Tình Yêu Qua Ngưỡng Cửa Di Trú (Phần 1)

Thứ Hai, 04 Tháng Bảy 201600:17(Xem: 26668)
Tình Yêu Qua Ngưỡng Cửa Di Trú (Phần 1)
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Người mẹ đưa người con trai đến Văn phòng Robert Mullins International (RMI) đúng hẹn. Bà nói rất muốn người con trai lấy vợ ở Việt Nam và muốn hỏi rõ thủ tục kết hôn. Người vợ tương lai, theo người mẹ, là con của một người bạn thân, rất ngoan và tháo vát. Người con trai ngồi hiền lành, chỉ cười. Vẻ mặt hớn hở pha chút lo lắng. Anh chỉ gặp người vợ sắp cưới trên những tấm hình được gửi từ bên kia bờ Thái Bình Dương. Anh sinh trưởng ở Mỹ, tốt nghiệp kỹ sư điện toán và đã ra làm việc được ít năm. Anh là người con trai duy nhất và trên anh còn ba người chị. Đó là một trong những nguyên nhân, theo người mẹ tâm sự, "rất muốn cháu lấy vợ Việt Nam".

Cũng như thế, có người phụ nữ chưa đến 40, đã ly dị chồng bên Mỹ. Chị muốn làm "Công hàm độc thân" để về Việt Nam kết hôn lần nữa. Người đàn bà còn rất trẻ này vẫn còn tin tưởng nhiều về cuộc hôn nhân sắp tới với người bạn xưa, chia sẻ: "Chẳng lẽ ở vậy mãi sao!".

Còn hơn thế nữa, khi một vị đứng tuổi góa bụa, trên 70 tuổi, đến văn phòng RMI an nhiên hỏi thăm những khó khăn khi ông muốn về Việt Nam lấy vợ, và người vợ tương lai này chỉ bằng tuổi con hay cháu ông. Ông cười hiền hòa, "cái số nó vậy", và giải thích như lời tâm tình: người bạn vong niên bên Việt Nam muốn cho người con gái "làm bạn đời săn sóc ông" như để trả một món nợ ân nghĩa không sao báo đáp....

Đó là những câu chuyện chồng chất theo năm tháng, thân quen, mà nhân viên của các văn phòng RMI chăm lo như việc nhà, theo dõi, đốc thúc và giải quyết với kết quả tốt đẹp nhất. Và việc kết hôn với "người bên Mỹ" là một trong những biến cố gia đình quan trọng đánh dấu hơn 41 năm sinh hoạt của cộng đồng người Việt tỵ nạn trên thế giới nói chung, và tại Hoa Kỳ nói riêng.

Hồ Sơ Bảo Lãnh Diện Vợ/Chồng Và Hôn Phu/Hôn Thê: Đậu Hay Rớt Là Một Vấn Đề Cần Thảo Luận

Trước khi một nhân viên Lãnh sự Hoa Kỳ có thể cấp bất cứ loại chiếu khán (visa) nào, họ cần bảo đảm một cách chắc chắn rằng tất cả những đòi hỏi đều phải được đáp ứng và không hề có chỉ dấu gian dối nào trong hồ sơ bảo lãnh. Dĩ nhiên, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giúp cho nhân viên Lãnh sự có thể quyết định chính xác, nhưng trên thực tế, hầu hết những hồ sơ bảo lãnh đều dựa trên "sự cảm nhận" của nhân viên Lãnh sự khi duyệt xét từng hồ sơ. Mặc dù các nhân viên Lãnh sự khá quen thuộc với văn hóa Việt Nam, nhưng họ vẫn chỉ là người ngoại quốc và họ cũng không thể tránh được việc duyệt xét hồ hơ theo cái nhìn của người Hoa Kỳ. Hầu hết những hồ sơ được xem là có sức "thuyết phục" là những hồ sơ có phong cách tìm hiểu và kết hôn giống như người Hoa Kỳ.

Trong cái nhìn của các nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ, nhiều người trong hồ sơ bảo lãnh, từ hai phía, thường đến với nhau, qua cuộc hôn nhân vì "lợi ích" nhiều hơn là vì mối tình chân thật. Người bảo lãnh ở Hoa Kỳ đi tìm ở người hôn phối thể hiện nét văn hóa Việt Nam, và người ở Việt Nam muốn tìm một đời sống tốt đẹp hơn ở nước ngoài. Đôi khi, cả hai người đều thú nhận rằng tình yêu chưa đến với họ qua cuộc hôn nhân.

Hơn một nửa cuộc hôn nhân tại Hoa Kỳ đã vác chiếu ra tòa ly dị. Nhân viên Lãnh sự biết rõ điều này, nhưng trong buổi phỏng vấn cấp chiếu khán, họ chú trọng đến mối liên hệ trước khi việc kết hôn xảy ra. Ở Hoa Kỳ, đôi tình nhân tự do quen biết, gặp gỡ nhau mà ít khi cần sự giúp đỡ của thân nhân, hay bè bạn. Họ biết nhau, gặp nhau trong nhiều tháng, hay nhiều năm, trước khi kết hôn. Họ dễ dàng gặp gỡ cha mẹ chồng, hoặc cha mẹ vợ tương lai. Họ thường có hoàn cảnh kinh tế tương đồng, vì thế không có những sự thay đổi lớn lao về tài chánh ảnh hưởng đến họ hay gia đình của họ, nếu họ kết hôn. Sau khi lấy nhau, họ cũng sẽ không phải di chuyển đến nơi xứ lạ quê người, phải học ngôn ngữ mới, và không phải bỏ lại sau lưng những người thân yêu nơi cố quốc.

Ngược lại, phần lớn người bảo lãnh diện vợ/chồng, hay diện hôn phu/hôn thê, đến Việt Nam chỉ trong thời gian ngắn để gặp người bạn tình, thường đã được họ hàng, hay bạn bè giới thiệu, chứ không do họ tự lựa chọn. Và kết quả cuộc hôn nhân với "người bên Mỹ" thường mang lại cho người hôn phối ở Việt Nam sự thay đổi lớn lao, thường là tốt đẹp hơn. Thêm vào đó, gia đình của người được bảo lãnh còn ở Việt Nam có thêm một điều ích lợi rất thực tế, đó là con cái của họ, sau khi sang định cư ở nước ngoài, sẽ gửi tiền về giúp đỡ, và có thể bảo lãnh cho họ đi di dân sau này.

Tuy nhiên, những nan đề chính khác mà người được bảo lãnh thường gặp phải là:

- Họ thường tổ chức nghi lễ đính hôn, hay kết hôn, quá đơn giản trong chuyến về Việt Nam đầu tiên, trước khi có cơ hội tìm hiểu người hôn phối nhiều hơn. Hình ảnh nộp trong lúc phỏng vấn đôi khi không đủ sức thuyết phục; chẳng hạn như hình ảnh người thiếu nữ không thoải mái khi phải cố gắng bày tỏ cảm xúc của mình với người đàn ông mà họ mới gặp lần đầu. Hoặc hình ảnh chụp nghi lễ đính hôn, hoặc lễ cưới, tiệc cưới, không thấy đông người, trông tẻ nhạt... dễ gây cho người phỏng vấn "cảm giác" hình ảnh chỉ chụp vài tấm cho "lấy có" để làm bằng chứng mà thôi. Thêm vào đó, hình ảnh nên có là những buổi đi chơi với nhau trước và sau "ngày vui". Người phỏng vấn sẽ cảm thông hơn khi thấy hình chụp đôi uyên ương đi hưởng "tuần trăng mật" nơi thơ mộng....

- Vì sự kiện có ý định gian dối trong việc bảo lãnh khá cao ở Việt Nam, nên đã tạo cho nhân viên Lãnh sự trong lúc phỏng vấn luôn có giả thuyết rằng sự liên hệ giữa hai bên "không trong sáng". Người được bảo lãnh sẽ phải bỏ nhiều công sức để vượt qua cái "cảm nhận" cố hữu đó.

- Nhân viên Lãnh sự biết rằng đã có một số người được bảo lãnh phải trả cho người bảo lãnh số tiền từ 30.000 mỹ kim trở lên để được định cư tại Hoa Kỳ.

- Vì có quá nhiều hồ sơ, nhân viên Lãnh sự gần như không bị giám sát bởi cấp cao hơn. Các nhân viên cao cấp ít khi tra hỏi về quyết định của nhân viên Lãnh sự có trách nhiệm phỏng vấn. Vấn đề kháng cáo thường không thành công vì nhân viên Lãnh sự có thể bỏ qua tất cả những chứng cớ liên hệ nếu họ "cảm thấy" hồ sơ này không "trong sáng".

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Điều gì làm cho các nhân viên Lãnh sự nghi ngờ về mối liên hệ?

- Đáp: Một hồ sơ dễ dàng bị từ chối nếu người được bảo lãnh  không thể trả lời những câu hỏi liên quan đến đời sống của người bảo lãnh, hay về sự liên hệ giữa hai người, hay người được bảo lãnh trả lời những câu hỏi khác với những thông tin mà người bảo lãnh đã cung cấp cho văn phòng di trú. Người bảo lãnh và người được bảo lãnh phải cung cấp những thông tin giống nhau cho Lãnh sự. Và điều quan trọng là người được bảo lãnh KHÔNG BAO GIỜ thay đổi những gì đã cung cấp, nếu nghĩ rằng những điều khai khác đi sẽ làm cho nhân viên Lãnh sự dễ dàng chấp nhận hơn. Luôn luôn trả lời những sự kiện đã cung cấp, và nhớ chính xác những dữ kiện này.

- Hỏi: Những bằng chứng liện hệ nào có sức thuyết phục nhất đối với nhân viên Lãnh sự?

- Đáp: Hầu hết nhân viên Lãnh sự muốn biết bằng chứng về sự liên hệ kể từ hai người gặp nhau lần đầu tiên, hay kể từ khi hai người làm quen với nhau qua điện thoại, emails hay thư từ; cộng thêm những hình ảnh tổ chức lễ đính hôn hay kết hôn. Thẻ điện thoại là cách liên lạc tốt để tiết kiệm tiền điện thoại nhưng không tốt để chứng minh về sự liên hệ. Và, nếu đôi uyên ương "quá bận rộn", hay "quá mệt mỏi" để liên lạc với nhau thường xuyên, thì Lãnh sự cũng có thể sẽ "rất bận rộn" nên không thể lắng nghe những lời giải thích xin lỗi và hồ sơ sẽ bị từ chối.

- Hỏi: Phải làm gì dù khi đã có nhiều chứng minh và liên lạc thường xuyên, nhưng vẫn bị Lãnh sự bác hồ sơ?

- Đáp: Nếu Lãnh sự quyết định gửi đơn bảo lãnh trở về cơ quan di trú ở Hoa Kỳ, người bảo lãnh chắc chắn có cơ hội tốt hơn để thuyết phục cơ quan di trú về sự liên hệ trong sáng của mình. Các nhân viên di trú thường cởi mở hơn các nhân viên Lãnh sự ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi để hồ sơ bảo lãnh được Lãnh sự ở Việt Nam hòan trả cho Sở di trú Hoa Kỳ, và Sở này gửi thư cho người bảo lãnh để yêu cầu giải thích và bổ túc những lý do bị Lãnh sự từ chối sẽ khá lâu. Chính vì thế, qúy vị cần chuẩn bị hồ sơ bảo lãnh thật kỹ lưỡng từ những lúc khởi đầu mối quan hệ với người được bảo lãnh ở Việt Nam.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật từ 2:00-3:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Bảy, 05 Tháng Mười 2024(Xem: 108)
Robert Mullins International) Bộ Ngoại giao thông báo rằng hệ thống gia hạn sổ thông hành (Passport) trực tuyến hiện đã đi vào hoạt động hoàn toàn. Công dân Hoa Kỳ tuổi từ 25 trở lên và có sổ thông hành đã hết hạn trong vòng năm năm qua hoặc sẽ hết hạn trong năm tới sẽ không cần phải điền hoặc in đơn, gửi séc, đặt lịch hẹn hoặc in ảnh passport mới. Một người có thể tạo tài khoản trên trang web của Bộ Ngoại giao để bắt đầu quy trình gia hạn. Bạn có thể chụp ảnh cho sổ thông hành bằng điện thoại di động và tải lên, miễn là ảnh mới chụp gần đây và không phải là ảnh chụp theo kiểu selfie. Bạn cần đứng trước phông nền trắng và không đeo mắt kính.
Thứ Bảy, 28 Tháng Chín 2024(Xem: 464)
Hỏi: Liệu tất cả những người di dân bất hợp pháp vào Hoa Kỳ có nên bị trục xuất không? Đáp: Nhóm vận động tranh cử của Kamala Harris đã nói rằng lập trường của bà về vấn đề vượt biên giới cũng giống như chính quyền Biden, và việc vượt biên trái phép là bất hợp pháp. Tại Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ vào tháng 8, bà đã nói: "Chúng ta có thể tạo ra một con đường để tìm kiếm trở thành công dân và bảo vệ biên giới của chúng ta". Đáp: Ông Trump cho biết nếu được tái đắc cử, ông có ý định bắt đầu cuộc trục xuất hàng loạt những người di dân nhập cư bất hợp pháp lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông sẽ thuê thêm nhiều quan chức và đặc vụ để thực hiện các cuộc trục xuất hàng loạt và sử dụng quân đội như một phần của nỗ lực này.
Thứ Bảy, 21 Tháng Chín 2024(Xem: 766)
(Robert Mullins International) Một báo cáo mới của công ty Boundless cho thấy có 9 triệu người di dân đủ điều kiện trở thành công dân Hoa Kỳ. Thời gian duyệt xét nhập tịch trung bình hiện nay là dưới 5 tháng, vì vậy một số người trong số họ có thể có quốc tịch kịp thời để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Báo cáo cho thấy Sở Di Trú đã đạt được tiến bộ tốt trong việc giảm gần 50% lượng hồ sơ tồn đọng vào năm 2023. Bốn tiểu bang hàng đầu có số lượng thường trú nhân hợp pháp đủ điều kiện trở thành công dân Hoa Kỳ lớn nhất là California, New York, Texas và Florida; và đến cuối tháng 5 năm 2024, thời gian duyệt xét trung bình cho đơn xin nhập quốc tịch đã giảm xuống còn 5 tháng. Vào năm 2023, gần 12% trong tổng số đơn xin nhập quốc tịch đã bị từ chối.
Thứ Bảy, 14 Tháng Chín 2024(Xem: 1307)
(Robert Mullins International) Trong nhiều tuần, đảng Cộng hòa đã đổ lỗi cho Phó Tổng thống Kamala Harris về các chính sách di dân của Tổng thống Biden tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Bà Harris đã trả lời những cáo buộc này bằng cách hứa sẽ tăng cường an ninh biên giới nếu được bầu. Bà cũng đổ lỗi cho cựu tổng thống Trump vì đã giúp cho việc phá vỡ thỏa thuận luật biên giới vốn ban đầu được cả hai đảng trong Quốc hội ủng hộ. Liệu bà Harris có thực thi nghiêm ngặt luật di trú nếu bà là tổng thống không? Bà nói, "Tôi là tổng chưởng lý của California, một tiểu bang biên giới. Tôi đã truy đuổi các băng đảng người Mỹ La-tinh, các băng đảng ma túy và những kẻ buôn người. Tôi đã truy tố chúng trong từng vụ án và tôi đã thắng".
Thứ Bảy, 07 Tháng Chín 2024(Xem: 1563)
(Robert Mullins International) Vào tháng 11 năm 2023, Geert Wilders, tân Thủ tướng Hà Lan, kêu gọi người Hồi giáo rời khỏi đất nước nếu họ ưu tiên Kinh Cô-ran hơn luật pháp của đất nước. Ông nói rằng 700.000 người Hồi giáo ở Hà Lan nên chuyển đến các nước Hồi giáo để sống theo luật pháp riêng của họ. Thủ tướng cũng nói rằng Hà Lan không nên có trường học Hồi giáo, kinh Cô-ran và nhà thờ Hồi giáo. Đáp lại, ông đã nhận được nhiều lời đe dọa tính mạng từ các nhà lãnh đạo Hồi giáo Ả Rập và Pakistan. Năm nay, vào ngày 24 tháng 5, Thủ tướng Anh nói rằng Vương quốc Anh không nên cấp chiếu khán cho những người Hồi giáo theo đạo Hồi. Người Hồi giáo theo đạo Hồi là người chống Do Thái và chống Kitô giáo. Các quốc gia Bắc Âu – Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Iceland – đang hợp tác để đưa những người di dân bất hợp pháp trở về quê hương của họ.
Thứ Hai, 12 Tháng Tám 2024(Xem: 2259)
(Robert Mullins International) Đầu tiên, chúng ta cần nghĩ đến các khía cạnh xã hội của việc trục xuất hàng loạt. Nó sẽ ảnh hưởng đến xã hội Hoa Kỳ như thế nào? Hơn 1 triệu người Hoa Kỳ đã kết hôn với người không có tình trạng cư trú hợp pháp và một tỷ lệ lớn người nhập cư bất hợp pháp có con là công dân Hoa Kỳ. Nếu Cơ quan thực thi Di trú và Hải quan Hoa kỳ (ICE), Lực lượng Vệ binh Quốc gia và cảnh sát địa phương bắt giữ hàng triệu cha mẹ và đưa họ ra khỏi gia đình họ, điều đó sẽ ảnh hưởng gì đến bầu không khí trong nước? Không phải bầu không khí đó sẽ giống với cuộc đàn áp người Do Thái của Hitler trong Thế chiến thứ hai sao?
Thứ Hai, 12 Tháng Tám 2024(Xem: 2406)
Đã có một kế hoạch cho các cuộc trục xuất hàng loạt. Ông Trump đã làm việc chặt chẽ với Stephen Miller, người cố vấn đã tạo ra các chính sách và luật lệ chống di dân của ông Trump. Miller cho biết nếu đảng Cộng hòa vào lại Nhà Trắng vào năm 2025, họ sẽ có hai mục tiêu: "Đóng cửa biên giới. Trục xuất tất cả những người bất hợp pháp". -Để thực hiện được điều đó, ông Trump sẽ khôi phục lệnh cấm đi lại để ngăn chặn những người nguy hiểm cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ nhập cảnh vào Hoa Kỳ. -Lực lượng Vệ binh Quốc gia sẽ tập hợp những người di dân bất hợp pháp, giam giữ họ trong các trại tập trung lớn và đưa họ lên các chuyến bay trục xuất trước khi họ có thể kháng cáo hợp pháp.
Thứ Hai, 05 Tháng Tám 2024(Xem: 3325)
(Robert Mullins International) Sau khi sinh viên nước ngoài tốt nghiệp ở một trường đại học ở Hoa Kỳ, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo nếu họ muốn có được kinh nghiệm làm việc hoặc có Thẻ xanh ở Hoa Kỳ? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp: OPT. Đào tạo thực hành tùy chọn (Optional Practical Training - OPT) là phương pháp giúp sinh viên quốc tế tích lũy kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp. Thời gian OPT tiêu chuẩn lên tới 12 tháng. Đối với sinh viên có bằng cấp về một số môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật hoặc Toán (STEM) nhất định, tổng thời gian OPT có thể lên tới 36 tháng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là OPT không được đảm bảo. Có rất nhiều ví dụ về việc sinh viên quốc tế bị mất tình trạng di trú hoặc bỏ lỡ thời hạn nộp hồ sơ OPT nhất định do kém liên lạc với văn phòng sinh viên quốc tế của họ.
Thứ Hai, 05 Tháng Tám 2024(Xem: 3348)
(Robert Mullins International) Ngày 18/6, ông Biden công bố các chương trình mới giúp đỡ vợ/chồng của công dân Hoa kỳ không có giấy tờ hợp lệ và giúp đỡ những người DACA. Nhà Trắng và Bộ Nội An đã thông báo rằng bắt đầu từ ngày 19 tháng 8, những đương đơn đủ điều kiện sẽ có thể nộp đơn theo chương trình tạm tha tại chỗ (PIP) được công bố gần đây dành cho vợ/chồng của công dân Hoa Kỳ không có giấy tờ hợp lệ. Hỏi.1. Bây giờ ông Biden đã rút khỏi ứng cử tổng thống, điều gì sẽ xảy ra với các chương trình này? Đáp.1. Chương trình dành cho vợ/chồng không có giấy tờ hợp lệ của công dân Hoa Kỳ sẽ bắt đầu như dự kiến vào ngày 19 tháng 8. Ông Biden không có lý do gì để thay đổi điều này và ông sẽ làm mọi cách để tiếp tục ủng hộ Đảng Dân chủ.
Chủ Nhật, 21 Tháng Bảy 2024(Xem: 3387)
(Robert Mullins International) Năm 2022 có một số luật mới cho EB5. Một trong những thay đổi quan trọng là việc tạo ra các loại chiếu khán “dành riêng” (“set-aside”) mới. Các hạng mục dành riêng này cung cấp một số lượng nhất định trong số 10,000 chiếu khán di dân EB-5 có sẵn mỗi năm cho việc đầu tư vào một số khu vực hoặc dự án nhất định. Các chiếu khán dành riêng bao gồm: · 20% dành riêng cho người di dân đủ điều kiện đầu tư vào khu vực nông thôn; · 10% dành riêng cho những người di dân đủ điều kiện đầu tư vào 'khu vực việc làm mục tiêu' (TEA); và · 2% dành riêng cho người di dân đủ điều kiện đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư đã sống ở Hoa Kỳ, luật mới năm 2022 cho phép được nộp Mẫu I-526E đơn xin chiếu khán di dân của nhà đầu tư và Mẫu I-485 đơn xin điều chỉnh tình trạng (AOS) cùng một lúc.