Những Số Liệu Về Di Dân Và Tỵ Nạn Năm 2020

Chủ Nhật, 05 Tháng Giêng 202023:15(Xem: 22212)
Những Số Liệu Về Di Dân Và Tỵ Nạn Năm 2020
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên www.Facebook.com/rmiodp vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ, hoặc sáng thứ Năm lúc 10:00 sáng, giờ Việt Nam.

(Robert Mullins International) Hoa Kỳ nên nhận bao nhiêu người di dân? Theo thống kê mới nhất, trong năm 2017, Hoa Kỳ đã chấp nhận 1 triệu 127 ngàn di dân đến quốc gia này và ở lại hợp pháp. Những người ngọai quốc được quy chế này được xem là những thường trú nhân hợp pháp. Khỏang ba phần tư  trong số thường trú nhân này đã trở thành công dân Hoa Kỳ. Một số phần trăm nhỏ sẽ trở về quê hương cũ của họ vì một số lý do khác nhau.

Giảm số di dân xuống số không hoặc gần như không có nữa là điều không thể hiểu được. Chúng ta là một phần của nền kinh tế thế giới và thế giới là một sự trao đổi, kể cả hàng hóa và con người. Hiện đang có nhiều sự bàn tán về cái gọi là "di trú dây chuyền" (chain migration) hoặc di trú gia đình, và đây là hạng mục di trú mà Tòa Bạch Ốc mong muốn giảm xuống. Hiện nay, con số di dân được phép đến Hoa Kỳ  khỏang 480.000 thân nhân của người bảo lãnh đã trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ. Thêm nữa là số chiếu khán dành cho các công dân Hoa Kỳ dùng để bảo lãnh người hôn phối, con cái dưới vị thành niên và cha mẹ của họ.

Binh lính Hoa Kỳ và những người làm ăn ở ngọai quốc thường kết hôn và mong muốn trở về nước với người phối ngẫu của mình. Những người phối ngẫu này đến Hoa Kỳ chờ xin nhập tịch Hoa Kỳ ít nhất là ba năm. Họ cần phải chờ thêm ít nhất một năm nữa và thường là lâu hơn để nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ. Rồi họ sẽ cần đợi thêm ít năm nữa để có thể nộp đơn bảo lãnh những người thân khác. Cần phải chờ trên 10 năm mới có thể bảo lãnh anh chị em và gia đình của họ. Điều cần nhấn mạnh ở đây là danh từ "di trú dây chuyền" sẽ không có gì kinh hòang để gọi là sẽ "tràn ngập" nước Hoa Kỳ.

140.000 ngọai kiều đến Hoa Kỳ với diện làm việc. Nếu chúng ta muốn có một nền kinh tế quốc tế, chúng ta cần cho phép việc trao đổi nhân viên làm việc. Những người ngọai kiều này bao gồn những nhà điều hành cơ sở kinh doanh, những người ngọai quốc với những khả năng ngọai hạng, những người ngọai quốc có tài năng đang cần được bổ khuyết, các nhà khoa học, qúy vị giáo sư và các nhà phát minh. Những công việc có văn phòng ở Hoa Kỳ và các doanh gia Hoa Kỳ có những họat động ở ngọai quốc luôn luôn cần chuyển đổi nhân viên trên tòan thế giới. Nếu chúng ta sinh họat trong môi trường thế giới này thì những hạng mục di trú kể trên cần được tồn tại.

Khỏang 146.000 người tỵ nạn và người lánh cư (asylee) đã trở thành thường trú nhân trong năm 2017. Nhưng theo kế họach của Tòa Bạch Ốc, con số này sẽ ngày càng nhỏ dần.

Những thân nhân trực hệ không có giới hạn chiếu khán (visa) và là hạng mục di dân ưu tiên nhất đối với công dân Hoa Kỳ. Tòa Bạch Ốc chưa có ý định thay đổi những hạng mục di dân ưu tiên này. Tuy nhiên, số chiếu khán dành cho các diện bảo lãnh khác theo thứ tự ưu tiên là đối tượng được bàn thảo rất nhiều trong Tòa Bạch Ốc. Những đòi hỏi về sự thay đổi có thể đưa đến việc lọai bỏ diện bảo lãnh anh chị em và con cái của các thường trú nhân. Nhưng điều này sẽ chưa xảy ra ít nhất phải vài năm nữa.

Điều gì tốt nhất cho dân chúng Hoa Kỳ? Đó là không chấm dứt vấn đề di dân hoặc không giới hạn người di dân đến Hoa Kỳ. Nếu quốc hội muốn có sự thay đổi, sự thay đổi này cần phải có sự đồng thuận của dân chúng Hoa Kỳ, chứ không phải từ những người cực kỳ bảo thủ.

Hành pháp Trump sẽ giảm người tỵ nạn nhập cảnh, những người phải chạy trốn chiến tranh, bạo lực và sự ngược đãi

Vào ngày 25/09/2019, hành pháp Trump cho biết sẽ giảm số người tỵ nạn được phép tái định cư tại Hoa Kỳ với mức kỷ lục trong lịch sử - với con số bị giới hạn 18.000 người chạy trốn khỏi chiến tranh, bạo lực và bị  ngược đãi trên khắp thế giới nay chỉ muốn tạo một căn nhà mới ở Hoa Kỳ.

Hành pháp cũng tính đến việc thay đổi hình thức tái định cư người tỵ nạn bằng cách phân chia và chỉ cho phép định cư trong những cộng đồng chấp nhận họ. Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi vì nó tạo nên việc định cư chống lại ý muốn của người tỵ nạn và đi ngược lại ý muốn của các viên chức địa phương muốn chào đón người tỵ nạn.

Với chính sách mới, 5.000 người trong số 18.000 người tỵ nạn sẽ dành cho người tỵ nạn phải trốn chạy vì bị ngược đãi tôn  giáo. Khỏang 4.000 người khác dành cho những người dân Iraq làm nghề thông dịch hoặc những công việc khác cho Hoa Kỳ, và 1.500 người khác sẽ dành cho những người dân ở các nước Trung Mỹ đã chạy thóat khỏi những cảnh bạo lực và những vấn đề khác ở các nước El Salvador, Guatemala và Honduras. Ngòai con số 18.000 người tỵ nạn, Bộ Ngọai Giao cho biết Hoa Kỳ dự đóan sẽ nhận 350.000 trong những hồ sơ mới xin lánh cư (asylum) trong năm 2020.

Việc giảm số người tỵ nạn của ông Trump xảy ra vào lúc số người dân buộc phải tản cư khắp nơi trên thế giới đã lên đến hơn 70 triệu người, một số con số phá kỷ lục.

Bộ Ngọai Giao đã giảm đáng kể số người tỵ nạn được phép nhập cảnh Hoa Kỳ trong năm đầu tiên ông Trump làm tổng thống - chỉ cho phép 28.000 người trong 11 tháng đầu tiên của tài khóa 2019, và chỉ có 22.500 người trong năm 2018. Trong khi đó, vào năm cuối cùng làm tổng thống, ông Obama đã chấp nhận 110.000 người tỵ nạn. Chính phủ Hoa Kỳ đã cho tái định cư hơn 3 triệu người tỵ nạn kể từ năm 1980.

Trong khi hành pháp Trump cắt giảm rất nhiều người tỵ nạn trong năm 2018, nước Gia Nã Đại đã nhận nhiều người tỵ nạn hơn Hoa Kỳ, mặc dù dân số chỉ bằng một phần chín của Hoa Kỳ.

Bên ngòai Hoa Kỳ, trong 10 năm qua đã gia tăng đáng kể số người tỵ nạn đi tìm một căn nhà mới cho họ. Họ phải bỏ nhà cửa vì chiến tranh hoặc đi tìm một đời sống tốt đẹp hơn. Thổ Nhĩ Kỳ, láng giềng của nước Syria, là nước đã phải đón nhận hơn 3 triệu 600 ngàn người tỵ nạn Syria đã phải trốn chạy chiến tranh trên quê hương của họ.

Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết đã có khỏang 1 triệu đơn xin lánh cư tại Âu Châu. Ở La Mã (Rome), Đức giáo hòang Francis vừa nói rằng: "Sợ hãi sự không xác định, sợ hãi người di dân và người tỵ nạn gõ cửa nhà chúng ta để tìm sự bảo vệ, an ninh và một tương lai tốt hơn, có thể dẫn đến sự không khoan dung, sự suy nghĩ hẹp hòi và phân biệt chủng tộc".

Tình trạng vô gia cư tại California

Vấn đề khủng khỏang vô gia cư tại thành phố San Francisco ngày càng trở nên xấu hơn đến nỗi cư dân ở đây đã phải để những tảng đá khổng lồ dọc theo lối đi để người vô gia cư không thể dựng lều ở nơi này. Trước đó hai tuần, cư dân ở Clinton Park đã phải để hơn 20 tảng đá lớn dọc theo đường đi. Mỗi tảng đá này có thể nặng hàng trăm ký lô để người vô gia cư không thể di chuyển được. Láng giềng nơi này thường xuyên bị chiếm đóng bởi những người sử dụng ma túy và ngủ luôn ở đây.

California là tiểu bang giàu nhất Hoa Kỳ và cũng có nhiều người vô gia cư nhất. Trong nhiều thập niên qua, việc này xảy ra thường xuyên và giới lãnh đạo tiểu bang không thể thay đổi được.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nước nào ở Âu Châu đón nhận người tỵ nạn nhiều nhất?

- Đáp: Chính phủ Đức đã chào đón 1 triệu 800 ngàn người tỵ nạn kể từ năm 2008.

- Hỏi: Có bao nhiêu người được bảo lãnh diện đòan tụ gia đình nay đã trở thành thường trú nhân?

- Đáp: Theo thông kê mới nhất, trong năm 2017, có 516.000 di dân được bảo lãnh theo diện đòan tụ gia đình đã có thẻ xanh qua việc bảo lãnh di dân hoặc xin điều chỉnh tình trạng cư trú.

- Hỏi: Tổng thống Trump đã chỉ trích các viên chức thành phố San Francisco vì tình trạng người vô gia cư. Có bao nhiêu người vô gia cư ở thành phố này?

- Đáp: Thành phố San Francisco hiện có khỏang 10.000 người vô gia cư, tăng 30% kể từ năm 2017. Khỏang 42% người vô gia cư này đang ở trong tình trạng nghiện rượu và ma túy. Tại Oakland, thành phố láng giềng của San Francisco, số dân vô gia cư tăng 47% trong hai năm qua và hiện có khỏang 4.000 người.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 12:00PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Bảy, 15 Tháng Ba 2025(Xem: 733)
(ROBERT MULLINS ITNERNATIONAL) Thẻ vàng trị giá 5 triệu Mỹ kim? Rất khó có khả năng EB-5 sẽ sớm kết thúc. Đây là một phần của Đạo luật Di trú và Quốc tịch. Tổng thống không thể đơn giản hủy bỏ nó. Chỉ có Quốc hội mới có thể hủy bỏ nó. Chúng ta biết rằng Quốc hội hành động chậm chạp, vì vậy ông Trump đã không đúng khi nói rằng chương trình Thẻ vàng có thể sẵn sàng bắt đầu trong 2 tuần nữa. Có lẽ sẽ lâu hơn sáu tháng nếu Quốc hội hợp tác. Điều đó giúp các nhà đầu tư mới có đủ thời gian để nộp đơn xin EB5. Thông báo của ông Trump về Thẻ vàng mới này có lẽ nhằm mục đích tạo ra sự phủ sóng tin tức. Ông cần phải làm gì đó để đánh lạc hướng sự chú ý của công chúng khỏi những vấn đề mà kế hoạch trục xuất hàng loạt của ông đang gặp phải. EB-5 thực sự là một điều rất hữu ích cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Đất nước này nhận được hàng tỷ Mỹ kim vốn đầu tư nước ngoài mỗi năm và hàng nghìn người di dân rất có năng lực hoặc rất giàu có được cấp thẻ xanh.
Thứ Bảy, 08 Tháng Ba 2025(Xem: 1388)
(Robert Mullins International) Các nhà lập pháp tiểu bang đỏ ủng hộ các kế hoạch trục xuất hàng loạt, đang đề xuất các điều luật hạn chế nghiêm ngặt bổ túc mà có thể làm thay đổi việc thực thi di trú. Các nhà lập pháp Missouri và Mississippi đã đề xuất cho phép các thợ săn tiền thưởng bắt giữ những người di dân bất hợp pháp. Các tiểu bang sẽ thưởng 1,000 Mỹ kim cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ. Một nhà lập pháp Tennessee muốn tiểu bang của mình buộc tội các cha mẹ vì đã cho con cái không có giấy tờ học trường công. Tại Iowa và Nam Dakota, các nhà lập pháp đã đưa ra các dự luật yêu cầu giấy phép lái xe của tiểu bang phải chỉ ra rằng người lái xe có phải là công dân Hoa Kỳ hay không. Các nhà lập pháp Montana muốn yêu cầu cảnh sát kiểm tra tình trạng di trú khi họ chặn xe, và các chủ lao động sẽ phải kiểm tra tình trạng di trú của những người họ thuê.
Thứ Bảy, 01 Tháng Ba 2025(Xem: 1766)
(Robert Mullins International) Vào ngày 20 tháng 1, ông Trump đã chấm dứt mọi chương trình ân xá “…trái ngược với chính sách của Hoa Kỳ”. Nhiều người đang chờ Thẻ xanh và những người có tình trạng DACA, nộp đơn xin giấy phép ân xá tái nhập cảnh (Advance Parole travel document). Sắc lệnh hành pháp gần đây đã ngưng các chương trình ân xá nhân đạo không áp dụng đối với các giấy ân xá tái nhập cảnh, vì vậy những người đã có giấy ân xá tái nhập cảnh sẽ không gặp bất kỳ vấn đề nào. NHƯNG, liệu tất cả các viên chức Hải quan và Biên phòng có biết chính xác chương trình ân xá nào đã kết thúc và chương trình nào vẫn còn hiệu lực không? Có thể có. Hoặc có thể không. Có thể có sự nhầm lẫn về việc giấy tờ ân xá nào vẫn còn hiệu lực và một số nhân viên có thể nhầm lẫn giữa giấy ân xá tái nhập cảnh với một số chương trình ân xá đã bị hủy.
Thứ Bảy, 22 Tháng Hai 2025(Xem: 1768)
(Robert Mullins International) Ngay sau khi trở về Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rằng chỉ có hai giới tính được chính phủ liên bang công nhận - nam hoặc nữ và hai nhận dạng giới tính này được xác định khi sinh ra. Điều này đã gây ra sự lo lắng và bất an trong số những người chuyển giới tự nhận mình là một giới tính khác ngoài giới tính khi sinh ra. Không rõ điều gì sẽ xảy ra cho những người có một ký hiệu giới tính được đánh dấu trên giấy tờ liên bang, và một ký hiệu (giới tính) khác được đánh dấu trên giấy khai sinh của họ. Nhận dạng giới tính LGBTQ+ trên Sổ thông hành (Passport). Vào ngày 25 tháng 1 năm 2025, đơn xin Sổ thông hành trực tuyến chỉ liệt kê hai giới tính để người nộp đơn lựa chọn - nam hoặc nữ. Bây giờ không có ký hiệu X cho giới tính.
Thứ Bảy, 15 Tháng Hai 2025(Xem: 2763)
(Robert Mullins International) Vào đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, ông Trump đã ký hàng trăm sắc lệnh hành pháp (EO-executive orders). Một số sắc lệnh hành pháp có liên quan đến di trú, nhưng không có sắc lệnh nào làm giảm hoặc hạn chế di trú diện gia đình bảo lãnh. Có một sắc lệnh được áp dụng cho tất cả những người xin chiếu khán hoặc lợi ích di trú theo bất kỳ diện nào. Sắc lệnh đó là "thẩm tra và sàng lọc nâng cao". "Thẩm tra và sàng lọc nâng cao" có nghĩa là (a) điều tra lý lịch và điều kiện đủ cho việc xin chiếu khán của đương đơn, và (b) kiểm tra xem đương đơn có phải là mối đe dọa an ninh hoặc an toàn công cộng tại Hoa Kỳ hay không. Do bởi sắc lệnh này, dự kiến các đương đơn xin chiếu khán và nhập cảnh vào Hoa Kỳ có thể sẽ sớm bắt đầu thấy các thủ tục thẩm vấn và kiểm tra an ninh bổ túc, và có khả năng bị yêu cầu cung cấp thêm bằng chứng.
Thứ Bảy, 08 Tháng Hai 2025(Xem: 2179)
(Robert Mullins International) Gần đây, ông Tom Homan, quan chức cấp cao biên giới mới, cho biết ông có một ý tưởng mới. Đó là thiết lập một đường dây nóng (qua thư hoặc số điện thoại miễn phí) để mọi người báo cáo những người di dân mà họ tin là đang ở Hoa Kỳ bất hợp pháp và đã phạm tội. "Tôi muốn có một nơi mà công dân Hoa Kỳ có thể gọi điện và báo cáo", Homan nói. "Chúng ta cần bảo trọng người dân Hoa Kỳ. Chúng ta cần đảm bảo rằng họ có phương tiện để giúp báo cáo những kẻ buôn bán trẻ em, những kẻ buôn bán người lao động bị cưỡng bức. Chúng tôi muốn trao cho họ cơ hội để tham gia vào việc sửa chữa hệ thống di trú của chúng ta". Nhưng hãy đợi một chút. Có người quên nói với ông Homan rằng, ICE đã có sẵn một 'đường dây nóng' và nó đã hoạt động trong hơn 20 năm.
Thứ Bảy, 01 Tháng Hai 2025(Xem: 2513)
(Robert Mullins International) Trong số nhiều sắc lệnh hành pháp mà ông Trump ký vào Ngày đầu tiên, không có điều gì làm hạn chế hoặc giảm di dân diện gia đình bảo lãnh. Ngay cả chiếu khán làm việc H1-B cũng không được đề cập trong các sắc lệnh hành pháp. Chỉ có một lệnh là "tăng cường thẩm tra và sàng lọc" những người di dân nộp đơn xin thường trú. Nhiều chuyên gia tin rằng nếu chính quyền mới lo tập trung vào việc trục xuất hàng loạt và vấn đề biên giới phía nam, thì sẽ còn rất lâu nữa mới có bất kỳ thay đổi nào đối với di dân diện gia đình bảo lãnh. Các bài phát biểu chống di dân của ông Trump trong chiến dịch tranh cử chủ yếu tập trung vào những người di dân bất hợp pháp, không phải những người nhập cảnh hợp pháp vào nước này. Những sắc lệnh hành pháp liên quan đến di dân mà ông Trump đã ký vào ngày 20 tháng 1 năm 2025 là gì? -Một sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại biên giới phía nam. -Một sắc lệnh hành pháp chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh. Điều này dự kiế
Thứ Bảy, 25 Tháng Giêng 2025(Xem: 2111)
(Roberty Mullins nternational) Vào năm 2025, các nhà kinh tế sẽ theo dõi chặt chẽ để xem liệu kế hoạch trục xuất hàng loạt của ông Trump có thực sự diễn ra hay không và điều đó sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế Hoa kỳ. Sự gia tăng mạnh mẽ gần đây về di dân đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn. Nhưng các nhà kinh tế cho biết kế hoạch trục xuất hàng triệu người di dân bất hợp pháp và hạn chế di dân của ông Trump có thể khiến các chủ lao động khó hoặc không thể duy trì mức lợi nhuận hiện tại. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ đã cung cấp số liệu thống kê về tổng số người di dân, nhưng các con số này chỉ là ước tính, bao gồm cả di dân hợp pháp và bất hợp pháp, người xin tị nạn refugee và asylum.
Thứ Bảy, 18 Tháng Giêng 2025(Xem: 2996)
(Robert Mullins International) Phân tích cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 cho thấy hầu hết mọi người không quan tâm đến vấn đề di dân. Họ chỉ nghĩ rằng một chính quyền Cộng hòa sẽ chu cấp một chính phủ tốt hơn. Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy gần một nửa số người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho rằng nên duy trì mức di dân hợp pháp vào Hoa Kỳ ở mức hiện tại. Ít hơn một nửa cho rằng nên tăng hoặc giảm di dân. 50% người dân Hoa Kỳ dưới 30 tuổi cho rằng nên tăng di dân hợp pháp. Chỉ có 20% người dân Hoa Kỳ trên 50 tuổi cho rằng nên tăng di dân. 46% người dân Hoa kỳ gốc Á cho rằng nên tăng di dân hợp pháp. Người dân Hoa kỳ nghĩ gì về vấn đề di dân bất hợp pháp? Hầu hết người dân Hoa kỳ ủng hộ việc trục xuất hàng loạt, nhưng đồng thời, hầu hết người dân Hoa kỳ cho rằng nên có cách để những người di dân bất hợp pháp ở lại đất nước này một cách hợp pháp, nếu họ đã ở đây trong một thời gian dài.
Thứ Bảy, 11 Tháng Giêng 2025(Xem: 2963)
(Robert Mullins International) Trước khi bắt đầu chủ đề về du lịch cho Thường Trú Nhân, xin nhắc lại rằng công dân Hoa kỳ cần phải có hộ chiếu Hoa kỳ để đi lại giữa Canada và Mexico. Bạn có thể đi du lịch nước ngoài với tư cách là người có Thẻ xanh. Chuyến đi của bạn phải là tạm thời và bạn không thể ở ngoài Hoa Kỳ quá 1 năm. Khi bạn trở về Hoa Kỳ, nếu viên chức Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) tại sân bay Hoa kỳ tin rằng bạn không có ý định tiếp tục sống lâu dài tại Hoa Kỳ, họ có thể thu hồi tình trạng thường trú nhân của bạn. Hãy mang theo Thẻ Xanh của bạn mọi lúc. Hoặc ít nhất là có một bản chụp thẻ xanh và các giấy tờ quan trọng khác trong điện thoại của bạn. Nên sao chụp lại các thứ quan trọng, bao gồm cả thẻ tín dụng. Nếu chuyến đi của bạn kéo dài hơn một năm, hoặc thậm chí hơn sáu tháng, bạn nên nộp đơn xin Giấy phép Tái nhập cảnh (Re-entry Permit). Nếu bạn ở nước ngoài hơn một năm mà không có Giấy phép Tái nhập cảnh, có thể bạn sẽ cần phải nộp đơn tại Lãnh sự quán Hoa kỳ