Bảo Lãnh Diện K3 Có Thể Đưa Vợ-Chồng Sang Mỹ Nhanh Hơn Không?

Thứ Tư, 09 Tháng Mười 201300:00(Xem: 64253)
Bảo Lãnh Diện K3 Có Thể Đưa Vợ-Chồng Sang Mỹ Nhanh Hơn Không?
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Sở di trú từng nói rằng họ cố gắng hoàn tất duyệt xét đơn bảo lãnh vợ-chồng trong vòng 6 tháng, nhưng dường như khó thực hiện được. Hiện nay, Sở di trú tại tiểu bang California đang phải mất 9 tháng để duyệt xét hồ sơ bảo lãnh vợ-chồng của công dân Hoa Kỳ.

Có cách nào để đưa người phối ngẫu của qúy vị sang Mỹ nhanh hơn không? Thật là không dễ dàng để có thể trả lời chính xác câu hỏi này vì mọi việc đều tùy thuộc vào số lượng công việc của các văn phòng di trú, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) và Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Tuy nhiên, có một sự lựa chọn và đôi khi hữu hiệu. Chúng ta đang nói về về chiếu khán (visa) diện K3.

Chiếu khán K3 được dành cho người phối ngẫu và con độc thân, dưới 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ, nếu người bảo lãnh đã nộp đơn bảo lãnh và nếu đơn bảo lãnh này CHƯA được Sở di trú chấp thuận. Người bảo lãnh sẽ phải nộp thêm đơn I-129F là một phần trong thủ tục bảo lãnh diện K3.

Chiếu khán K3 cho phép các đương đơn đến Hoa Kỳ nhưng phải đợi cho đến khi Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh nguyên thủy. Sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, họ mới có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh. Không cần phải nộp đơn K3 nếu người bảo lãnh không muốn làm, và có thể đợi Sở di trú hoàn tất việc duyệt xét.

Chiếu khán K3 nghe có vẻ là một ý kiến hay cho đôi vợ chồng không muốn Sở di trú hoàn tất việc duyệt xét đơn bão lãnh diện hôn nhân. Nhưng điều này có thật là một chọn lựa tốt hay không?

Trước hết, theo Sở di trú thuộc tiểu bang California, hiện nay thời gian duyệt xét đơn bảo lãnh diện vợ-chồng và đơn bảo lãnh diện K3 không khác nhau bao nhiêu, có thể chênh lệch khoảng 2 hoặc 3 tháng. Bởi vậy, việc bảo lãnh diện K3 chưa chắc đã có lợi.

Ngược lại, diện K3 lại có một bất lợi khá lớn. Diện K3 phải chờ Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh. Vì thế, Tổng Lãnh sự ở Sài Gòn không thể biết Sở di trú ở Hoa Kỳ có sẽ chấp thuận hoặc từ chối đơn bảo lãnh diện vợ-chồng này. Kết quả là Tổng Lãnh sự sẽ xét duyệt hồ sơ K3 rất kỹ lưỡng, và tình trạng diện K3 bị từ chối thường cao hơn diện bảo lãnh vợ chồng bình thường, không cần nộp thêm đơn K3.

Một lý do khác là Lãnh sự thường do dự chấp thuận các hồ sơ K3 vì đơn Bảo Trợ Tài Chánh dành cho những hồ sơ này không bị ràng buộc nhiều về pháp luật.

Sau cùng, người phối ngẫu khi nhập cảnh Hoa Kỳ với diện K3 sẽ vẫn còn thuộc diện phi-di-dân. Điều này có nghĩa là Thẻ Xanh chỉ có thể xin sau khi Sở di trú hoàn tất việc duyệt xét đơn bảo lãnh vợ chồng nguyên thủy. Và thời gian chờ đợi Thẻ Xanh có thể mất thêm 12 tháng hoặc lâu hơn. Trái lại, người phối ngẫu nhập cảnh Hoa Kỳ như một di dân bình thường sẽ đương nhiên nhận Thẻ Xanh qua bưu điện trong vòng 2 đến 3 tháng sau khi đến Mỹ.

Vì thế, theo sự khảo sát của chúng tôi, trong thời điểm hiện nay, việc chọn lựa nộp đơn diện K3 trong những hồ sơ bảo lãnh vợ-chồng không bảo đảm được duyệt xét nhanh hơn.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu Lãnh sự Hoa Kỳ từ chối đơn xin chiếu khán K3, điều gì sẽ xảy ra cho đơn bảo lãnh đang chờ Sở di trú ở Hoa Kỳ duyệt xét?

- Đáp: Nếu diện K3 bị từ chối vì thiếu bằng chứng hoặc trở ngại về việc bảo trợ tài chánh, vẫn còn có thể được phỏng vấn lại sau khi Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh vợ-chồng.

- Hỏi: Để tiết kiện thời gian, tôi có thể nộp đơn K3 với Sở di trú cùng thời gian với việc nộp đơn bảo lãnh xin chiếu khán di dân cho vợ tôi hay không?

- Đáp: Qúy vị phải đợi cho đến khi nộp đơn bảo lãnh I-130 xin chiếu khán di dân và nhận được biên nhận đã nhận đơn từ Sở di trú. Sau đó, quý vị mới có thể nộp đơn K3.

- Hỏi: Đơn bảo lãnh vợ tôi đang ở Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) tại New Hamshire, nhưng có vẻ vợ tôi sẽ phải chờ khá lâu mới có ngày phỏng vấn xin chiếu khán. Tôi có thể nộp đơn K3 để giúp hồ sơ được giải quyết nhanh hơn không?

- Đáp: Đơn K3 không thể dùng để đẩy nhanh thủ tục duyệt xét của NVC. Những hồ sơ này chỉ liên quan đến Sở di trú và phải đợi đơn bảo lãnh được chấp thuận.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 03 Tháng Mười Một 2010(Xem: 144506)
Mới đây, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư hỏi như sau: "Tôi là một sinh viên hiện đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) du học F1. Tôi muốn ở lại và nộp đơn xin Thẻ Xanh. Xin qúy vị cho biết cách tốt nhất để thực hiện điều này".
Thứ Tư, 27 Tháng Mười 2010(Xem: 129117)
Đạo Luật Di Trú Bảo Lãnh Gia Đình cho phép người thân trong gia đình kế quyền một hồ sơ bảo lãnh gia đình khi người bảo lãnh qua đời, với mục đích hoàn tất hồ sơ Bảo Trợ Tài Chánh I-864.
Thứ Tư, 20 Tháng Mười 2010(Xem: 124187)
Sở di trú Hoa Kỳ đang có một trang mới trên trang nhà điện tử, có tên là "Trung Tâm Cung Cấp Thông Tin Quốc Tịch". Qúy vị có thể vào trang nhà chính thức của Sở di trú qua địa chỉ: http://uscis.gov.
Thứ Tư, 13 Tháng Mười 2010(Xem: 119418)
Vài tháng trước đây, chúng tôi đã có dịp tường trình sự việc Văn Phòng Chiếu Khán của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhận được rất nhiều thư than phiền từ nhiều nơi liên quan đến việc từ chối đơn xin chiếu khán (visa) diện hôn thê - hôn phu (tức diện fiancée).
Thứ Tư, 06 Tháng Mười 2010(Xem: 119463)
Trong năm 2002, các chính giới thuộc đảng Dân Chủ đã đệ trình một đạo luật có tên gọi là HR-5600, tức Đạo Luật Được Hưởng Sự Hợp Pháp Hóa và Đoàn Tụ Gia Đình. Đạo luật này sẽ cho cho phép những học sinh không có giấy tờ hợp lệ, dưới 25 tuổi, học trung học, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân.
Thứ Tư, 29 Tháng Chín 2010(Xem: 119049)
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa điều chỉnh một số luật lệ liên quan đến sự rối loạn về tinh thần hay thể chất có thể cản trở một người được cấp chiếu khán (visa) vào Hoa Kỳ. Những sự thay đổi luật lệ này nhằm vào tình trạng rối loạn tinh thần hay thể chất với hành vị gây nguy hại, và nhằm vào tình trạng rối loạn vì lạm dụng hóa chất.
Thứ Tư, 22 Tháng Chín 2010(Xem: 122736)
Nếu một đứa trẻ được sinh ra ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ và một trong cha mẹ là công dân Mỹ thì đứa con thường được chấp nhận là công dân Mỹ. Nhưng nếu cả hai che mẹ vẫn là Thường Trú Nhân thì chuyện gì sẽ xảy ra? Làm sao đứa trẻ có thể đi Mỹ được?
Thứ Tư, 15 Tháng Chín 2010(Xem: 118906)
- Gồm công dân của các nước Việt Nam, Phi Luật Tân, Cam Bốt, Mã Lai, Nam Dương và Nhật Bản
Thứ Tư, 08 Tháng Chín 2010(Xem: 137185)
Những cuộc bầu cử sắp diễn ra trong tháng 11 năm nay và một trong những vấn đề sẽ được các ứng cử viên bàn thảo đó là quyền của những đứa trẻ sinh ở Mỹ đương nhiên là công dân Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 01 Tháng Chín 2010(Xem: 117064)
Sở di trú Hoa Kỳ vừa phổ biến một thông báo lưu ý những du khách muốn xin học ở Hoa Kỳ. Điểm chính của bản thông báo nhắc nhở này là du khách không được phép nhập học trong khi vẫn còn nằm trong diện chiếu khán (visa) công việc hoặc chiếu khán du khách B-1 hay B-2.