Đơn Mới I-601A Xin Hủy Bỏ Vi Phạm Sống Quá Hạn ở Hoa Kỳ

Thứ Năm, 03 Tháng Năm 201200:00(Xem: 125777)
Đơn Mới I-601A Xin Hủy Bỏ Vi Phạm Sống Quá Hạn ở Hoa Kỳ
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Đơn mới I-601A Xin Hủy Bỏ Vi Phạm đang là đề tài di trú được bàn tán rất nhiều trong thời gian gần đây, vì đơn này sẽ cho một số người có cơ hội nhận được giấy hủy bỏ tạm thời sự vi phạm sống quá hạn ở Hoa Kỳ, và họ sẽ bị cấm nhập cảnh từ 3 đến 10 năm. Nếu họ nhận được giấy chấp thuận hủy bỏ sự vi phạm, họ có thể yên tâm khi trở về quê hương chờ đợi phỏng vấn xin chiếu khán (visa) di dân sang Mỹ.

Giấy hủy bỏ vi phạm tạm thời sẽ được kết thúc khi lãnh sự Hoa Kỳ chấp thuận đơn xin chiếu khán di dân. Những đương đơn xin giấy hủy bỏ vi phạm, nếu đang ở Hoa Kỳ bất hợp pháp, vẫn có thể lưu lại nước này với người chồng hoặc cha mẹ quốc tịch Mỹ, trong khi chờ đợi Sở di trú duyệt xét đơn xin hủy bỏ vi phạm. Những đương đơn này sẽ không phải chờ đợi ở nước ngoài khi Sở di trú xem xét thỉnh cầu hủy bỏ sự vi phạm của họ.

Tuy nhiên, cho đến nay, đơn I-601A vẫn chưa chính thức được tiến hành và những người đang ở trong trường hợp này vẫn phải chờ đợi Sở di trú USCIS phổ biến luật sau cùng trên bảng Công Báo Liên Bang, ấn định rõ ngày luật có hiệu lực áp dụng. Dân chúng không nên gửi đơn xin hủy bỏ vi phạm tạm thời trong lúc này. Sở di trú sẽ từ chối bất cứ đơn nào gửi đến yêu cầu duyệt xét thể thức mới này và họ trả lại tất hồ sơ và các lệ phí liên hệ cho đương đơn. Sở di trú không thể nhận đơn cho đến khi luật sau cùng được phổ biến và sự thay đổi việc duyệt xét có hiệu lực.

Nếu qúy vị tin rằng đơn mới I-601A sẽ giúp được mình, qúy vị nên bắt đầu ngay thủ tục này bằng cách yêu cầu thân nhân liên hệ nộp đơn bảo lãnh I-130 cho qúy vị. Vì khi qúy vị nộp đơn xin hủy bỏ vi phạm I-601A, Sở di trú sẽ yêu cầu đơn I-130 phải được chấp thuận và bằng chứng trả tiền lệ phí đơn do Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center) gửi đến.

Những người muốn nộp đơn mới xin hủy bỏ vi phạm sẽ phải trình bày sự khó khăn trầm trọng sẽ xảy ra cho người hôn phối hoặc cha mẹ quốc tịch Mỹ, nếu họ muốn nhận được giấy hủy bỏ tạm thời luật chế tài vì đã ở Mỹ quá hạn.

Sau đây là một số yếu tố để Sở di trú quan tâm khi xem xét vấn đề "khó khăn trầm trọng":

1. Sức khỏe - Tình trạng sức khỏe của đương đơn không thể chữa chạy ở Việt Nam, hoặc, vì những lý do sức khỏe, người hôn phối hoặc cha mẹ quốc tịch Mỹ của đương đơn không thể tái định cư ở Việt Nam.

2. Những quan tâm về tài chánh - Người hôn phối hoặc cha mẹ quốc tịch Mỹ sẽ trải qua sự khó khăn kinh tế trầm trọng hoặc không thể làm tròn bổn phận liên quan đến tài chánh ở Hoa Kỳ nếu những người này phải trở về Việt Nam sinh sống.

3. Giáo dục - Nếu qúy vị phải trở về Việt Nam lâu dài, người hôn phối, hoặc cha mẹ, hay con cái quốc tịch Mỹ của qúy vị ở Hoa Kỳ sẽ không thể hoàn tất việc học ở mức độ hợp lý nào đó.

4. Những lý do cá nhân - Nếu qúy vị không thể được cấp giấy xin hủy bỏ vi phạm và phải trở về Việt Nam sống thường xuyên, việc này sẽ ảnh hưởng đến người hôn phối, con cái và những người thân khác của qúy vị ở Hoa Kỳ ra sao?

5. Những yếu tố đặc biệt - Những người thân ở Hoa Kỳ và những khó khăn khi tái hội nhập đời sống bình thường ở Việt Nam.

Cần ghi nhớ rằng Sở di trú chỉ quan tâm đến những khó khăn liên quan đến người hôn phối hoặc cha mẹ quốc tịch Mỹ. Nếu qúy vị kể lể những khó khăn của chính mình, hoặc bất cứ ai khác ngoài người hôn phối hoặc cha mẹ quốc tịch Mỹ, qúy vị sẽ phải chứng minh những khó khăn của chính mình sẽ gây ra những khó khăn trầm trọng cho người hôn phối hoặc cha mẹ quốc tịch Mỹ của qúy vị ra sao.

Chỉ là ao ước muốn ở lại với thân nhân ở Mỹ không thể hiện "sự khó khăn trầm trọng". Muốn được xác nhận "khó khăn trầm trọng" phải được kèm theo những bằng chứng cụ thể.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Yếu tố mà đương đơn không muốn ở về sống trong một nước cộng sản, từng là kẻ thù cũ của Hoa Kỳ, sẽ không thể được xem là "khó khăn trầm trọng" hay sao?

- Đáp: Ngày 30 tháng Tư vừa trôi qua và người Việt Nam vẫn không thể quên được biến cố này dù cuộc chiến đã chấm dứt hơn 37 năm. Vì nhiều yếu tố liên quan đến quyền lợi kinh tế, chính trị..., hai kẻ thù ngày xưa đã bang giao chính thức. Chính vì thế, qúy vị cần tìm những bằng chứng khác để xác lập tình trạng "khó khăn trầm trọng".

- Hỏi: Nếu đương đơn muốn xin giấy hủy bỏ vi phạm vì đã có con cái ở Hoa Kỳ và không muốn lìa xa con của mình, liệu yếu tố này sẽ có thể là một lý do "khó khăn trầm trọng" không?

- Đáp: Đương đơn sẽ phải chứng minh con cái sẽ lâm cảnh "khó khăn trầm trọng" nếu các cháu phải về sống ở Việt Nam. Phải chứng minh cụ thể những yếu tố về sức khỏe, y tế, giáo dục, chính trị, tài chánh, tinh thần, v.v... sẽ ảnh hưởng đến các cháu sẽ gặp những khó khăn trầm trọng ra sao. Cần lưu ý là những dẫn chứng phải được dựa trên những dữ kiện, tin tức cụ thể và có thể kiểm chứng được. Như thường lệ, chúng tôi khuyến khích qúy vị cần liên lạc những văn phòng tham vấn uy tín và chuyên môn về di trú để được hướng dẫn đúng đắn.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM , trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 26 Tháng Giêng 2011(Xem: 137682)
Trong tháng vừa qua, sở di trú Hoa Kỳ đã điều chỉnh chính sách liên quan đến việc duyệt xét những đơn bảo lãnh sau khi người bảo lãnh qua đời. Trong những năm trước, Văn Phòng Dịch Vụ Và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) nói rằng luật di trú không cho phép người được bảo lãnh đang xin chiếu khán (visa) có sự chấp thuận đơn bảo lãnh nếu người bảo lãnh qua đời trong khi hồ sơ đang chờ đợi duyệt xét.
Thứ Tư, 19 Tháng Giêng 2011(Xem: 127310)
Vì những lợi ích của các công dân mới, Văn Phòng Dịch Vụ Di Trú và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) vừa phổ biến một bản lược duyệt những quyền lợi của các công dân vừa nhập tịch Hoa Kỳ. Những quyền này bao gồm quyền tự do phát biểu, tự do thờ phượng, quyền nộp đơn xin việc ở các văn phòng chính phủ liên bang, và quyền theo đuổi "cuộc sống, tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc".
Thứ Tư, 12 Tháng Giêng 2011(Xem: 124331)
Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ vừa loan báo việc giới thiệu bản Chứng Chỉ Báo Cáo Lãnh Sự Về Việc Sinh Ở Ngoại Quốc vừa được họa kiểu lại. Chứng Chỉ Báo Cáo Lãnh Sự Về Việc Sinh Ở Ngoại Quốc là một sự đăng ký chính thức xác nhận một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc của một cha, hay mẹ là công dân Mỹ được thụ hưởng quốc tịch Hoa Kỳ lúc sinh ra đời. Bản chứng chỉ này được thực hiện với những nét đặc biệt an toàn để chống lại việc tẩy xóa hoặc giả mạo.
Thứ Tư, 05 Tháng Giêng 2011(Xem: 124355)
Trong đề tài di trú kỳ này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về báo cáo thanh tra của Bộ Ngoại Giao về công việc của Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Bản báo cáo thanh tra mới đây đã được công khai hóa để mọi người dân có thể tham khảo.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 129239)
Mới đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phổ biến một phần bản báo cáo liên quan đến Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Thực ra, bản báo cáo này không làm ai ngạc nhiên cả. Thực tế cho thấy hầu hết những bản báo cáo tương tự đều tập trung vào những khía cạnh tích cực.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 213850)
Đơn của một công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho vợ/chồng, con nhỏ và cha/mẹ luôn luôn đáo hạn. Điều này có nghĩa là những hồ sơ này không có lịch trình chờ đợi và được duyệt xét cấp chiếu khán (visa) ngay.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 134584)
Đây là câu hỏi dành cho những người đang ở Hoa Kỳ hợp pháp nhưng là phi-di-dân, và đang có một hồ sơ bảo lãnh đáo hạn. Đây là những hồ sơ thường là con cái hoặc anh chị em của một công dân Mỹ đã đến Hoa Kỳ như một sinh viên - học sinh du học hay du khách.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 124367)
Sở di trú USCIS vừa loan báo bảng lệ phí được điều chỉnh áp dụng cho các loại đơn liên quan đến di trú. Hầu hết các loại đơn đều tăng khoảng 10% nhưng không tăng lệ phí đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ
Thứ Ba, 23 Tháng Mười Một 2010(Xem: 120040)
Hiện nay có bao nhiêu người di dân trên nước Mỹ? Theo thống kê Hoa Kỳ, hiện có vào khoảng 38.000.000 di dân hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm 12,5% dân số Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 122052)
Trong tháng Sáu vừa qua, một người bảo lãnh công dân Mỹ gốc Việt, trong một hồ sơ diện hôn phu-thê, đã đệ đơn trước một Tòa Án Quận Hoa Kỳ ở tiểu bang Oregon, thưa Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, thưa Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ.