Chiếu Khán Công Việc Và Du Lịch

Thứ Ba, 16 Tháng Bảy 201300:00(Xem: 54835)
Chiếu Khán Công Việc Và Du Lịch
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Những đương đơn không xin được chiếu khán (visa) du lịch đến Hoa Kỳ thường than phiền rằng cuộc phỏng vấn quá ngắn ngủi hoặc nhân viên lãnh sự không xem tất cả những giấy tờ mà họ mang theo, hoặc không thể xin kháng cáo nếu đơn xin chiếu khán công việc B1 hoặc chiếu khán du lịch B2 bị từ chối.

Tại sao những cuộc phỏng vấn chiếu khán này quá ngắn? Trong một ngày điển hình, một nhân viên lãnh sự có thể phải phỏng vấn 80 người hoặc hơn, nên chỉ cho phép họ dành khoảng vài phút cho một đương đơn. Tuy nhiên, đơn DS-160 đã ghi nhận hầu hết những thông tin cần thiết để có thể duyệt xét đơn xin chiếu khán. Những giấy tờ khác sẽ chỉ được thẩm định nếu nhân viên lãnh sự cần có thêm xác minh về tình trạng của qúy vị.

Những giấy tờ nào cần thiết để có thể hỗ trợ thêm trong cuộc phỏng vấn? Theo Trưởng phòng Chiếu khán Phi di dân, họ không cần xem quá nhiều giấy tờ. Những thông tin cần thiết đã có trong đơn DS-160. Nhân viên phỏng vấn có thể lấy thêm thông tin bằng cách hỏi đương đơn.

Vì thế, nhân viên lãnh sự không yêu cầu các đương đơn đem thêm quá nhiều giấy tờ cá nhân đến cuộc phỏng vấn. Trong hầu hết các hồ sơ, những giấy tờ được yêu cầu mang theo chỉ có một sổ thông hành (passport), biên lai đóng lệ phí và một tờ giấy xác nhận đã điền mẫu đơn DS-160. Hầu hết những thông tin mà lãnh sự cần để quyết định đều ở trong đơn xin chiếu khán. Ngoài đơn DS-160, nhân viên lãnh sự sẽ chỉ hỏi một vài câu và không đòi xem giấy tờ khác.

Nhân viên lãnh sự thường không thẩm tra những giấy tờ liên quan đến tài chánh và công việc làm của đương đơn vì những giấy tờ này đã cho những dữ kiện mà nhân viên lãnh sự đã hiểu, hoặc vì những thông tin này không thay đổi tình trạng căn bản của đương đơn đã ghi sẵn trên đơn xin chiếu khán.

Có một số người chuyên bán giấy tờ ở Sài Gòn muốn thuyết phục người xin chiếu khán rằng họ nên mua những loại giấy tờ không cần thiết này toàn ghi những thông tin giả để chứng minh trong cuộc phỏng vấn. Theo luật Hoa Kỳ, hình phạt dành cho những người cung cấp thông tin giả mạo để xin chiếu khán là sẽ bị cấm suốt đời không được nhập cảnh Hoa Kỳ.

Liệu việc xin chiếu khán du lịch sẽ bị từ chối nếu đương đơn ghi trên đơn DS-160 rằng họ có thân nhân ở Hoa Kỳ không? Điều tốt nhất là khai toàn sự thật. Tòa Lãnh sự hiểu rằng nhiều người có thân nhân ở Hoa Kỳ nhưng họ chỉ dự tính đi thăm ngắn hạn. Và Lãnh sự cũng biết rằng một số đương đơn xin chiếu khán du lịch trong khi đã có đơn bảo lãnh di dân nhưng không dự tính di dân trong thời gian này. Các đương đơn nên khai những dữ kiện này. Nếu nhân viên phỏng vấn khám phá bất cứ âm mưu dấu diếm hoặc khai man trá dữ kiện, đơn xin chiếu khán sẽ bị từ chối và đương đơn có thể bị ngăn cấm mãi mãi nếu muốn xin bất kỳ loại chiếu khán nào trong tương lai.

Nhân viên phỏng vấn tìm những điều gì? Nhân viên phỏng vấn dùng đơn DS-160 và những lời khai của đương đơn trong cuộc phỏng vấn để xác định những động lực nào đương đơn sẽ trở về Việt Nam sau khi hoàn tất chuyến du lịch ngắn ngủi. Vì thế, nhân viên phỏng vấn dùng cuộc phỏng vấn để đánh giá hoàn cảnh tổng quát của đương đơn - bao gồm những gắn bó về xã hội, gia đình, kinh tế và những yếu tố khác ở Việt Nam. Cuộc phỏng vấn có thể thực hiện bằng tiếng Việt hoặc Anh ngữ, tùy đương đơn chọn.

Các đương đơn có chiếu khán công việc hoặc du lịch có thể ở Hoa Kỳ bao lâu? Chiếu khán của Tòa Lãnh sự chỉ cho phép đương sự nhập cảnh Hoa Kỳ trong thời gian nào đó. Còn thời gian có thể ở lại Hoa Kỳ tùy thuộc quyết định của nhân viên di trú ở nơi nhập cảnh. Sở di trú thường cho du khách lưu lại Hoa Kỳ một thời gian cần thiết để hoàn tất mục đích của chuyến viếng thăm, thông thường từ 3 đến 6 tháng. Trong một số trường hợp, qúy vị có thể xin gia hạn thêm thời gian.

Người có chiếu khán làm gì ở Hoa Kỳ? Người có chiếu khán công việc B1 có thể đến Hoa Kỳ để tham vấn với những người cộng tác trong công việc, thương lượng hợp đồng, mua hàng hóa - vật liệu, giải quyết vấn đề bất động sản, làm nhân chứng cho một vụ xử án, tham dự một hội nghị công việc hoặc chuyên môn, hoặc làm một công việc nghiên cứu độc lập. Đối với chiếu khán du lịch B2, đương đơn có thể đến Hoa Kỳ với những mục đích như đi thăm viếng nhiều nơi, thăm người thân và bạn bè, điều trị y tế, tham dự hội thảo hoặc tham dự những buổi ca nhạc, thể thao hoặc thi tuyển.

Nếu Tòa Lãnh sự từ chối đơn xin Chiếu Khán Du Lịch, đương đơn có thể làm đơn kháng cáo không?

Nếu bất kỳ một chiếu khán phi di dân nào bị từ chối, sẽ không được duyệt xét lại hoặc tái cứu xét; không có thủ tục duyệt xét kháng cáo. Tuy nhiên, đương đơn có toàn quyền xin nộp đơn lại bất cứ lúc nào và đơn mới sẽ được xét duyệt bởi một nhân viên lãnh sự khác. Đương đơn vẫn sẽ phải làm theo tất cả những thủ tục như lúc đầu tiên, bao gồm việc trả lệ phí mới và có ngày phỏng vấn mới. Lãnh sự đề nghị các đương đơn nên đợi ít nhất 6 tháng để nộp đơn mới xin chiếu khán du lịch.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Chiếu khán mà Lãnh sự Hoa Kỳ cấp cho tôi chỉ ghi 3 tháng, nhưng tôi muốn ở Hoa Kỳ 6 tháng.

- Đáp: Ba tháng chỉ là thời gian mà qúy vị phải nhập cảnh Hoa Kỳ trong vòng 3 tháng. Khi qúy vị đến phi trường ở Hoa Kỳ, qúy vị có thể nói với nhân viên di trú thời gian qúy vị muốn lưu lại Hoa Kỳ. Nhân viên di trú thường cho du khách 6 tháng.

- Hỏi: Chú tôi muốn hỏi rằng nếu sổ thông hành của ông sắp hết hạn nhưng chiếu khán cho phép nhập cảnh nhiều lần vẫn còn hiệu lực. Chú tôi có cần phải xin chiếu khán mới không?

- Đáp: Không. Ông ấy không cần phải xin chiếu khán mới. Ông ấy có thể dùng thông hành mới và cũ để du hành.

- Hỏi: Người thân hoặc luật sư của đương đơn có thể cùng tham dự cuộc phỏng vấn xin chiếu khán không?

- Đáp: Không. Người thứ ba không được phép tham dự cuộc phỏng vấn xin chiếu khán phi di dân. Điều này chỉ có thể được áp dụng nếu đương đơn dưới 17 tuổi. Những em này Phải được tháp tùng bởi cha/mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Sáu, 01 Tháng Sáu 2007(Xem: 116119)
Điều duy nhất mà chúng ta biết được hiện nay về những dự luật cải tổ di trú tại quốc hội là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi cho đến khi những dự luật sau cùng được trình Tổng thống phê chuẩn vào tháng Tám năm nay. Mọi viễn ảnh của các dự luật này vẫn còn đang được tranh luận, nhiều vấn đề còn gay gắt đến độ Thượng viện phải ngưng hẳn một tuần để giảm không khí căng thẳng.
Thứ Sáu, 25 Tháng Năm 2007(Xem: 115510)
Dự luật cải tổ di trú được đệ trình bởi Thượng viện Hoa Kỳ tuần qua cho thấy có vẻ như phía đảng Dân Chủ muốn dọn đường cấp Thẻ Xanh cho khoảng 12 triệu ngoại kiều cư ngụ bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, và phía đảng Cộng Hòa chuộng việc di trú dựa trên hệ thống có giá trị, hơn là những ràng buộc gia đình.
Thứ Sáu, 18 Tháng Năm 2007(Xem: 122953)
Đầu tiên là sự kiện giá xây dựng trồi sụt tùy số lượng di dân bất hộp pháp nhập cảnh. Ngành xây cất ở Hoa Kỳ là nơi chứa chấp nhiều người Mễ Tây Cơ nhập cư lậu vào Mỹ, nhiều nhứt. Người Mễ Tây Cơ nhập cư lậu dễ kiếm việc và kiếm được tiền. Những chủ thầu kiến trúc dễ kiếm công nhân lao động phổ thông, trả tiền công rẻ.
Thứ Năm, 10 Tháng Năm 2007(Xem: 114416)
Cãu trúc sau cùng của Đạo luật Cải tổ Di trú Toàn diện còn tùy vào các yếu tố chính trị. Khi các vị dân biểu quyết định về luật di trú mới, họ cũng sẽ nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra liên quan đến cơ hội thắng các cuộc bầu cử năm 2008.
Thứ Năm, 03 Tháng Năm 2007(Xem: 114774)
Những hồ sơ xin chiếu khán di dân đều cần những bằng chứng chính và phụ. Trong các hồ sơ diện kết hôn, giấy hôn thú là bằng chứng chính xác nhận hôn nhân hợp pháp của hai người. Nhưng chứng minh này vẫn chưa đủ. Điều quan trọng không kém là các bằng chứng phụ phải thể hiện sự thành thật trong quan hệ vợ chồng.
Thứ Năm, 26 Tháng Tư 2007(Xem: 114015)
Cả triệu người Việt tìm cách thoát khỏi Việt Nam, trở thành những người di dân "bất hợp pháp" đối với chế độ Cộng Sản Việt Nam, nhưng họ là những người di dân đầy lòng can đảm và tự trọng đối với các dân tộc tự do trên thế giới. Hàng trăm ngàn người Việt đã không thể đến bến bờ tự do và phải "định cư" vĩnh viễn trên biển Thái Bình.
Thứ Sáu, 20 Tháng Tư 2007(Xem: 119504)
Trong đề tài kỳ trước, chúng ta đã nói về vấn đề chi phí du học tại Hoa Kỳ. Một trong những vấn đề quan trọng khác là bảo hiểm y tế. Các trường học ở Hoa Kỳ muốn biết liệu tất cả sinh viên của nhà trường có thể thanh toán các chi phí y tế cần thiết hay không. Trong bài viết lần này, Văn phòng Robert Mullins International xin trích dẫn bài viết của thông tín viên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) Nancy Steinbach trình bày về vấn đề bảo hiểm y tế đối với sinh viên ngoại quốc theo học tại các đại học Mỹ.
Thứ Sáu, 13 Tháng Tư 2007(Xem: 125476)
Sinh viên ngoại quốc muốn theo học tại nước Mỹ cần phải chứng tỏ là họ đủ khả năng chi trả học phí và phí khoản ăn ở cũng như các chi phí khác. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, Văn phòng Robert Mullins International xin trích dẫn bài viết của thông tín viên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) Nancy Steinbach trình bày về vấn đề chi phí du học đối với sinh viên ngoại quốc theo học tại các Đại học Mỹ.
Thứ Sáu, 06 Tháng Tư 2007(Xem: 129473)
Khi dân số Hoa Kỳ đạt một dấu mốc mới 300 triệu người, một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy công chúng Mỹ đang ngày càng lo ngại về mức độ nhập cư hiện nay, đặc biệt là con số 12 triệu người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp đang sinh sống tại nước này. Để tìm hiểu thêm về vấn đề phức tạp và đầy tế nhị này
Thứ Sáu, 30 Tháng Ba 2007(Xem: 118354)
Để có thể được một công dân Mỹ nhận làm con nuôi, một đứa trẻ phải phải có đủ tiêu chuẩn "trẻ mồ côi" theo luật di trú Hoa Kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, những đứa trẻ này phải dưới 16 tuổi khi đơn xin con nuôi được nộp cho sở di trú.