Bảo Trợ Tài Chánh Cho Người Di Dân

Thứ Tư, 06 Tháng Năm 200900:00(Xem: 39449)
Bảo Trợ Tài Chánh Cho Người Di Dân

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Chính phủ Hoa Kỳ đòi hỏi các bằng chứng mà người di dân sẽ phải có các nguồn tài chánh thích hợp để có thể tự lo khi họ đến Hoa Kỳ. Người muốn di dân sang Hoa Kỳ phải thể hiện rằng họ sẽ không sống dựa vào trợ cấp xã hội hay những nguồn tiền khác của chính phủ sau khi đến Hoa Kỳ.

Mẫu Bảo Trợ Tài Chánh I-864 là sự cam kết pháp lý của người ký tên trên mẫu đơn này. Nếu người bảp lãnh không đủ lợi tức, các thành viên khác sống chung trong nhà có thể làm người cùng bảo trợ. Nếu tổng số lợi tức trong gia dình không đủ, người bảo lãnh có thể nhờ một người khác đồng bảo trợ. Người đồng bảo trợ phải là người không sống cùng một nhà với người bảo lãnh.

Người bảo trợ và người đồng bảo trợ phải là một công dân Hoa Kỳ hoặc là thường trú nhân, trên 18 tuổi và hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ. Những người bảo trợ tài chánh phải có lợi tức ít nhất trên 125% so với mức lợi tức nghèo đói theo chính phủ quy định mỗi năm. Mức độ lợi tức nghèo đói thay đổi tùy theo số thành viên trong một gia đình. Với mẫu đơn I-864, những người sống trong gia đình bao gồm người bảo lãnh và tất cả những người liên hệ với người bảo lãnh (hoặc người đồng bảo trợ tài chánh) như ruột thịt, liên hệ qua hôn nhân hoặc con nuôi đang sống chung trong một nhà. Lợi tức của người bảo trợ phải trên mức nghèo đói quy định về số người trong gia đình tại Hoa Kỳ, cộng với tất cả số người di dân đến từ Việt Nam.

Những người đến Hoa Kỳ theo diện thăm viếng hoặc khách du lịch hầu hết đều cần người bảo trợ tài chánh. Trong trường hợp này, mẫu đơn cần dùng là I-134 và những đòi hỏi cũng ít hơn mẫu đơn sử dụng cho người di dân. Người bảo trợ cho khách viếng thăm chỉ cần hứa sẽ cung cấp sự giúp đỡ trong thời gian khách viếng thăm Hoa Kỳ. Thực tế, điều quan trọng nhất khi nộp đơn xin viếng thăm Hoa Kỳ vẫn là sự thuyết phục Tỗng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn tin rằng đương đơn có sự ràng buộc gia đình rất mạnh mẽ và ràng buộc về tài chánh rất nhiều ở Việt Nam, để đương đơn sẽ có động lực trở về Việt Nam và không làm việc bất hợp lệ trong thời gian ở Hoa Kỳ.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Người bảo trợ tài chánh sẽ chịu trách nhiện pháp lý với người di dân bao lâu?

- Đáp: Sự cam kết của người bảo lãnh, người đồng bảo trợ không chấm dứt cho đến khi người di dân có quốc tịch Mỹ, hoặc cho đến khi người di dân làm việc đủ 40 "quarters", hoặc rời khỏi Hoa Kỳ vĩnh viễn, hoặc từ trần. Ly dị không có nghĩa sẽ chấm dứt sự cam kết.

- Hỏi: Người bảo trợ hoặc đồng bảo trợ có phải chịu trách nhiệm về chi phí y tế hay các vấn đề pháp lý không?

- Đáp: Người bảo trợ sẽ cần cung cấp tiền để mua bảo hiểm y tế nếu người di dân không được bảo hiểm ở chỗ làm việc. Người bảo trợ không chịu trách nhiệm về các khoản nợ hay các vấn đề pháp lý của người di dân.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 27 Tháng Tám 2014(Xem: 17435)
Question 1: In September, the cutoff date for F2A cases will advance 8 months, to January 1st, 2013. What does this mean for Permanent Residents who have filed petitions for their spouse and children?
Thứ Tư, 20 Tháng Tám 2014(Xem: 14233)
Records that are stored and reviewed on the Consular Consolidated Database (CCD).
Thứ Tư, 13 Tháng Tám 2014(Xem: 14236)
There are rumors that on a case-by-case basis, Consulates will waive nonimmigrant visa requirements for admission into the United States for applicants whose U.S. travel involves an “emergency” (i.e., humanitarian travel and life-and-death situations) or impacts U.S. national interests.
Thứ Tư, 06 Tháng Tám 2014(Xem: 14539)
On July 30, 2014, the U.S. Department of State issued the following update related to the recent computer crash that has led to delays in visa and passport processing:
Thứ Tư, 30 Tháng Bảy 2014(Xem: 21200)
The process of sponsoring a fiancée is only for American citizens. It requires submitting Form I-129F to USCIS and obtaining a K-1 nonimmigrant visa.
Thứ Tư, 23 Tháng Bảy 2014(Xem: 13734)
Not counting family members: This means that only one visa per family would be required instead of requiring a separate visa for each spouse and child.
Thứ Tư, 16 Tháng Bảy 2014(Xem: 14583)
A listener says: I am an American citizen, sponsoring my daughter, son-in-law and two grand-daughters.
Thứ Tư, 09 Tháng Bảy 2014(Xem: 15310)
We received some interesting questions from our listeners and we will share the responses with our audience.
Thứ Tư, 25 Tháng Sáu 2014(Xem: 20248)
The CIS Fraud Detection Unit is responsible for making site visits at the homes of married couples in spousal permanent residence ("green card") cases, when the alien spouse is applying for a permanent Green Card.
Thứ Tư, 11 Tháng Sáu 2014(Xem: 14051)
The Supreme Court decision is a major disappointment because Congress probably did not intend such a narrow interpretation of the law.