Di Dân Việt Nam: Một Đời Sống Tốt Đẹp Hơn Ở Hoa Kỳ (Phần 5) Đi Mỹ Hay Ở Lại Việt Nam?

Thứ Tư, 29 Tháng Mười 201400:00(Xem: 27133)
Di Dân Việt Nam: Một Đời Sống Tốt Đẹp Hơn Ở Hoa Kỳ (Phần 5) Đi Mỹ Hay Ở Lại Việt Nam?
Di Dân Việt Nam: Một Đời Sống Tốt Đẹp Hơn Ở Hoa Kỳ (Phần 5) Đi Mỹ Hay Ở Lại Việt Nam?

*


Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Trong những bài viết cùng chủ đề vừa qua, chúng ta đã nói về những khó khăn và thách thức mà mỗi người di dân mới sẽ đối diện tại Hoa Kỳ. Học văn hóa mới, cố gắng học ngôn ngữ mới, và cần việc làm nhanh chóng là những đòi hỏi cần quan tâm một cách cẩn trọng trước khi người sắp di dân nộp đơn xin chiếu khán (visa) sang Hoa Kỳ.

Một số người bảo lãnh nói với người thân rằng có lẽ sẽ là điều tốt hơn nếu họ ở lại Việt Nam vì những khó khăn mà người di dân sẽ gặp sau khi đến Hoa Kỳ. Nhưng, khi người bảo lãnh về thăm Việt Nam, họ nhanh chóng than phiền về sự ô nhiễm, thời tiết nóng nực, lưu thông hỗn loạn, nhiều lúc cần phải trả tiền "trà nước" và thiếu nhiều thứ tự do mà họ đang thụ hưởng ở Hoa Kỳ. Sau khi thăm viếng Việt Nam, liệu có bao nhiêu người bảo lãnh muốn trở về sống ở Việt Nam? Không nhiều đâu!

Những người nghe chương trình hội thoại phát thanh hoặc đọc các chủ đề di trú của văn phòng Robert Mullins International đều biết rất rõ những khó khăn mà những người mới đến sẽ gặp ở Hoa Kỳ. Người bảo lãnh cần dùng kinh nghiệm riêng của mình để quyết định nên dùng cách góp ý nào cần chia xẻ với thân nhân ở Việt Nam. Thí dụ, nếu đang bảo lãnh cho gia đình anh-chị-em có gia đình, qúy vị có nghĩ rằng gia đình này sẽ có thể thích ứng êm đẹp trong xã hội Hoa Kỳ không? Liệu con cái của họ có tha thiết đến Hoa Kỳ để tiếp tục học hành không, hoặc chúng sẽ bị gián đoạn việc học hành ở Việt Nam?

Liệu anh-chị-em của qúy vị có hiểu rằng qúy vị sẽ chỉ có vài tuần lễ giúp thân nhân ổn định và rồi qúy vị sẽ phải trở về với công việc của mình? Và họ sẽ phải tự lo bản thân mình!

Người bảo lãnh cũng phải quan tâm đến người phối ngẫu của mình. Liệu người phối ngẫu có 100% tán thành việc chào đón người di dân mới vào nhà mình không? Liệu việc này sẽ làm cho hai vợ chồng phải cãi nhau? Liệu người di dân có cảm thấy có tội khi ăn nhờ ở tạm nhà của người bảo lãnh, và liệu điều này có sẽ là áp lực để họ phải dọn ra khỏi nhà trước khi họ có thể sẵn sàng tự mưu sinh mà không cần sự giúp đỡ thường nhật của người bảo lãnh?

Qúy vị biết người thân của qúy vị, vì thế, vấn đề của qúy vị là khuyến khích họ hoặc làm họ nản chí, dựa trên những gì qúy vị biết về khả năng của họ có thể đáp ứng những điều kiện mới trong cuộc sống, và dựa vào thái độ chào đón của gia đình qúy vị đối với người di dân như những thành viên mới trong gia đình của qúy vị.

Lại có câu hỏi rằng vậy gia đình người thân của qúy vị có thực sự tồi tệ khi ở lại Việt Nam không? Lại nghe nói rằng Việt Nam ngày càng phát triển và tự do hơn cơ mà?

Điều thực tế là người ta có thấy bầu trời Sài Gòn đã có nhiều văn phòng mọc trên những cao ốc và những khu chung cư mới mẻ, xa lộ mới có vẻ tân kỳ, việc xây dựng đã bắt đầu với hệ thống đường ngầm ở trung tâm Sài Gòn, những khu phố buôn bán và siêu thị nhan nhản có những thứ gần như có sẵn ở Hoa Kỳ. Nhưng phản ứng xấu từ những sự phát triển bừa bãi và thiếu khoa học này là số xe cộ ngập tràn thành phố hiện nay chứa từ 10 đến 12 triệu người, và không khí bị ô nhiễm kinh hoàng từ kết quả đó. Thí dụ, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (tức đường Công Lý ngày xưa) có mức ô nhiễm không khí gây nguy hại trầm trọng đến sức khỏe người dân, nhất là trẻ em.

Sách Dữ Kiện của Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA) cho biết ở Việt Nam hiện nay có nhiều bệnh truyền nhiễm gây nguy hại đến sức khỏe con người, bao gồm những bệnh như: tiêu chảy, viêm gan hepatitis A, sốt thương hàn, số xuất huyết "dangue", sốt rét, bệnh viêm não Nhật Bản, bệnh cúm gia cầm H5N1. Cũng trong danh sách này, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã thêm những bệnh nguy hiểm khác như bệnh dại, bệnh tả, bệnh ô nhiễm vật thể phân tử và lao phổi. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng nói rằng "Những cơ sở y tế ở Việt Nam thường xuyên không hội đủ những tiêu chuẩn quốc tế và thiếu thuốc men cũng như dụng cụ y tế". Và "những dịch vụ cung cấp ý tế khẩn cấp nói một cách tổng quát là vô lương tâm, không tin cậy hoặc gần như không hiện hữu".

Liên quan đến những quyền tự do cá nhân ở Việt Nam, quý vị có thể vào trang điện tử Google để xem Bản Tường Trình Quan Sát Nhân Quyền năm 2013, sẽ biết sự đánh giá về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đen tối như thế nào.

Vấn đề giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế các bậc tiểu học và trung học có ở Sài Gòn, với học phí khoảng 2.000 Mỹ kim mỗi tháng cho một học sinh. Y tế theo tiêu chuẩn quốc tế cũng có, nếu gia đình nào có đủ khả năng tài chánh để chi trả. Gia đình trung bình ở Việt Nam không thể kham nổi những phí tổn này. So sánh với xã hội Hoa Kỳ, chính phủ mang lại một nền giáo dục miễn phí, hoặc với phí tổn vừa phải ở những trình độ học cao hơn, cung cấp bảo hiểm sức khỏe với lệ phí hợp lý, và đặc biệt là một hệ thống y tế không ăn hối lộ có thể làm nguy hại tính mạng cho nhiều bệnh nhân nghèo khổ.

Ở quận 7, Sài Gòn, khu phát triển Phú Mỹ Hưng làm cho một số người nhớ đến khu vực dân cư ở Singapore. Nơi đây có không khi tương đối trong lành, thoáng mát mà nhiều cư dân ở Sài Gòn ao ước, như một số dân Mỹ muốn sống ở khu Beverly Hills. Nếu thân nhân của người bảo lãnh sống ở khu Phú Mỹ Hưng thì có lẽ họ sẽ cảm thấy chẳng có gì cần thiết phải di dân sang Mỹ. Nhưng với quảng đại quần chúng bình thường, thành phố Sài Gòn quá đông người, ồn ào, môi trường ỗ nhiễm và thật không công tâm nếu người bảo lãnh lại đề nghị thân nhân của mình ở lại và nuôi con cái ở Việt Nam. Một người di dân Việt Nam trung bình ở California chắc chắn có đời sống sung túc hơn một người trung bình sống ở Việt Nam.

Chúng ta không thể nói về vấn đề này mà không nhắc đến các trẻ em. Chúng tôi được biết có một số cha mẹ thực sự không muốn di dân sang Mỹ, nhưng họ phải làm như vậy để con cái có thể học tại Hoa Kỳ. Ngay sau khi con cái hoàn tất việc học ở một trình độ nào đó, cha mẹ quay về sống ở Việt Nam. Nhưng một số người này chỉ có thể làm như vậy nếu họ còn có nhà và công việc làm ăn đang chờ họ quay về Việt Nam. Nhưng đối với nhiều phụ huynh khác, việc di dân sang Mỹ là việc di chuyển lâu dài và muốn hy sinh cá nhân mình vì tương lai của con, của cháu chắt sau này.

Những thế hệ di dân đầu tiên có cảm thấy đất nước mới là nhà của mình không? Nếu chúng ta nói đến thế hệ cha mẹ của người bảo lãnh thì câu trả lời có lẽ là "không". Cha mẹ sẽ luôn luôn cần trông cậy vào người bảo lãnh và ít khi ra khỏi nhà ngoại trừ cần thăm viếng những người di dân khác cùng tuổi tác với họ, hoặc đi chùa, nhà thờ, thánh thất, hoặc đi mua sắm với người bảo lãnh. Những di dân trẻ hơn có thể nói được tiếng Anh sẽ có cơ hội tốt hơn để hòa nhập vào xã hội Hoa Kỳ. Một số di dân trẻ hơn trong giai đoạn đầu chưa thông thạo Anh ngữ có thể cảm thấy lạc lõng đôi chút, nhưng họ sẽ quen dần trong tương lai.

Thế hệ thứ hai của người di dân dân gồm có những trẻ em sinh ở Hoa Kỳ hoặc đến Mỹ khi còn quá nhỏ nên rất dễ dàng thông thạo Anh ngữ. Việc hòa nhập vào xã hội với họ sẽ dễ dàng hơn nhưng thường cảm thấy vẫn còn bản chất Việt Nam hơn là trở thành một người Mỹ, vì ảnh hưởng thế hệ cha mẹ của họ. Những đứa con của họ (tức thế hệ di dân thứ ba) sẽ là nhưng người cảm thấy rất thoải mái khi sống ở Hoa Kỳ.

Nếu những người thân ở Việt Nam có tiền cho con cháu được học hành tốt đẹp, có tiền để trang trải những phí tổn chăm sóc sức khỏe thích hợp, có tiền để được sống trong một môi trường khỏe mạnh ở ngoại ô, thì có lẽ họ không nghĩ đến việc di dân. Nhưng đối với hầu hết những gia đình không có đủ khả năng thì việc di dân là con đường duy nhất để có được một đời sống tốt đẹp hơn cả về tinh thần lẫn vật chất.

Hai mươi năm trước, khi người ta di dân sang Mỹ, thân nhân tiễn đưa tại phi trường luôn luôn khóc. Họ có cảm tưởng sẽ không thể nhìn thấy người thân được nữa. Năm 2014, chúng ta có quá nhiều các phương tiện truyền thông điện tử như webcam, Skype, Tango, Viber…. Có rất nhiều phương tiện để liên lạc xuyên Thái Bình Dương.

Để tạm kết thúc loạt bài chủ đề đặc biệt này, chúng tôi xin trích dẫn một số cảm tưởng của một gia đình di dân sang Hoa Kỳ qua sự bảo lãnh diện chị em. Cảm tưởng được đăng trên một nhật báo điện tử ở Việt Nam, cũng là một sự kiện khá hiếm hoi: Người được bảo lãnh là một kỹ sư và vợ của anh là một dược sĩ. Cả hai vợ chồng được xem là rất thành công về mặt tài chánh ở Việt Nam. Nhưng cả hai đều không lưỡng lự bỏ lại tất cả để mang hai con sang Mỹ. Vừa qua đến Mỹ, hai vợ chồng sắn tay ngay vào những việc làm lao động tay chân và không hề than thở về sự mệt nhọc hàng ngày. Anh chị quên hẳn những ngày sống khá đầy đủ tiện nghi so với nhiều người dân khác khi còn ở Việt Nam. Anh nói gia tài duy nhất của vợ chồng anh là hai đứa con và việc giáo dục cho tương lai của chúng là quan trọng nhất. Thời gian trôi qua nhanh chóng, hai người con của anh đã tốt nghiệp đại học ở những trường nổi tiếng, và có việc làm được trả lương tương xứng. Giờ đây, khi tờ báo hỏi anh có hối tiếc khi rời khỏi Việt Nam không? Câu trả lời của anh rất nhanh và gọn: "Có gì để hối tiếc cơ chứ!".

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Làm sao để những người ở Việt Nam có thể chuẩn bị kinh nghiệm khi trở thành người di dân mới ở Hoa Kỳ?

- Đáp: Không có lớp học nào hướng dẫn về đời sống mới ở Hoa Kỳ dành cho những người chuẩn bị ra đi. Những di dân trẻ đã có thể quen thuộc thuộc với đời sống của những nước khác, và cần phải cảm ơn những trang điện tử như Facebook và những hệ thống thông tin xã hội khác, cũng như truyền hình và phim ảnh đã giúp họ những kiến thức này. Tuy nhiên, ngoài những lợi điểm quá nhiều, vẫn có những khuyết điểm là một số thực tế của đời sống ngoại quốc sẽ không hoàn toàn giống như trong phim ảnh.

- Hỏi: Những di dân trong tương lai có thể làm gì để học hỏi những thực tế trong đời sống tại Hoa Kỳ?

- Đáp: Hãy sử dụng internet. Hầu hết những câu hỏi về đời sống tại Hoa Kỳ có thể được tìm thấy câu trả lời qua những email trao đổi trong nước Mỹ, hoặc trên những hệ thống thông tin xã hội, hoặc qua trang điện tử Google.

- Hỏi: Nếu một người di dân trở thành công dân Mỹ, nhưng quyết định về sống thường xuyên ở Việt Nam, luật lao động Việt Nam nói gì về việc thuê mướn công nhân ngoại quốc?

- Đáp: Nếu một người vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, người này có thể được thuê mướn như một người Việt Nam hơn là người ngoại quốc. Người ngoại quốc chỉ có thể được thuê mướn trong một hoặc hai năm với nghề nghiệp như quản lý, giám đốc điều hành, chuyên viên và nhân viên kỹ thuật.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Hai, 05 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5719)
Gần đây nhiều độc giả và thân chủ văn phòng RMI-USA đã đặt nhiều thắc mắc liên quan đến các loại chiếu khán lao động, có hay không có kỹ năng, mà nguồn gốc xuất phát từ nhiều hình thức khác nhau, đã làm cho những người quan tâm phát sinh thêm nhiều thắc mắc hơn là được trả lời. Chúng tôi tổng hợp những câu hỏi tiêu biểu thành 2 phần. Phần một liên quan đến chiếu khán Lao Động EB-3 và chiếu khán doanh nhân L-1A. Phần hai về chương trình EB-5 đã được tái ủy quyền 5 năm cho đến 30/09/2027, sẽ tiếp theo vào kỳ tới.
Thứ Hai, 28 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6352)
(Robert Mullins International) Số lượng người di dân đến Hoa Kỳ hợp pháp đã giảm mạnh vào năm 2020, do đại dịch đã khoá cửa những người đang chờ đợi để nhập cảnh và điều đó làm chậm lại công việc của các quan chức Mỹ xét duyệt các yêu cầu của họ. Chỉ hơn 700,000 người mới được nhận cư trú hợp pháp trong năm tài khoá vừa qua, giảm so với hơn một triệu người đã trở thành người cư trú hợp pháp trong mỗi năm của sáu năm trước đó. Khoảng một phần bảy trong số đó là những người được cấp thường trú hợp pháp lâu dài, Khoảng 100,000 người đến từ Mexico, một tỷ lệ cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Điều đó có nghĩa là khoảng một trong bảy thường trú nhân mới là đến từ Mexico.
Thứ Hai, 21 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6129)
(Robert Mullins International) Nhân dịp Lễ Tạ Ơn, ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên văn phòng RMI-USA kính chúc toàn thể quý vị và quý quyến một mùa lễ an lành và đoàn viên với thân nhân tại Hoa Kỳ. Không có gì nghi ngờ rằng Fentanyl là một vấn đề lớn ở Hoa Kỳ. Trong thập kỷ qua, Fentanyl đã gây ra sự gia tăng số ca tử vong do dùng thuốc quá liều ở Mỹ. Năm 2021, gần 90% số ca tử vong do sử dụng quá liều thuốc giảm đau gây nghiện nhóm Opioid, là Fentanyl. Nhưng có một điều rõ ràng rằng: đó không phải là những người di dân mang Fentanyl đến Hoa Kỳ trong ba lô; hầu hết là do các công dân Hoa Kỳ và các tài xế xe tải buôn lậu nó vào nước này, thông qua các cảng nhập cảnh hợp pháp.
Thứ Hai, 14 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6439)
(Robert Mullins International) Vào ngày 31 tháng 10 năm 2022, Luật cuối của Bộ Nội An cho DACA đã có hiệu lực. Luật cuối này có nghĩa là DACA hiện được dựa trên một luật định chính thức, theo đó chương trình được bảo tồn và củng cố, mặc dù chương trình vẫn là chủ đề của các vụ kiện tụng trước tòa. Kể từ khi bắt đầu vào năm 2012, DACA đã cho phép hơn 800.000 người trẻ tuổi ở lại Hoa Kỳ với gia đình của họ. Luật cuối xác nhận rằng: • Việc tạm hoãn bị trục xuất, được phép làm việc, và thông hành tạm thời (advance parole) của người nhận DACA hiện tại sẽ tiếp tục. • DACA không phải là một dạng tình trạng hợp pháp, nhưng những người đã nhận được DACA được coi là “hiện diện hợp pháp” ở Hoa Kỳ.
Thứ Hai, 07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6109)
(Robert Mullins International) Vào ngày 19 tháng 8, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (ED) thông báo rằng họ không còn công nhận Hội đồng Kiểm định các trường Đại học và Cao đẳng độc lập (ACICS) là một cơ quan kiểm định. Điều này ngay lập tức ảnh hưởng đến hai chương trình sinh viên liên quan đến di trú: • Các chương trình học tiếng Anh, vì các chương trình này bắt buộc phải được công nhận theo Đạo luật Kiểm định các Chương trình Đào tạo Ngôn ngữ Anh; và • Sinh viên F-1 ghi danh phần mở rộng đào tạo thực hành tùy chọn (OPT) về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) 24 tháng. Luật yêu cầu họ phải sử dụng bằng cấp của một trường được công nhận, được cấp phép Chương trình dành cho sinh viên và khách trao đổi (SEVP) cho phần mở rộng STEM OPT của họ.
Chủ Nhật, 30 Tháng Mười 2022(Xem: 11862)
(Robert Mullins International) Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) đã và đang làm việc để đơn giản hóa quy trình nhập cảnh cho du khách khi đến Hoa kỳ. Do đó, họ đã quyết định loại bỏ việc cấp dấu nhập cảnh trên hộ chiếu của công dân nước ngoài khi họ đến Mỹ. Quá trình này đã bắt đầu tại một số phi cảng của Hoa Kỳ. CBP sẽ tiếp tục triển khai chương trình này tại nhiều phi cảng hơn trên cả nước. Tầm quan trọng của Mẫu I-94 Điện tử đối với Công dân Nước ngoài Du lịch đến Hoa Kỳ Trước đây, CBP đã loại bỏ yêu cầu tất cả công dân nước ngoài phải có mẫu đơn giấy I-94 thực tế (hồ sơ nhập cảnh). Do đó, hiện nay các du khách nước ngoài đến Mỹ bắt buộc phải truy cập nhanh vào phiên bản điện tử I-94 của họ mỗi khi nhập cảnh vào đất nước này. Họ phải làm như vậy để xác nhận rằng họ đã được phép nhận vào quốc gia với tình trạng nhập cư đúng đắn và chính xác ngày hết hạn.
Thứ Hai, 24 Tháng Mười 2022(Xem: 7533)
(Robert Mullins International) WASHINGTON — Sở Di trú và Nhập tịch (USCIS) hôm nay công bố Bản Hướng dẫn chính sách đã được cập nhật để làm rõ ràng và phù hợp với bản sửa đổi của Mẫu đơn N-648, Giấy chứng nhận Y tế cho các trường hợp ngoại lệ dành cho người khuyết tật. Mẫu đơn N-648 đã được rút ngắn và đơn giản hóa, đồng thời hướng dẫn cho việc Khám sức khoẻ viễn thông, tiếp tục loại bỏ các cản trở đối với đương đơn và các chuyên gia y tế. Các bản biểu mẫu sửa đổi cũng nhằm đáp ứng mục tiêu của chính quyền Tổng Thống Biden là loại bỏ các cản trở đối với các nhóm dân cư chưa được phục vụ.
Thứ Hai, 17 Tháng Mười 2022(Xem: 10214)
(Robert Mullins International) Hai năm qua rất khó khăn cho các trường hợp ưu tiên gia đình (diện F), đặc biệt là những đương đơn ở hải ngoại. Các lãnh sự quán vẫn đang vật lộn để giải quyết các công việc tồn đọng do đại dịch gây ra và ngày đáo hạn chiếu khán vẫn giữ nguyên trong hơn một năm. Ngoài ra, bất kỳ chiếu khán gia đình nào không được sử dụng trong một năm tài khoá sẽ được chuyển sang cho giới hạn hạn ngạch dựa trên việc làm trong năm tài khoá tiếp theo. Những chiếu khán gia đình chưa sử dụng đó không dành sẵn cho những đương đơn gia đình trong năm tài khoá mới bắt đầu vào ngày 1 tháng 10 này. Đại dịch và các chính sách chống di dân của chính quyền trước đã hạn chế số lượng các cuộc phỏng vấn tại các lãnh sự quán trên khắp thế giới. Cũng trong thời gian đại dịch, nhiều viên chức lãnh sự đã rời cơ sở Ngoại giao của Bộ Ngoại giao. Những yếu tố này đã hạn chế khả năng của các Lãnh sự quán và Đại sứ quán Hoa Kỳ trong việc duyệt xét các trường hợp ưu tiên dựa trên gia đình.
Thứ Hai, 10 Tháng Mười 2022(Xem: 8789)
(Robert Mullins International) Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Ngoại giao cho thấy lượng di dân từ Việt Nam đã giảm đáng kể. Đây là kết quả của đại dịch và các chính sách chống nhập cư của chính quyền trước ông Biden. Tuy nhiên, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đang cố gắng hết sức để giảm lượng hồ sơ tồn đọng và duyệt xét hồ sơ nhanh nhất càng sớm càng tốt. Vẫn còn thời gian chờ đợi cho các cuộc phỏng vấn xin visa nhưng sự chờ đợi chắc chắn đang giảm xuống. • 10,450 chiếu khán định cư đã được cấp cho người Việt Nam vào năm 2021. Khoảng 6,590 chiếu khán dành cho Người thân trực hệ (diện IR), tức là vợ / chồng, cha mẹ hoặc con cái của công dân Hoa Kỳ. Và 2,860 chiếu khán đã được cấp cho những đương đơn bảo lãnh diện F.
Chủ Nhật, 02 Tháng Mười 2022(Xem: 9794)
(Robert Mullins International) Ngày 26 tháng 9: Người dân California hiện có thể nhận được thẻ ID của tiểu bang, bất kể tình trạng di trú như thế nào, theo luật do Thống đốc Gavin Newsom ký vào ngày 23 tháng 9. Thống đốc Newsom cho biết ông tự hào thông báo luật này để hỗ trợ thêm cho cộng đồng người di dân của chúng ta. Một luật đã được thông qua vào năm 2013, cho phép cư dân California có bằng lái xe, nhưng dự luật được ký vào ngày 23 tháng 9 sẽ cho phép những người không lái xe có được thẻ ID do chính phủ cấp, ngay cả khi họ không phải là người nhập cư hợp pháp. Các chính trị gia California đang gọi những thẻ ID này là "giấy thông hành để tham gia kinh tế và xã hội", cho phép các cá nhân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, nhận các phúc lợi của chính phủ và chăm sóc sức khỏe.