Cuộc Hành Trình Gian Khổ Của Một Di Dân Việt Nam

Thứ Tư, 28 Tháng Tư 201000:00(Xem: 39884)
Cuộc Hành Trình Gian Khổ Của Một Di Dân Việt Nam
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Văn phòng Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho hàng chục ngàn gia đình đoàn tụ trên đãt Mỹ trong 23 năm qua. Có nhiều hồ sơ rất đáng ghi nhớ nhưng có lẽ trường hợp vô cùng đặc biệt sau đây sẽ làm cho nhiều người khó có thể mường tượng được. Đây là trường hợp di dân của một người Việt Nam tưởng rằng không thể nào thành công với những gian nan đầy vô vọng, nhưng lại được kết quả viên mãn, khó có thể tin được. Đó là trường hợp của ông Văn.

 Trong thời gian chiến tranh, ông Văn từng làm việc với một số cơ quan Hoa Kỳ ở Việt Nam. Khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, để tránh những rắc rối với nhà cầm quyền mới, ông Văn đã phải tìm cách sử dụng nhiều lý lịch khác nhau. Ông đã lập gia đình và có con. Ông chỉ muốn có một đời sống bình thường, nhưng linh cảm cho ông biết sẽ có một ngày ông sẽ là "đối tượng cần quan tâm" của nhà cầm quyền.

 Sau cùng, năm 2006, ông cảm thấy đã đến lúc phải ra đi nên đã tìm cách biến mất khỏi Việt Nam và ẩn trú ở Cam Bốt. Một nhóm thiện nguyện ở Thái Lan, khuyên ông nên tìm cách di chuyển sang Thái. Sau hai năm ở Cam Bốt, ông nhận thấy rằng cần phải rời khỏi nơi này. Chỉ cách vài tiếng trước khi công an Cam Bốt tràn đến nơi ở, ông Văn đã vượt thoát bằng cách nhờ xe vận tải, dùng xe bus và kể cả xe gắn máy đến Thái Lan. Ở Thái, nhóm thiện nguyện kể trên đã giúp ông nơi trú ngụ an toàn, nhưng ông không bao giờ rời nơi ở một mình, vì e rằng có thể bị nhân viên di trú Thái câu lưu và trả về lại Việt Nam.

 Vào tháng 7 năm 2008, vợ con ông Văn được chiếu khán (visa) di dân sang Hoa Kỳ. Trong lúc dó, ông Văn vẫn còn ẩn náu ở Thái Lan. May mắn thay, ông có một người bạn tốt đã liên lạc với Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Bangkok để yêu cầu chấp nhận xét đơn đoàn tụ của ông với người thân bên Mỹ. Ông Văn cho biết những khó khăn trải qua trong giai đoạn này không bút mực nào tả cho hết được. Người bạn của ông đã phải hai lần đến Tòa Đại Sứ Mỹ và gửi rất nhiều email để giúp cho hồ sơ được tiến hành trôi chảy. Người bạn của ông đã phải thuyết phục Tòa Đại Sứ rằng, theo thủ tục, ông Văn không thể nào cung cấp mẫu đơn Lý Lịch Tư Pháp từ phía nhà nước Việt Nam, hoặc Cam Bốt, hay Thái Lan được. Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, sau cùng, đã chấp nhận cấp chiếu khán cho ông, nhưng phải đợi ông Văn chữa bệnh phổi.

 Nhưng trở ngại vẫn còn ở cơ quan di trú Thái Lan. Họ nói rằng ông Văn không thể rời khỏi Thái Lan vì ông không có bằng chứng nhập cảnh Thái hợp pháp. Ngay lúc đó, Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc ở Thái đã đưa bàn tay nhân đạo ra giúp ông. Họ đưa trường hợp của ông Văn đến một tổ chức có tên là "Lên Tiếng Cho Dân Nghèo". Tổ chức này đã thương thảo thành công và ông Văn đã được thả từ nhà tù di trú của Thái. Và trong tháng Hai năm 2010 vừa qua, ông Văn đã được vợ con đón mừng tại phi trường San Francisco.

 Ông Văn cho biết sự đoàn tụ với vợ con trên đãt Mỹ là một giấc mộng kỳ diệu. Đó là ân đức của Trời - Đất, của những tấm lòng nhân ái vô biên.

 Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 42815)
Gần đây đã có một số tin đồn và thông tin sai lạc về loại chiếu khán (visa) dành cho những người làm việc trong lãnh vực tôn giáo. Hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến qúy vị một số dữ kiện liên quan đến đề tài này.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 45000)
Trong thời gian gần đây, trang nhà của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội có mở một số chuyên mục dành cho các sinh viên học sinh và học giả Việt Nam có ý định sang Mỹ du học.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 45757)
Bảy năm trước, chiếu khán (visa) K-3 được thành lập. Chiếu khán K-3 được dành cho người hôn phối và con cái dưới vị thành niên của các công dân Hoa Kỳ, nếu người bảo lãnh đã nộp đơn bảo lãnh chiếu khán di dân và nếu đơn này chưa được sở di trú chấp thuận. Người bảo lãnh cũng phải nộp thêm đơn I-129F trong tiến trình nộp đơn diện chiếu khán K-3.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 42771)
Thi hành nghĩa vụ quân dịch có thể nhận nhiều ích lợi. Những người từng phục vụ 3 năm trong quân đội Hoa Kỳ được miễn quy chế đòi hỏi thời gian cư trú đã ấn định nếu đơn xin nhập quốc tịch được nộp trong thời gia tại ngũ.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 41690)
H iệp định con nuôi giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã hết hạn vào ngày 1 tháng 9 năm 2008 vừa qua.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 42749)
Chúng ta không thể tiên đoán kết quả một cuộc phỏng vấn tại Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 41353)
Khi là một thường trú nhân, bạn được quyền sống thường trú trên đất Mỹ và được làm việc cho hầu hết các chủ nhân.
Thứ Năm, 21 Tháng Tám 2008(Xem: 43367)
Người có Thẻ Xanh Thường trú nhân không hợp lệ để nộp đơn bảo lãnh cho con đã lập gia đình và đó cũng là lý do tại sao vấn đề hôn nhân thường làm cho một số hồ sơ bảo lãnh bị xem là "chết".
Thứ Năm, 21 Tháng Tám 2008(Xem: 42716)
Những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và diện hôn phu-thê vẫn phải đối diện với những trở ngại trong cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) tại Sài Gòn hiện nay.
Thứ Năm, 14 Tháng Tám 2008(Xem: 43147)
Vào năm 2006, một số vị dân cử trong quốc hội đã đưa ra một số dự luật cải tổ di trú. Trọng tâm của những dự luật này là giải quyết tình trạng 12 triệu người di cư bất hợp pháp tại Hoa Kỳ và các điều hướng vấn đề di trú trong tương lai