Thẩm Tra Giấy Tờ Các Đương Đơn Tại Tòa Lãnh Sự Cập Nhật Thủ Tục Xin Gia Hạn Chương Trình DACA

Thứ Tư, 20 Tháng Tám 201400:00(Xem: 25829)
Thẩm Tra Giấy Tờ Các Đương Đơn Tại Tòa Lãnh Sự Cập Nhật Thủ Tục Xin Gia Hạn Chương Trình DACA

Thẩm Tra Giấy Tờ Các Đương Đơn Tại Tòa Lãnh Sự: Trong một cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa), những thông tin nào cần kiểm tra và làm cách nào những thông tin này được tổng hợp trong thủ tục thẩm tra?

Những thông tin lưu trữ được cất giữ và được duyệt xét qua hệ thống Lưu Trữ Dữ Kiện Tổng Hợp Lãnh Sự (tức Consular Consolidated Database - gọi tắt là hệ thống CCD). Hệ thống lưu trữ này chứa hơn 143 triệu hồ sơ liên hệ đến những đơn xin chiếu khán. Các nhân viên lãnh sự sẽ vào xem những quyết định liên quan đến những đơn xin chiếu khán mà đương đơn đã xin trước đây (nếu có) và những ghi nhận riêng của các nhân viên lãnh sự khác.

Hơn 75 triệu hình ảnh được lưu giữ trong hệ thống điện tử CCD. Hệ thống CCD cũng lưu giữ khoảng 10 triệu dấu vân tay của các đương đơn xin chiếu khán. Các tòa lãnh sự cũng sử dụng kỹ thuật nhận dạng khôn mặt để thẩm tra và so sánh với kho dữ kiện của hệ thống CCD lưu giữ hình ảnh của các đương đơn xin chiếu khán. Họ cũng sẽ kiểm tra một hệ thống lưu giữ riêng biệt về danh sách hình ảnh những tên khủng bố.

Hệ thống Lưu Trữ Dữ Kiện Lãnh Sự được nối kết với các hệ thống lưu trữ dữ kiện về di trú và thi hành luật pháp khác, để giúp cho nhân viên lãnh sự xác nhận những vấn đề cần quan tâm. Những nối kết bao gồm Bộ Nội An Hoa Kỳ, Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) và Hệ Thống Xuất Nhập Cảnh Của Bộ Nội An. Hệ Thống này có thể được dùng để xem nếu đương đơn có ở quá hạn chiếu khán trước đây không.

Hệ thống Lưu Trữ Dữ Kiện Lãnh Sự cũng được nối kết với một hệ thống chứa những hồ sơ cá nhân có thể đe dọa an ninh Hoa Kỳ.

Nhập Cảnh Tại Cửa Khẩu Hoa Kỳ: Những dấu vân tay được lấy trong thủ tục xin chiếu khán được Tòa Lãnh sự gửi đến cơ quan Bảo Vệ Biên Phòng và Hải Quan Hoa Kỳ. Thủ tục trên cho phép cơ quan này so sánh những dấu vân tay của Lãnh sự và những dấu vân tay được lấy từ nơi nhập cảnh tại Hoa Kỳ.

Điều quan trọng là các đương đơn xin chiếu khán cần phải cung cấp những thông tin chính xác trong đơn xin chiếu khán, và các đương đơn cần phải hiểu rất rõ là các nhân viên lãnh sự có rất nhiều phương tiện để xác nhận những thông tin được cung cấp.

Chương trình DACA: Trong tháng 6 năm 2014 vừa qua, Sở di trú USCIS đã bắt đầu thủ tục gia hạn cho hàng trăm ngàn di dân thiếu niên đã nhận được sự trợ giúp của chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (Lệnh Trục Xuất) Những Người (Đến Hoa Kỳ) Từ Thơ Ấu (tức Deferred Action for Childhood Arrivals - gọi tắt là DACA). Thủ tục gia hạn lần này dễ dàng hơn lần nộp đơn đầu tiên cho chính phủ Hoa Kỳ.

Một vài đề nghị khi nộp đơn xin gia hạn chương trình DACA:

- Gửi đơn của qúy vị đúng thời hạn. Điều rất quan trọng cần ghi nhớ là phải nộp đơn trong 120 ngày trước ngày hết hạn thẻ Cho Phép Làm Việc (tức Employment Authorization Card). Nếu qúy vị nộp đơn quá sớm (chẳng hạn như nộp đơn trước 150 ngày) thì Sở di trú sẽ hoàn trả đơn của qúy vị.

- Qúy vị sẽ nộp Đơn I-812D mới với những câu hỏi cập nhật và có thể đòi hỏi thêm một số thông tin khác.

- Cần phải kê khai tất cả những lần vắng mặt ở Hoa Kỳ. Vì thế nếu qúy vị rời khỏi Hoa Kỳ trong hai năm qua, cần phải thông báo cho chính phủ biết điều này.

- Cần kiên nhẫn và quan tâm. "Thủ tục duyệt xét sẽ phải mất ít nhất 120 ngày, vì thế các đương đơn nên gửi giấy tờ 120 ngày trước khi hết hạn".

Cần ghi nhớ rằng những đòi hỏi căn bản để gia hạn chương trình DACA giống như lần nộp đơn đầu tiên:

Qúy vị đã đến Hoa Kỳ trước sinh nhật 16 tuổi.

Qúy vị thực sự đã ở Hoa Kỳ từ tháng 6 năm 2007.

Qúy vị đã thực sự có mặt ở Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 6 năm 2012, tức là ngày Bộ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ chính thức ban hành chương trình DACA.

Qúy vị hiện đang theo học một chương trình giáo dục: chẳng hạn như đang học Trung học, chương trình Giáo dục Tổng quát, Trường Hướng nghiệp được công nhận bởi tiểu bang hoặc trường đại học.

Qúy vị không vi phạm những tội đại hình và không chưa từng phạm ba tội tiểu hình đáng quan tâm.

Qúy vị không thể hơn 31 tuổi vaò ngày 15 tháng 6 năm 2012. Qúy vị có thể bắt đầu nộp đơn lúc 15 tuổi.

Hỏi Đáp Di Trú:

Hỏi: Đối với chương trình DACA, có phải sở di trú rất nghiêm ngặt về ngày đến Mỹ, cháu của tôi đến Mỹ chỉ một tuần sau ngày tròn 16 tuổi. Cháu có hợp lệ không?

Đáp: Sở di trú không có quyền hạn thay đổi nguyên tắc, sở di trú sẽ không thể chấp thuận đơn của em ấy, nếu em đến Mỹ sau ngày 16 tuổi

Hỏi: Những đương đơn diện DACA có thể xin chuyển diện thường trú qua một đơn bảo lãnh đoàn tụ gia đình không?


Đáp: Một em có diện DACA tức được xem là hợp lệ tại Hoa Kỳ. Do đó, em ấy có thể xin thẻ xanh thường trú dựa vào một đơn bảo lãnh đoàn tụ gia đình

Hỏi: Có những hậu quả gì nếu dùng một dịch vụ thiếu chuyên môn, bất tín trong việc xin visa?

Đáp: Có hàng trăm cơ sở dịch vụ tại Hoa Kỳ và Sàigon sẵn sàng cung cấp những thông tin sai lạc trên đơn xin. Họ không hiểu nguồn lưu trữ dữ kiện luôn sẳn có cho những viên chức lãnh sự. Và trong nhiều trường hợp, những người này đã không ghi danh tánh trong đơn. Vì thế, đương đơn bị cho là kê khai gian lận trong đơn xin của mình.
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 92498)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95693)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100676)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 97465)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 96226)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 100943)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 103309)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100565)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 96985)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.
Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 102280)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).