nhân có thể thay đổi diện bảo lãnh con của qúy vị rất nhiều, hoặc rất ít. Điều này tùy thuộc diện di trú của người bảo lãnh.
Thứ Tư, 03 Tháng Tám 2011(Xem: 118158)
Mười năm trước, vào tháng 9 năm 2001, Thượng viện Hoa Kỳ đã họp bàn về Dự Luật Ước Mơ. Và mãi cho đến ngày 28 tháng 7 năm 2011 vừa qua, một buổi họp khác về dự luật này mới được thực hiện tại Thương viện Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 27 Tháng Bảy 2011(Xem: 115720)
Liệu nhân viên phỏng vấn của Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể từ chối một hồ sơ chỉ vì đương đơn chỉ trả lời sai một câu hỏi không? Và, câu hỏi nào đã làm cho hồ sơ bị từ chối?
Thứ Năm, 21 Tháng Bảy 2011(Xem: 113286)
Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này.
Thứ Tư, 13 Tháng Bảy 2011(Xem: 110466)
Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này.
Thứ Tư, 06 Tháng Bảy 2011(Xem: 115790)
Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này.
Thứ Năm, 30 Tháng Sáu 2011(Xem: 118002)
Các nhân viên Lãnh sự ở Sài Gòn và nhân viên Sở di trú tại Hoa Kỳ đều có nhiệm vụ quyết định xem những cuộc hôn nhân nào là thật và giả mạo.
Thứ Tư, 22 Tháng Sáu 2011(Xem: 116244)
Một vài người không được cấp chiếu khán (visa) đã than rằng: "Nhân viên lãnh sự đã không ngó ngàng đến bằng chứng của tôi!".